Các nguyên tắc giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung bài giảng môn học lý thuyết ô tô cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Cơ sở sư phạm để xây dựng và biên soạn nội dung môn học

1.4.3. Các nguyên tắc giáo dục

- Qua nghiên cứu các Nhà giáo dục đã tổng kết về các nguyên tắc giáo dục là: “Học đi đôi với hành - Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất - Nhà trường gắn liền với xã hội”.

- Nguyên tắc thứ nhất “ Học đi đôi với hành”: Theo chủ nghĩa Mác - Lênin “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là quá trình duy vật biện chứng”.

Như vậy, mối tương quan giữa “học” và “hành” phải tương hỗ, bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau phát triển trong quá trình tư duy. Ta biết rằng bản chất của sự học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội các kinh nghiệm lịch sử xã hội. Từ kinh nghiệm lịch sử của người đi trước truyền lại, qua sự “học”, con người tìm ra các cách thức giải quyết cơng việc. Ngược lại, phải từ thực tế, trong thực tế, qua thực tế sinh động con người mới rút ra kinh nghiệm lịch sử. Đây là quá trình “hành”. Có nghĩa là qua “hành” bổ sung, hoàn thiện cho “ học”, từ “ học” con người tìm ra cách thức “ hành” nhanh nhất. Hai q trình này ln song song, tương hỗ nhau.

- Nguyên tắc thứ hai “Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”: Ta thấy rằng nhân cách của một con người được thể hiện qua lao động, trong lao động và bằng lao động. Như vậy là quá trình giáo dục khơng chỉ dạy nghề mà cịn phải dạy người - tức là rèn đức cho người học. Một điểm cần quan tâm nữa là yếu tố tự giáo dục ở người học. Đây là yếu tố tham gia xuyên suốt sự học của bất cứ ai. Yếu tố này đóng góp chủ yếu cho sự thành cơng của bất cứ q trình - ngun lý giáo dục nào. Thiếu nó mọi q trình khác đều trở nên vơ nghĩa. Nguyên tắc giáo dục nêu trên sẽ củng cố, bồi đắp, xây dựng một thế giới quan, niềm tin, lý tưởng cho người học, giúp cho sự tự giáo dục thêm hiệu quả.

- Nguyên tắc thứ ba: “ Nhà trường gắn liền với xã hội”. Chúng ta biết rằng có ba lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục, đó là Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Trong đó giáo dục Gia đình là nền tảng của giáo dục đạo đức, giáo dục Nhà trường và giáo dục Xã hội là cốt lõi của quá trình giáo dục nói chung. Nhà trường (nói chung) là sự cụ thể hoá thể chế giáo dục của Nhà nước - giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Xã hội cần con người như thế nào thì Nhà trường đào tạo ra con người như thế…

- Tóm lại là việc vận dụng các nguyên tắc này giúp cho sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Cách mạng trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung bài giảng môn học lý thuyết ô tô cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 34 - 36)