Theo mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung bài giảng môn học lý thuyết ô tô cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Cơ sở sư phạm để xây dựng và biên soạn nội dung môn học

1.4.2. Theo mục tiêu đào tạo

- Khi xây dựng nội dung chương trình cho một mơn học ta cần phải dựa vào mục tiêu của mơn học, mục tiêu được hiểu là cái đích cần đạt tới sau mỗi môn học. Mục tiêu được cụ thể hoá qua từng chương, từng bài học. Sự kết hợp nhiều mục tiêu cụ thể trong từng nội dung học tập sẽ tạo thành mục tiêu lớn - mục tiêu tổng quát. Mục tiêu tổng quát này phải tiêu biểu điển hình. Ta có thể phân ra ba mục tiêu cơ bản sau:

- Mục tiêu kiến thức: Đây là mục tiêu thuộc thành phần lý thuyết, là hoạt động

cơ bản của đa số các chương trình giáo dục, đó là những kiến thức người học tiếp thu được sau một q trình học tập. Nó được biểu hiện ở ba mức độ:

+ Nhớ lại: Tái hiện được những kiến thức đã học để có thể trình bày lại được.

+ Lý giải: Giải thích được các hiện tượng, dữ kiện, số liệu đã học được … bằng ngơn ngữ của chính mình.

+ Vận dụng: Tìm được các giải pháp tối ưu nhất với từng công việc và luôn sáng tạo trong công việc.

- Mục tiêu kỹ năng: Mục tiêu này thuộc thành phần “làm - thực hành”, gồm

các hoạt động địi hỏi sự điều hợp giữa thần kinh (trí óc) và cơ bắp. Đó là những thao tác mà người học cần đạt được sau quá trình luyện tập. Mục tiêu này là mục tiêu cơ bản của chương trình đào tạo chuyên nghiệp và được thể hiện ở các mức độ dưới đây:

+ Bắt chước: Làm lại đúng thao tác mẫu đã được quan sát, song chưa ý thức được đầy đủ việc mình làm.

+ Chủ động: Lặp lại các thao tác một cách có ý thức với độ chính xác và hiệu quả nhất định.

+ Tự động hoá: Lặp lại các thao tác một cách nhuần nhuyễn, thành thạo, ít có sự tham gia của ý thức, có thể vận dụng sáng tạo để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Đây là mức độ cao nhất mà người học có thể đạt được.

- Mục tiêu thái độ: Nhìn dưới góc độ của các Nhà giáo dục, đây là mục tiêu để

người học đạt tới một trạng thái tâm lý tương đối ổn định, sẵn sàng phản ứng với các tác động của người khác hoặc của các tình huống trong cơng việc. Nó được thể hiện ra ngoài bằng những hành vi, qua ứng xử, sự giao tiếp... Nội dung của mục tiêu này có ba mức độ:

+ Tiếp nhận: Nhận ra được sự xuất hiện của một trạng thái tâm lý của đối tượng đang tiếp xúc.

+ Sẵn sàng phản ứng: Ứng xử một cách cụ thể nhằm thoả mãn nhu cầu của đối tượng mình đang tiếp xúc.

+ Nội tâm hố: Cảm thơng, đưa vào bên trong ý thức của bản thân một hiểu biết, một nhận định, tình cảm… về đối tượng tiếp xúc.

- Ở mỗi một bậc học đều có mục tiêu đào tạo và chương trình mơn học riêng, để xác định được mục tiêu của môn học ta cần phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo chung của bậc học đó. Mục tiêu đào tạo của bậc học đại học trong trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên là đào tạo ra một đội ngũ lao động phát triển tồn diện có đạo đức, có sức khoẻ, nâng cao chất lượng tay nghề gắn liền với nâng cao ý thức kỷ luật và tác phong hiện đại trong lao động, đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp giáo dục đào tạo nghề của đất nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dung bài giảng môn học lý thuyết ô tô cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 33 - 34)