Tính thống nhất

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung bài giảng môn học lý thuyết ô tô cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 36)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Cơ sở sư phạm để xây dựng và biên soạn nội dung môn học

1.4.4. Tính thống nhất

- Trong q trình giáo dục nói chung, q trình dạy và học nói riêng phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện.

- Về nội dung: Việc xây dựng, biên soạn nội dung phải đáp ứng được mục tiêu đề ra. Cụ thể là phải đổi mới nội dung dạy và học cho phù hợp với thực tế xã hội. Nội dung phải liên tục cập nhật; Dạy học kỹ thuật cần định hướng mạnh vào sản xuất; Đi tắt đón đầu - nắm bắt Khoa học Công nghệ hiện đại; Mềm hoá nội dung chương trình (tức là trong nội dung của mơn học có học phần cố định, bắt buộc - “phần cứng” và học phần tự chọn - “phần mềm”).

- Về phương pháp: Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc của người dạy và người học để đạt được những mục đích nhất định. Trong q trình ấy, người dạy giữa vai trò chủ đạo, định hướng hành động cho người học, người học tích cực, chủ động trong các hoạt động. Việc xây dựng phương pháp dạy học cần phải dựa vào nội dung dạy học vào đối tượng học, phải đảm bảo mối quan hệ giữa “mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện” có như vậy mới đạt được hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.

- Ta biết rằng, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp sản xuất cũng bao gồm trong bản thân nó sự nhận thức những qui luật khách quan. Trên cơ sở những qui luật này mới xuất hiện những thủ thuật hay hệ thống thủ thuật để nhận thức và để hành động. Những qui luật khách quan mà con người nhận được tạo nên mặt khách quan của phương pháp, những thủ thuật hay thao tác nảy sinh ra trên cơ sở những qui luật đó mà con người sử dụng nhận thức và cải biến các hiện tượng, thúc đẩy các quá trình tiến lên tạo nên mặt chủ quan của phương pháp. Bản thân các quy luật khách quan không trực tiếp tạo nên phương pháp nhưng nó lại là yếu tố không thể thiếu được đối với phương pháp. Nó là cơ sở chỉ ra cho con người biết rằng nên dùng những thủ thuật, thao tác gì trong trường hợp nào để đạt được mục đích đã dự định, làm thế nào để tìm ra cái mới trong nhận thức… Trong thực tiễn, phương pháp không phải là bản thân sự hoạt động mà là các cách thức, tính chất, phương hướng và trình tự tiến hành các hoạt động đó. Vì vậy phương pháp là hệ

thống các hoạt động có mục đích rõ rệt của người dạy, đảm bảo cho người học nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng và tạo ra kỹ xảo, từ đó phát triển hơn nữa năng lực nhận thức và trau dồi thêm phẩm chất đạo đức.

- Các phương pháp dạy học được các Nhà sư phạm đưa ra gồm: + Nhóm phương pháp dạy học bằng lời:

* Phương pháp thuyết trình: Giảng thuật, giảng diễn, giảng giải.

* Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích,

minh hoạ.

+ Nhóm các phương pháp dạy học trực quan (sử dụng mô hình, vật thật, sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ: máy chiếu – phim chiếu, máy vi tính…)

+ Nhóm phương pháp luyện tập.

+ Phương pháp ôn tập, phương pháp dạy học chuyên biệt.

+ Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo…

- Về phương tiện: Phương tiện là toàn bộ các dụng cụ, các thiết bị kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn dùng để trang bị cho quá trình dạy học. Việc sử dụng phương tiện dạy học vừa là phương pháp giảng dạy vừa là công cụ hỗ trợ cho người dạy, trợ giúp đắc lực cho q trình nhận thức đối với người học. Nó là nhu cầu tất yếu của quá trình dạy học để đảm bảo phép biện chứng của quá trình nhận thức đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng và ngược lại.

- Việc lựa chọn phương tiện giúp cho người dạy truyền đạt nội dung bài học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, chính xác, chất lượng nhất, bài giảng phong phú, hấp dẫn mang tính khoa học cao. Mặt khác giúp người học lĩnh hội bài giảng một cách nhanh và vững chắc, kích thích hứng thú và phát huy khả năng tư duy của người học tốt nhất.

- Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là con người có một phương pháp, phương tiện vạn năng duy nhất để sử dụng trong mọi trường hợp. Điều đó yêu cầu người dạy phải có khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học. Tức là phải kể đến sự phù hợp cả về nội dung và hình thức trong mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương

tiện. Mục tiêu nào nội dung phải tương xứng, phương pháp phải chính xác, chuẩn mực, phương tiện phải thích hợp. Ngược lại, với các phương tiện kỹ thuật thực tế của cơ sở đào tạo cần phải có phương pháp tương đương, lựa chọn nội dung chọn lọc, tiêu biểu để đạt được mục đích đặt ra.

1.4.5. Vị trí mơn học.

- Để xây dựng được nội dung mơn học ta cần phải dựa vào vị trí, chương trình và thời lượng môn học trong chương trình đào tạo. Với mỗi một mơn học nó có những nội dung và đặc trưng riêng. Do đó khi xây dựng chương trình mơn học ta cần phải quan tâm đến nhưng đặc trưng đó để nội dung môn học ta biên soạn ra phù hợp với đặc trưng của môn học, cô đọng, ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ kiến thức cần thiết cho q trình đào tạo. Nội dung mơn học khi biên soạn phải phù hợp với thời lượng của môn học và đảm bảo cho người học có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết và có những khái niệm cơ bản làm tiền đề cơ sở để học các môn chuyên ngành khác.

1.4.6. Đối tượng học.

- Như chúng ta đã biết mỗi ngành nghề trong một trường đào tạo đều tuyển sinh nhiều đối tượng khác nhau điều đó có nghĩa là mặt bằng kiến thức và khả năng nhận thức của từng đối tượng là khác nhau. Do đó khi xây dựng chương trình mơn học ta cũng cần chú ý đến đặc điểm này. Ta cần phải biết mình đang xây dựng chương trình mơn học đối tượng nào.Từ đó ta có những định hướng cần thiết để nội dung môn học ta biên soạn phù hợp với yêu cầu và khả năng nhận thức của đối tượng đó nhằm nâng cao hiệu quả trong đào tạo.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội tác động đến giáo dục, đào tạo của tỉnh Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế của tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đơng nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đơng giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đơ Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội.

Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%.

Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu cơng nghiệp lớn như phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ..... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.

Nhưng phân hố kinh tế khơng đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế cịn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó sẽ được cải thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phịng. Nó chạy qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km); tỉnh lộ 200 (chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ); quốc lộ 38B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ,

Phù Cừ sang Hải Dương); đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang và đường nối cao tốc Hà Nội Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đơ thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như: khu đô thị Ecopark (Văn Giang), khu đô thị Phố Nối B, khu Việt kiều, khu đô thị đại học Phố Hiến (thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ)...

Khu Phố Nối (Thị trấn Bần Yên Nhân) huyện Mỹ Hào là một khu vực kinh tế phát triển, là trung tâm thương mại tài chính ngân hàng, cơng nghiệp của tỉnh Hưng n. Tại đây các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây dựng nhiều đang dần biến nơi đây thành trung tâm giải trí chính của vùng. Đây cũng là nơi tập trung một số cơ sở giáo dục lớn như trường đại học như trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên (cơ sở II), trường Đại Học Chu Văn An (cơ sở II) (dân lập), trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, trường Cao Đẳng Bách Khoa Hưng Yên (dân lập)

2.1.2. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực và xã hội

Hưng yên có tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nơng nghiệp năm 2008 ước tính cịn 50-55%, cơng nghiệp 37%, dịch vụ 13%.

Dự báo trong thời kỳ từ năm 2010 đến năm 2015 và năm 2020, tổng số người trong tuổi lao động liên tục tăng cho thấy nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, đào tạo nâng cao và đào tạo lại nghề còn lớn. Tổng số người trong các nhóm tuổi đi học tiếp tục tăng dần cho đến năm 2020. Số lượng người trong nhóm tuổi đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (tập trung trong nhóm 18-21 tuổi) tăng liên tục và tương đối nhanh đòi hỏi phải đầu tư mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo cho nhóm đối tượng này.

