Thực trạng về chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 49)

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân tỉnh

2.2.2. Thực trạng về chất lượng

2.2.2.1. Theo trình độ học vấn

Với vai trị là cơ quan xét xử, cán bộ cơng chức Tịa án có trình độ học vấn tương đối cao, phần lớn đều từ cử nhân trở lên (nhất là cử nhân Luật), các ngạch cơng chức khác như Chun viên, Kế tốn đều có trình độ cử nhân với các ngành tương ứng đảm bảo đủ khả năng giải quyết công việc. Yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn hiện nay thì các đồng chí Thẩm phán, Thư ký, thẩm tra viên, chuyên viên tại cơ quan đều phải có văn bằng đại học trở lên mới có thể đảm nhận nhiệm vụ. Điều đó có thể lý giải cho việc chiếm ưu thế của nguồn nhân lực có trình độ đại học.

38,8% 61,2%

Cơ cấu giới tính cán bộ cơng chức Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh

năm 2014

Nam Nữ

Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh trong năm năm qua, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 chủ yếu tăng mạnh về trình độ đại học (tăng hơn 88 người, tỷ lệ hơn 53%). Tuy nhiên, trình độ đào tạo ở bậc cao hơn (Thạc sĩ và Tiến sĩ) vẫn cịn phát triển chậm vì do phần lớn có nhiều cán bộ được tạo điều kiện đi học nhưng do lớn tuổi, khơng cịn khả năng phát triển nên từ chối, các cán bộ trẻ thì lo phấn đấu hồn thành thành cơng tác và các khóa học nghiệp vụ nên cũng bị hạn chế thời gian nên khơng thể có thời gian phát triển trình độ hơn nữa. Từ năm 2010 đến năm 2014 thì Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh chỉ có thêm 01 cán bộ đạt trình độ Thạc sĩ (chiếm 0,7%). Tuy nhiên, đây chỉ là cán bộ tuyển dụng thêm chứ không được đào tạo nâng cao trình độ(xem bảng 2.4).

Bảng 2.4 - Chất lượng nguồn nhân lực Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh theo trình độ đào tạo giai đoạn từ năm 2010 – 2014

Trình độ đào

tạo Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tiến sĩ 0 0 0 0 0 Thạc sĩ 1 2 2 2 2 Đại học 166 183 202 242 254 Cao đẳng 0 0 0 0 0 Trung cấp 2 2 2 2 2 Còn lại 14 14 13 15 16 Tổng cộng 183 201 219 261 274

Ngồi ra, hạn chế của nguồn nhân lực Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cịn một số là trình độ đại học tại chức, chuyên tu, nên kiến thức lẫn tư duy còn hạn chế, vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn công việc yêu cầu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực nâng cao khả năng của bản thân, chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo đã phần nào đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của Tòa án nhân dân tối cao nói chung và Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh nói riêng.

2.2.2.2 Theo ngạch cơng chức Tịa án

Trong năm 2014, trong số 274 cán bộ cơng chức, Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh có 94 đồng chí là Thẩm phán. Trong 05 năm vừa qua, số lượng Thẩm phán đã tăng thêm 12 người. Tuy vậy, so với lượng biên chế Thẩm phán được phân bổ, Tòa án nhân dân dân tỉnh Tây Ninh còn thiếu 05 Thẩm phán (19/24 biên chế), Tòa án cấp huyện còn thiếu 36 Thẩm phán (75/111 biên chế) Thẩm phán.

Đối với chức danh quan trọng như Chuyên viên, Thư ký, Thẩm tra viên, số lượng nói chung đã đáp ứng phần nào công việc chuyên môn và nghiệp vụ. Đây cũng là nguồn phát triển lực lượng Thẩm phán về sau. Từ năm 2010 đến nay, đội ngũ chuyên viên, Thư ký cũng đã được tuyển dụng thêm 77 người và phân bố phù hợp với từng phịng tịa, đơn vị theo nhu cầu, tính chất cơng việc (xem bảng 2.5).

