Các nhân tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

6. Kết cấu của đề tài

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán

1.4.2. Các nhân tố ngoại sinh

1.4.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng, tức là khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia tăng cao, phản ánh thu nhập của bộ phận khác nhau trong xã hội bao gồm người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ tăng cao. Đời sống kinh tế tăng lên và nguồn lực tài chính của quốc gia tăng lên thì tiêu dùng dân cư, tiêu dùng của Chính phủ có xu hướng tăng theo và sẽ tác động đến hoạt động của công ty cũng như TTCK.

+ Đối với doanh nghiệp: Khi hoạt động tiêu dùng của người dân và tiêu dùng

của Chính phủ tăng lên làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi. Lợi nhuận của công ty sẽ tăng và kéo theo EPS cũng tăng theo, làm cho giá trị nội tại tính theo phương pháp tỷ số P/E trở nên hấp dẫn so với GTT sẽ

kích thích các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến cổ phiếu. Ngược lại, khi kinh tế

bị khủng hoảng, các bộ phận dân cư có xu hướng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu làm cho tổng cầu của nền kinh tế suy giảm sẽ tác động đến hoạt động sản xuất của công ty. Khi cơng ty gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ sẽ làm cho cổ phiếu kém hấp dẫn và GTT sẽ có xu hướng giảm.

+ Đối với TTCK: Khi thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên làm cho nhu

cầu đầu tư tăng theo và chứng khoán là một trong những kênh đầu tư sẽ được lựa chọn, làm cho cầu chứng khoán tăng lên kéo theo GTT có xu hướng tăng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn thu nhập của người dân bị giảm, các bộ phận dân cư sẽ có xu

hướng bán chứng khoán làm cho cung chứng khoán tăng lên và GTT có xu hướng

giảm.

Như vậy, tăng trưởng của nền kinh tế và TTCK có quan hệ cùng chiều.

TTCK giống như một phong vũ biểu để đo lường sức khỏe của nền kinh tế.

1.4.2.2. Lạm phát

Lạm phát là một trong những chỉ tiêu quan trọng đo lường sự ổn định của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao, sẽ có xu hướng kéo theo lãi suất ngân hàng tăng làm cho chi phí sử dụng vốn tăng theo. Điều này, làm cho những nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư chứng khoán phải cân nhắc trong việc ra quyết định

đầu tư vì tỷ suất sinh lời phải đảm bảo được chi phí.

Khi lạm phát tăng làm cho lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng tăng theo. Xét về mặt danh nghĩa thu nhập từ tiền gởi sẽ tăng lên làm cho một số nhà đầu tư có xu hướng chuyển nguồn tiền từ đầu tư chứng khoán sang gởi tiết kiệm ở các tổ chức tín dụng để hưởng lãi huy động cao.

Việc dòng tiền từ vốn vay giảm và dòng tiền từ TTCK bị thu hút vào hệ thống ngân hàng do lãi suất huy động hấp dẫn làm cho cầu chứng khốn có xu

hướng giảm và điều này làm cho GTT có xu hướng giảm theo.

Ngược lại khi lạm phát thấp, lãi suất huy động thấp và lãi suất cho vay thấp

sẽ làm cho các nhà đầu tư yên tâm trong việc vay vốn đầu tư và các nguồn tiền có

xu hướng hội tụ vào TTCK làm cho cầu chứng khốn có xu hướng tăng, kéo theo

GTT có xu hướng tăng theo.

Đặc thù có một số cơng ty hoạt động trong một số lĩnh vực như khai thác sẽ được hưởng lợi vì lạm phát, một số công ty sản xuất nếu có khối lượng hàng hóa

nguyên vật liệu dự trữ cao cũng được lợi về mặt danh nghĩa. Khi lạm phát tăng tức giá cả hàng hóa tăng theo lợi nhuận danh nghĩa của những công ty này tăng theo.

Tuy nhiên, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì lạm phát sẽ làm cho các cơng ty gặp nhiều khó khăn khi chi phí sử dụng vốn tăng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí

nhân cơng tăng hay nói cách khác chi phí sản xuất tăng thì làm lợi nhuận có xu hướng giảm làm cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu giảm, nên GTT của cổ phiếu giảm

Khi lạm phát thấp, Công ty gặp nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, chi phí sản xuất thấp làm cho giá bán sản phẩm và hàng hóa dễ được người tiêu dùng chấp nhận, hoạt động sản xuất gặp nhiều thuận lợi và thu nhập trên mỗi cổ phiếu có

xu hướng tăng, nên GTT của cổ phiếu sẽ tăng theo.

Như vậy, lạm phát có quan hệ nghịch chiều với GTT của chứng khoán. Khi

lạm phát có xu hướng tăng thì GTT giảm. Khi lạm phát giảm thì GTT tăng.

1.4.2.3. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương

Chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương có tác động rất mạnh đến TTCK. Vì chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương có tính định hướng các dịng tiền vào và ra khỏi TTCK.