2.1.2.2. Yêu cầu giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động

đã tạo sức ép lớn về đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động, trước hết là cho nhóm tuổi thanh niên 15-29 tuổi. Đồng thời, sẽ diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh lao động từ nông thôn và ngành nông nghiệp – là nơi lao động thủ cơng, trình độ nghề nghiệp thấp - sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với yêu cầu trình độ nghề cao, địi hỏi phải mở rộng đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển. Những chuyển biến trên tác động lớn đến các hoạt động đào tạo trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi phải mở rộng các cơ sở đào tạo, điều chỉnh cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển các ngành kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước.

Trong thời kỳ đến năm 2020, nhu cầu giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh khá lớn, lao động làm việc trong nền kinh tế tăng tương đối nhanh. Cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh. Lao động các ngành, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh, lao động khu vực nông-lâm-ngư giảm. Việc rút lao động ra khỏi khu vực nông-lâm-ngư để chuyển sang khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đòi hỏi phải mở rộng, tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn. Trong số lao động tăng thêm trong khu vực công nghiệp-dịch vụ, phần lớn tập trung vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh là cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, điện tử-cơng nghệ thông tin, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, du lịch, xây dựng công nghiệp, hạ tầng và dân dụng… Điều đó địi hỏi phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động, nhất là thanh niên ở khu vực nơng thơn, lao động được giải phóng khỏi khu vực nơng nghiệp để họ có được trình độ kiến thức và kỹ năng làm việc trong những ngành, lĩnh vực này.

2.1.3. Thực trạng đào tạo nghề của tỉnh Hưng Yên

Để đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, các cơ sở dạy nghề đã chủ động tổ chức đào tạo các nghề mới, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực đào tạo nghề.

Bên cạnh việc đào tạo nghề chính quy tập trung cho người lao động tại các cơ sở dạy nghề, người lao động còn được học nghề dưới nhiều hình thức như: vừa

làm vừa học tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề truyền thống, dạy nghề lưu động tại các địa phương cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tập trung khá nhiều các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo có chất lượng và uy tín là thuận lợi khơng nhỏ trong quá trình phát triển đội ngũ nguồn nhân lực của tỉnh. Trong số đó Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, là một trong những trường đi đầu trong công tác đào tạo các giáo viên dạy nghề, các cử nhân kỹ thuật có chất lượng cao, uy tín trong cả nước- đáp ứng nhu cầu của các trường cao đẳng, trung cấp nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, các hãng sản xuất trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận. 2.1. Giới thiệu về trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

Trường Đại học SPKT Hưng Yên đóng tại Hưng Yên là trường đại học công lập, đào tạo ngành trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo, tuyển sinh các khối A, A1, B, D1. Hiện tại Nhà trường đang đào tạo 6 chuyên ngành cao học và 29 chuyên ngành đại học về công nghệ kỹ thuật, kinh tế và sư phạm kỹ thuật ; là cơ sở đào tạo theo định hướng nghiên cứu ứng dụng có uy tín và chất lượng, trung tâm kỹ thuật và cơng nghệ cao của khu vực phía Bắc ; là một trong những trường đầu tiên được Bộ giáo dục cho phép đào tạo liên thông từ TCCN, Cao đẳng, Cao đẳng nghề lên Đại học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp được đảm bảo các kỹ năng thực hành theo tiêu chuẩn khu vực, Châu Âu và Thế giới.

2.1.1. Quá trình phát triển

Trường ĐHSPKT Hưng Yên tiền thân là trường Trung học Công nghiệp Hưng Yên thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1966 theo quyết định số 1265/BCNNg/KH của Bộ Công nghiệp nặng với nhiệm vụ đào tạo Kỹ thuật viên Trung cấp hai ngành Cơ khí và Động lực;

Quyết định số 242/TTg ngày 03 tháng 12 năm 1970 của Thủ tướng Chính phủ giao Trường cho Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật (Bộ Lao động) với tên gọi trường Giáo viên nghề 1, với nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy nghề cho các trường

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung bài giảng môn học lý thuyết ô tô cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 36)