Tuy nhiên, đối với đội ngũ Thư ký (nguồn phát triển chính cho Thẩm phán) ở nước ta chưa được đào tạo nghề theo một chương trình chính quy và cơ bản như các loại công chức nhà nước khác. Họ học nghề Thư ký Tồ án chủ yếu thơng qua thực tiễn công tác hàng ngày và kinh nghiệm của những người đi trước. Trường Cán bộ Toà án trong những năm gần đây đã tổ chức được một số lớp tập huấn nghiệp vụ Thư ký Toà án ngắn ngày (từ 5 ngày đến 01 tháng) cho Thư ký Toà án mới được tuyển dụng vào Toà án. Mặc dù vậy, nội dung và chương trình học của các lớp chưa mang tính đào tạo, dạy nghề

Thư ký Toà án mà mới dừng lại ở mức độ phổ biến, truyền đạt lại kinh nghiệm thức tiễn cơng tác Thư ký Tồ án.

Bảng 2.5 – Phân loại ngạch cán bộ cơng chức Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh (2010 – 2014)

Ngạch cơng chức Tịa án Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thẩm phán trung cấp 22 21 22 21 22

Thẩm phán sơ cấp 60 60 62 73 72

Chuyên viên, Thƣ ký, Thẩm tra viên 85 104 120 150 162

Công chức khác 16 16 15 17 18

Tổng số 183 201 219 261 274

Sự phát triển đội ngũ Thư ký ở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi vị trí nằm ở vùng biên giới, khơng có nhiều chính sách đãi ngộ phù hợp nên khó thu hút được nhân tài để phục vụ đơn vị. Đa phần họ sẽ chọn những tỉnh thành phố có nền kinh tế phát triển và nhiều chính sách “Chiêu hiền đãi sỹ” như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương để phát triển sự nghiệp.

Cịn đối với đội ngũ Thẩm phán, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng gặp khó khăn về việc cơ cấu, phân bổ cho các đơn vị cơ sở. Điều đó được thể hiện ở bảng 2.6. Hiện nay ở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đang có 19 Thẩm phán với 18 Thẩm phán trung cấp và 01 Thẩm phán sơ cấp. Đây đều là các Thẩm phán có q trình cơng tác lâu năm từ các đơn vị cơ sở, có kinh nghiệm xét xử và giải quyết cơng việc hiệu quả. Sự phân bổ có phần hợp lý khi ở các phịng, tịa đều có các vị lãnh đạo là Thẩm phán trung cấp. Tuy nhiên, đối với

các tịa chun trách, nhất là hình sự và dân sự, số lượng Thẩm phán mỗi đơn vị là 04 người, nhưng trong đó 01 đồng chí là Phó Chánh án, 02 đồng chí Chánh tịa và Phó chánh tịa nên thực tế xét xử có phần hạn chế vì phải bận cơng tác quản lý.

Bảng 2.6 – Cơ cấu đội ngũ Thẩm phán ở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh (năm 2014)

Đơn vị Thẩm phán trung cấp Thẩm phán sơ cấp Đơn vị Thẩm phán trung cấp Thẩm phán sơ cấp TAND tỉnh Tây Ninh 18 1 TAND thành phố Tây Ninh 1 12

Tòa Dân sự 4 TAND huyện

Hịa Thành 1 9

Tịa Hình sự 4 TAND huyện

Châu Thành 1 6

Tòa Kinh tế 3 TAND huyện

Tân Biên 1 5

Tịa Hành chính 2 TAND huyện

Tân Châu 8

Tòa Lao động 1 TAND huyện

Trảng Bàng 1 7 Phòng GĐKT 2 TAND huyện Gò Dầu 1 8 Phòng TCCB 1 1 TAND huyện Bến Cầu 1 4 Văn phòng 1 TAND huyện Dƣơng Minh Châu 1 8

Đối với Tòa án huyện, hiện Tòa án nhân dân huyện Tân Châu vẫn chưa có đồng chí nào đủ điều kiện để phát triển Thẩm phán trung cấp, đây cũng là một sự khó khăn trong cơng tác giải quyết những vụ án khó, phức tạp khi Tân Châu là một huyện biên giới, có địa bàn rộng lớn và trình độ dân trí khá thấp. Cịn đối với các đơn vị khác thì sự phân bổ cũng được Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh điều chuyển hợp lý ở từng địa bàn.