Khi nhà nước thực hiện thành cơng việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ làm

lãi suất ổn định, thị trường tiền tệ ổn định làm cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả, tiền tệ đáp ứng được nhu cầu lưu thơng hàng hóa. Cơng ty mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, các dòng tiền đầu tư vào TTCK ổn định và bền vững sẽ giúp cho TTCK phát triển. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ không thành công làm cho lãi suất mất ổn định, xảy ra hiện

tượng khủng hoảng cục bộ, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại

gặp vấn đề. Nguồn tiền dành cho lưu thông phục vụ sản xuất không được đảm bảo sẽ kéo theo các dòng tiền chảy vào TTCK cũng bị hạn chế và làm cho TTCK gặp nhiều khó khăn.

Một vấn đề lớn trong điều hành chính sách tiền tệ là vấn đề tỷ giá. Nếu tỷ giá không ổn định làm cho công ty xuất nhập khẩu sẽ không thuận lợi. Hơn nữa, các dịng tiền đầu tư nước ngồi vào TTCK sẽ có xu hướng giảm vì các tổ chức đầu tư

nước ngoài sẽ gặp rủi ro khi tỷ giá thay đổi, làm cho TTCK khó có cơ hội phát triển.

1.4.2.4. Biến động thị trường chứng khoán thế giới

Hiện nay, khi việc lưu chuyển các dòng tiền đầu tư không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà cịn mang tính tồn cầu. Các dịng tiền chảy từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoạt động sản xuất của công ty không dừng ở phạm vi một quốc gia mà phát triển trên phạm vi quốc tế. Khi kinh tế một quốc gia, một khu vực bị khủng hoảng thì TTCK khu vực này sẽ suy giảm và có tính lan tỏa đến các thị trường khác.

Đặc biệt, những TTCK ở những nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản biến động sẽ tác động mang tính dây chuyền đến TTCK các nước khác, các khu vực khác trên thế giới.

Có thể nói, TTCK các nước trên thế giới tác động lẫn nhau khơng tách rời

đơn lẻ. Vì hiện nay, các tổ chức đầu tư quốc tế có sự lựa chọn trong việc đầu tư đối

với từng khu vực và từng quốc gia, đặc biệt là TTCK. Khi thị trường của một quốc gia biến động tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các tổ chức quốc tế. Khi TTCK của một quốc gia xảy ra khủng hoảng, thì tác động dây chuyền

đến các quốc gia khác theo tâm lý đám đông, các nhà đầu tư quốc tế lo sợ TTCK

các nước khác sẽ bị ảnh hưởng theo nên đưa ra quyết định bán chứng khốn để bảo

tồn vốn và sẽ làm ảnh hưởng đến TTCK của các nước khác trên thế giới. Hơn nữa khi TTCK của một quốc gia bị khủng hoảng giá chứng khốn của quốc gia đó có xu

hướng giảm và nhà đầu tư quốc tế có thường có động thái bán chứng khoán ở

những thị trường khác để đầu tư vào những thị trường có giá chứng khốn rẻ với kỳ vọng tỷ suất sinh lợi cao hơn, làm ảnh hưởng đến TTCK của các nước khác.

Đặc biệt là sự biến động những nước phát triển như TTCK Mỹ có tác động

rất lớn đến TTCK các nước trên thế giới. Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế hàng

đầu thế giới, khi TTCK Mỹ tăng trưởng là dấu hiệu cho thấy sự hồi phục của kinh tế

thế giới làm đầu tàu kéo nền kinh tế của các nước khác trên thế giới phát triển theo.

1.4.2.5. Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Một trong những yếu tố căn bản trong biến động giá chứng khoán là sự tăng giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá chứng khốn, lợi nhuận cơng ty và cổ tức. Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm

người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi vốn do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, cầu chứng khốn có xu hướng tăng và GTT sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại khi vốn của người bi quan nhiều hơn, cầu chứng khoán giảm và GTT có xu hướng giảm. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn

giải về thơng tin, cả về chính trị lẫn kinh tế, cũng như những đánh giá về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.

Cùng một loại chứng khốn, có người cho rằng lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai không tốt cần phải bán đi nhưng ngược lại có người cho rằng lợi nhuận kỳ vọng tương lai tốt cần phải mua vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán. Chính vì vậy, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, sự điều hành của UBCKNN, việc cơng bố thơng tin của cơng ty có tác

động đối với tâm lý của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư có niềm tin sẽ quyết định mua

làm cho thị trường có xu hướng tăng và ngược lại khi nhà đầu tư mất niềm tin thường quyết định khơng mua mà cịn bán ra cổ phiếu đang nắm giữ, làm cho thị

trường có xu hướng giảm.

1.4.2.6. Biến động của các kênh đầu tư khác

TTCK tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên tất cả yếu tố đều thể hiện qua quyết định mua bán của nhà đầu tư, Việc quyết định mua hay bán

tuỳ thuộc vào niềm tin và cách tính tốn riêng của mỗi nhà đầu tư. Tất cả các nhà

đầu tư có chung một điểm đó là kỳ vọng về tỷ suất sinh lời cao trong việc ra quyết

định đầu tư của mình. Hiện nay, phần lớn nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu đầu tư ở

nhiều lĩnh vực khác nhau: TTCK, bất động sản, vàng, ngoại tệ, ...

