Những cơ sở lý luận sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung bài giảng môn học lý thuyết ô tô cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Những cơ sở lý luận sư phạm

1.3.1. Mục tiêu giáo dục và đào tạo.

- Mục tiêu giáo dục và đào tạo là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo ở mọi loại hình thức và phương thức đào tạo. Đồng thời là cơ sở để thiết kế nội dung chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể phù hợp với từng loại hình khác nhau.

- Mục tiêu đào tạo không chỉ là cơ sở định hướng mà điều quan trọng hơn là chuẩn đánh giá tồn bộ q trình đào tạo nghề nghiệp ở các mức độ khác nhau. Dựa vào mục tiêu đào tạo từng phần hoặc từng môn học bài giảng chúng ta có cơ sở để đáng giá chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo và trên cơ sở đó đánh giá trình độ tổ chức đào tạo của nhà trường, trình độ nghiệp vụ sư phạm của mỗi giáo viên.

1.3.2. Quan điểm mới về giáo dục, đào tạo.

- Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội hiện đại với những biến đổi nhanh chóng về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế văn hóa - xã hội và khoa học công nghệ … hàng loạt các quan điểm, ý tưởng mới về một nền giáo dục hiện đại đã ra đời và có hảnh hưởng sâu sắc đến q trình phát triển giáo dục - đào

tạo ở nhiều nước. Nhà trường ngày nay được chuyển từ hệ thống khép kín, cơ lập trong xã hội sang hệ thống mở, hịa nhập tích cực với các biến đổi của đời sống xã hội. Nó có vai trị to lớn khơng chỉ trong việc truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm xã hội mà cịn có tác dụng trực tiếp phát triển những thái độ, khả năng cần thiết để đảm bảo cho người học nắm vững, phát triển kiến thức và đặc biệt là sử dụng vốn kiến thức đó vào trong các hoạt động thực tiễn.

Bộ ba kiến thức - kỹ năng - thái độ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong cuộc sống vừa lao động vừa học tập của mỗi các nhân. Những ưu tiên về mục đích giáo dục cũng có những thay đổi cơ bản. Mục tiêu giáo dục ngày càng được định hướng gắn bó chặt chẽ hơn với đời sống hiện thực của xã hội và các nhân như: học để lao động và hoàn thiện nhân cách, học cách sống (tồn tại) và thích ứng với những biến đổi, học tập tích cực và tự học, độc lập sáng tạo…

- Mối quan hệ thầy trị cũng có những biến đổi quan trọng, ngày nay mối quan hệ này đang chuyển dần từ quan hệ phụ thuộc, người thầy ln đóng vai trị chủ đạo với chức năng cơ bản là tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo tồn bộ q trình dạy - học và người học có vị trí trung tâm, tham gia tích cực, chủ động và sáng vào q trình dạy - học. Những nhu cầu, lợi ích và khả năng của người học được quan tâm thích đáng trong quá trình dạy - học. Đặt người học vào vị trí trung tâm q trình dạy học có nghĩa là làm cho người học làm chủ mình hơn, có khả năng lựa chọn, tìm hiểu, sáng tạo những phương pháp học tập tích cực trong q trình tiếp thu kiến thức.

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung bài giảng môn học lý thuyết ô tô cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 31 - 32)