2.2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực theo tin học, ngoại ngữ và trình độ chính trị

Chất lượng nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh theo các trình độ tin học, ngoại ngữ và lý luận chính trị trong giai đoạn 2010 – 2014 cũng đã đáp ứng phần nào được yêu cầu nhiệm vụ chung của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Về trình độ tin học hiện nay của các bộ Tịa án chỉ ở mức sử dụng được máy tính và các phần mềm hỗ trợ, chứ chưa phải ở mức thuần thục và thành thạo để có thể bắt kịp với những thay đổi.

Về trình độ ngoại ngữ, phần lớn các cán bộ Tịa án hiện nay chỉ thơng thạo và sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh. Điều này là khá thiếu sót với một tỉnh biên giới như tỉnh Tây Ninh khi tiếp giáp với Campuchia, thường xảy ra, nhiều vụ án bn lậu (ma túy, ngoại tệ, hàng hóa) xảy ra ở khu vực biên giới là do người dân Campuchia thực hiện. Đa phần họ đều chỉ biết tiếng bản xứ (tiếng Khơ me) nên gây khó khăn cho cơng tác thụ lý, giải quyết và xét xử vì rào cản ngơn ngữ.

Ngồi ra, hạn chế lớn nhất đối với Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh là đối với phát triển nguồn nhân lực theo trình độ lý luận chính trị. Đây là điều kiện bắt buộc để các cán bộ công chức muốn phát triển lên ngạch cao hơn hay đảm đương nhiệm vụ quan trọng hơn. Trong năm 2014, chỉ khoảng 8% cán bộ công chức trong đơn vị đạt chuẩn lý luận chính trị cao cấp hay trình độ cử nhân chính trị, cịn đối trình độ trung cấp chính trị là 45,3%, sơ cấp chính trị là 19,7%. Như vậy, còn tới 74 cán bộ (56 người là Thư ký, chun viên) chưa đạt được trình độ sơ cấp chính trị, lý do là phần lớn cán bộ này đều tốt nghiệp sau năm 2012 trở lại đây (xem bảng 2.7).

Vì hiện nay, ở các trường đại học đã chuyển sang hình thức tín chỉ nên khối lượng học cho các mơn chính trị như Những ngun lý cơ bản của Chủ

nghĩa Mác – Lê Nin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam đã giảm xuống, không cịn tương đương với trình độ sơ cấp chính trị mà Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Tây Ninh yêu cầu. Trong khi đó, các lớp học đào tạo sơ cấp chính trị cịn mở hạn chế, không thường xuyên và đôi khi trùng khớp với các khóa học nghiệp vụ của đơn vị, Tòa án nhân dân dân tối cao. Ngoài ra, trong những năm qua, nguồn phát triển đi học cao cấp chính trị (hoặc cử nhân) có phần hạn hẹp, khiến nguồn cung cấp cho đội ngũ Thẩm phán Trung cấp là rất ít.

Bảng 2.7 – Phân loại trình độ lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh (2010 – 2014)

Trình độ lý luận chính

trị, tin học, ngoại ngữ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

luận chính trị CC, Cử nhân 22 21 22 22 22 Trung cấp 85 90 91 100 124 Sơ cấp 25 30 40 47 54 Tổng cộng 132 141 153 169 200 Tin học Cử nhân 0 0 0 1 1 Cơ sở 167 185 204 243 255 Hạn chế 16 16 15 17 18 Tổng cộng 183 201 219 261 274 Ngoại ngữ T.Anh 167 185 204 244 256 NN Khác 0 0 0 0 0 Hạn chế 16 16 15 17 18 Tổng cộng 183 201 219 261 274

2.2.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực theo phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm công tác nghiệm công tác

Đội ngũ Thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đều là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (đạt tỷ lệ 100%), đều có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Qua công tác quản lý cán bộ cho thấy chưa có trường hợp nào có quan điểm trái chiều hoặc có hành vi gây phương hại đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có nhiều đồng chí Thẩm phán trưởng thành từ thực tiễn chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lao động xây dựng đất nước và những đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước nói chung và đơn vị Tịa án nói riêng.