Xét theo nguồn lực của nhà đầu tư cá nhân cũng như nhà đầu tư tổ chức, khi nguồn vốn đầu tư đổ vào kênh đầu tư này thì kênh đầu tư khác sẽ bị hạn chế. Nếu thị trường bất động sản hoặc thị trường vàng có dấu hiệu tăng mạnh thì các nhà đầu

tư có xu hướng điều chuyển nguồn vốn đầu tư từ lĩnh vực chứng khoán sang lĩnh

vực bất động sản và vàng làm cho cầu chứng khoán giảm kéo theo TTCK sẽ giảm

theo. Khi kênh đầu tư bất động sản đóng băng, giá vàng ổn định, đầu tư vào thị trường bất động sản và thị trường vàng lợi nhuận kỳ vọng khơng cao thì các dịng

tiền có xu hướng hội tụ vào TTCK sẽ làm cho TTCK có xu hướng tăng.

Vấn đề ưu tiên lựa chọn kênh đầu tư nào là tuỳ thuộc vào từng thời điểm của mỗi thị tường và tùy thuộc vào các tính tốn dự báo tăng trưởng của mỗi nhà đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói các kênh đầu tư có tính cạnh tranh với nhau trong việc đón các dịng tiền đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, Luận văn tổng hợp một số vấn đề mang tính tổng quan các

khái niệm về TTCK và hàng hoá trên TTCK. Tập hợp và hệ thống hóa các loại giá chứng khoán, các chỉ số chứng khoán và các phương pháp tính chỉ số giá chứng khốn.

Hệ thống hóa về mặt lý thuyết các nhân tố nội tại và nhân tố ngoại sinh tác

động GTT của chứng khoán. Nhân tố nội tại bao gồm: Ngành nghề hoạt động của

công ty; Quy mô của công ty; Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhân tố ngoại sinh bao gồm: Sự biến động giá chứng khoán của TTCK của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới; Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung

ương; niềm tin của nhà đầu tư. Hệ thống hóa lý thuyết ở chương 1 là cơ sở để chương 2 thực hiện việc phân tích thực tiễn, đo lường về mặt định lượng các nhân

tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG

KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng hoạt động của Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh Minh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

2.1.1.1. Quá trình hình thành Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Minh

TTCK là một trong những kênh huy động vốn cho nền kinh tế, điều này được kiểm nghiệm qua thực tiễn ở các nước phát triển trên thế giới. Chính vì vậy, Đảng và Chính phủ Việt Nam xác định việc hình thành và phát triển TTCK để thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển là vấn đề quan trọng trong kế hoạch phát triển của Việt Nam.

Ngày 11/07/2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/1998/QĐ- TTg về việc thành lập Tru n g tâm g iao dị ch ch ứn g kh o án Thàn h p hố Hồ

Ch í Min h (HOSTC) và T ru n g tâm giao dịch ch ứn g kh o án Hà Nộ i

( HAS TC ). Ngày 20/07/2000, HOSTC chính thức đi vào hoạt động và ngày

28/07/2000 thực hiện phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên đánh dấu một cột mốc quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nước Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới. Sự ra đời của HOSTC có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo thêm một kênh huy

động vốn cho nền kinh tế, là một xu thế tất yếu của nền kinh tế vận hành theo cơ

chế thị trường.

Theo Quyết định số 599/QĐ-TTg ban hành 11/05/2007 của Thủ tướng Chính

phủ, ngày 07/08/2007 HOSTC đổi thành Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Sở Giao dịch Chứng khốn TP.Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà

nước, được tổ chức theo mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khốn, Luật Cơng ty, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán

và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tên gọi đầy đủ: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. - Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange.

- Tên viết tắt: HOSE.

2.1.1.2. Quá trình phát triển của Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh Minh

Tính từ thời điểm ngày 20/07/2000, HOSE chính thức đi vào hoạt động để ghi dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam cho đến ngày 31/12/2010 được hơn 10 năm, một khoảng thời gian rất ngắn so với TTCK của các nước trên thế giới. Tuy nhiên cần phải ghi nhận sự phát triển của TTCK Việt Nam qua sự phát triển của HOSE.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của HOSE

Thời gian Công ty Quản lý quỹ Công ty chứng khốn Cơng ty niêm yết 2000 7 5 2001 8 10 2002 9 20 2003 1 12 22 2004 2 13 26 2005 6 14 41 2006 18 55 96 2007 25 78 178 2008 43 102 195 2009 46 105 225 2010 46 105 278 Mức tăng bình quân 6,57 9,80 27,30 Tốc độ tăng bình quân (%) 73 31 49

(Nguồn: Tính tốn từ Internet và Hose)

Tại thời điểm HOSE mới đi vào hoạt động, một tuần chỉ giao dịch vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6, với một phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ. Hiện nay, HOSE tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 33)