Về thời gian và kinh nghiệm công tác của đội ngũ Thẩm phán, hiện nay có khoảng 75% Thẩm phán hai cấp tỉnh Tây Ninh đã được bổ nhiệm làm Thẩm phán ở nhiệm ký thứ 2, nhiều trường hợp là nhiệm kỳ thứ 3 nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm cơng tác xét xử. Số Thẩm phán cịn lại tuy mới được bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu nhưng cũng đã có kinh nghiệm nhiều năm làm Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, được đào tạo chính quy về kiến thức pháp luật và đã qua đào tạo về nghiệp vụ xét xử nên về năng lực có thể đảm đương được việc giải quyết, xét xử các vụ án được giao. Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá chất lượng xét xử được thực hiện thông qua công tác bổ nhiệm Thẩm phán cho thấy vẫn có trường hợp Thẩm phán có năng lực công tác thực tiễn yếu, xem xét đánh giá nhiều vụ án cịn mang tính chủ quan, khiến án bị cấp tỉnh hủy sửa vì lỗi chủ quan. Qua đánh giá những năm gần đây, số Thẩm phán ở Tòa án các huyện thành phố thuộc tỉnh thường có số án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan cao hơn so với Thẩm phán ở cấp tỉnh.

2.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn nhân lực ở Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh dân tỉnh Tây Ninh

Theo Quyết định 1138/QĐ- TCCB ngày 22/8/2008 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về phân cấp quản lý cán bộ Tòa án nhân dân, việc phân cấp trong công tác quản lý đội ngũ cơng chức tại hệ thống Tịa án nhân dân được thực hiện một cách quy cũ hơn.

Sau hơn 02 năm thực hiện việc phân thực hiện việc phân cấp quản lý, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện chủ động hơn về quyền năng quản lý cán bộ. Sau khi Ban cán sự Đảng thống nhất chủ trương về công tác cán bộ như: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, luân chuyển cán bộ, Thẩm phán, căn cứ thẩm quyền được phân cấp, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện, bảo đảm kịp thời cho các hoạt động của Tòa án. Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng đã ban hành Kế hoạch số 45/KH – TA ngày 20/2/2010 về việc phát triển, định hướng công tác tổ chức cán bộ với quy định cụ thể các nội dung về phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị tỉnh Tây Ninh. Trong thực tế, khi triển khai Kế hoạch cũng đã xuất hiện những vướng mắc và khó khăn riêng.

Thứ nhất, về cơng tác tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng, xét tuyển công chức được thực hiện theo đúng quy định của Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ; cơng chức được tuyển dụng thơng qua hình thức thi tuyển, ngoại trừ một số trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển như: Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước và người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngồi; người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên có kinh nghiệm cơng tác trong các ban ngành tư pháp, có kinh nghiệm về lĩnh vực pháp lý từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Việc giao cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự quyết định tuyển dụng, chịu trách nhiệm với Tòa án nhân dân tối cao, không phải qua thẩm

định của Vụ tổ chức cán bộ đã tạo điều kiện cho Tòa án nhân dân tỉnh tuyển dụng biên chế được kịp thời, đạt hiệu quả, mặc dù Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh là một trong những Tòa án trong khu vực khó khăn trong việc tuyển dụng cơng chức, vì hầu hết sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật chính quy khơng có nguyện vọng vào Tịa án do áp lực cơng việc lớn, chế độ chính sách và tiền lương hạn chế, nhưng với tinh thần quyết tâm, kiên trì, Tịa án nhân dân tỉnh Tây Ninh chỉ nhận hồ sơ thi tuyển đúng đối tượng và đạt yêu cầu.

Trong những năm qua Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tuyển dụng, bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức cho các phịng tịa tại Tịa án tỉnh và Tịa án huyện, thành phố thơng qua hình thức thi tuyển, đảm bảo năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức tốt, đúng tiêu chuẩn chức danh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển nguồn nhân lực của tòa án nhân dân tỉnh tây ninh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2025 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)