Những nguyên nhân làm mất niềm tin của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 76)

6. Kết cấu của đề tài

2.4.3.2. Những nguyên nhân làm mất niềm tin của nhà đầu tư

- Sự can thiệp không hiệu quả từ cơ quan Nhà nước đối với TTCK.

Từ khi TTCK Việt Nam đi vào hoạt động đến nay, thông qua UBCKNN, Chính phủ đã có 9 lần thay đổi biên độ giao động giá giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Nếu như lần thay đổi biên độ giao động giá đầu tiên ở phiên giao dịch mở đầu cho TTCK từ biên độ 5% theo dự kiến xuống 2% để hạn chế sự biến

động lớn nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, thì 8 lần thay đổi biên độ cịn lại đều tác động trực tiếp thay đổi xu thế vận động của thị trường với mục đích làm cho

chỉ số VN-Index tăng trưởng. Ngoài lần điều chỉnh đầu tiên chưa phản ánh rõ nét xu thế của thị trường thì trong 8 phiên điều chỉnh biên độ giao động giá thì có 4 lần làm cho thị trường tăng lên chiếm 50%, 2 lần làm cho thị trường giảm chiếm 25% và 2 lần thị trường không biến động tức thời. Nếu tính tổng sự biến động thị trường tức thời do ảnh hưởng trực tiếp từ thay đổi biên độ giao động giá là 6 lần chiếm

75%. Đây là sự thay đổi của thị trường bị tác động bởi yếu tố phi thị trường, phi

kinh tế và làm cho tính quy luật của thị trường bị bóp méo.

Bảng 2.25: Tác động của việc thay đổi biên độ giao động giá của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đến VN-Index

Thay đổi biên độ giá (%)

Stt Thời điểm

Thay đổi Trước Sau

Biểu hiện của VN-Index tại thời

điểm thay đổi biên độ giá

1 28/7/2000 Dự kiến ±5% ±2% Thời điểm mới đi vào hoạt động 2 13/6/2001 ±2% ±7% Tăng 6 phiên liên tục

3 15/10/2001 ±7% ± 2% Tăng 19 phiên liên tiếp

4 01/08/2002 ± 2% ± 3% Thị trường không phản ứng tức thời 5 23/12/2002 ± 3% ± 5% Thị trường vẫn trong xu thế suy giảm 6 27/03/2008 ± 5% ± 1% Tăng liên tục 11 phiên

7 07/04/2008 ± 1% ± 2% Giảm gần như liên tục 37 phiên 8 19/06/2008 ± 2% ± 3% Tăng 20 phiên liên tục

9 14/08/2008 ± 3% ± 5% Không phản ánh tức thời

(Nguồn: Tổng hợp từ Ủy ban chứng khoán nhà nước)

Riêng trong hơn 4 tháng, từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 2008, trên

VN-Index. Nếu như lần đầu tiên giảm biên độ giao động giá làm cho tâm lý nhà đầu

tư thay đổi cầu nhiều hơn cung, đặc biệt là những người nắm giữ cổ phiếu không bán ra, nhưng ở biên độ giao động giá nhỏ không thu hút được nhà đầu tư ngắn hạn

thị trường thiếu tính thanh khoản trầm trọng. Có những phiên giao dịch như ngày 01/04/2008 khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ ở mức 2.898.340 chứng khoán, cá biệt phiên giao dịch ngày 07/04/2008 chỉ đạt 1.576.900 chứng khoán. Sự điều chỉnh này chỉ làm cho thị trường tăng điểm mang tính tạm thời nhưng về dài hạn vẫn bị tác động bởi những quy luật của thị trường và cụ thể là đến cuối năm 2008 chỉ số VN-Index cịn 300 điểm và có thể thấy rằng chính sách thay đổi biên độ giao

động giá giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ để hỗ trợ thị trường hoàn toàn

thất bại.

Tháng 2/2008, chịu sự ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân

hàng nhà nước, TTCK Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng chỉ số VN-Index từ 692,91 điểm giảm xuống còn 583,45 điểm chỉ trong 7 ngày giao dịch giảm 109,46 điểm tương ứng giảm 15,8%. Để hạn chế sự sụt giảm liên tục của TTCK, Chính phủ

ban hành số 319/TTg cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện việc ”Mua vào một số cổ phiếu loại tốt, có hiệu quả và có tính thanh khoản cao trong những trường hợp cần thiết”. Lập tức TTCK có sự thay đổi

đang ở xu thế giảm chuyển sang tăng mạnh liên tục trong 3 phiên giao dịch chỉ số

VN-Index từ 583,45 điểm tăng lên 658,29 điểm, bình quân mỗi phiên tăng gần 25

điểm. Tuy nhiên qui mô của TTCK quá lớn so với qui mô vốn của SCIC nên mục đích việc mua cổ phiếu bình ổn thị trường của SCIC chỉ có tác động ngắn hạn

không thể làm thay đổi sự suy giảm của TTCK.

- Thông tin không minh bạch

Việc kiểm sốt độ chính xác của Báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết

chưa được nghiêm túc, vẫn cịn hiện tượng báo cáo khơng trung thực tình trạng tài

chính của cơng ty nhằm mục đích che dấu thơng tin.

Cơ chế giám sát đối với các cơng ty kiểm tốn chưa rõ ràng, việc xác định

trách nhiệm liên đới đối với các cơng ty kiểm tốn khơng thấy đề cập để hạn chế sự việc lặp lại đối với các công ty trong tương lai. Chính việc kiểm sốt Báo cáo tài

công ty niêm yết công bố, không biết thực sự công ty kinh doanh lãi hay lỗ. Dẫn

đến một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư cá nhân xem nhẹ các chỉ tiêu cơ bản về tài

chính trong việc ra quyết định mua bán chứng khoán, điều này cực kỳ nguy hiểm khi thị trường có xu thế giảm sẽ dẫn đến hiện tượng bán tháo cổ phiếu bất chấp cổ phiếu tốt hay xấu và làm cho thị trường càng giảm mạnh hơn.

Bên cạnh việc giám sát các báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết cũng chưa được chuẩn sát, làm cho niềm tin của nhà đầu tư vào các Báo cáo kết quả kinh doanh do cơng ty cơng bố bị suy giảm. Tình trạng các cơng ty tạo ra kết quả kinh doanh giả bằng cách thực hiện các thương vụ mua bán khống giữa các công ty lẫn nhau. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện truy tố trách nhiệm thì nhà

đầu tư đã bị thiệt hại, nếu sự việc được phát hiện sớm hơn thông qua sự giám sát

chặt chẽ của UBCK và hệ thống kiểm tốn thì nhà đầu tư sẽ ít thiệt hại hơn.

Một vấn đề phản ánh thông tin không minh bạch là giao dịch nội gián, giao dịch của những người liên quan đến những người điều hành và quản lý cao cấp của công ty, biết trước thông tin nên đưa ra quyết định mua bán trước chứng khoán để trục lợi.

- Sự hoạt động không đúng quy định của các cơng ty chứng khốn

Để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư và sự phát triển của TTCK

nhiều cơng ty chứng khốn đã làm tốt vai trị và chức năng của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tình trạng một số cơng ty đã vi phạm pháp luật làm mất lòng tin ở

nhà đầu tư góp phần làm cho thị trường bất ổn định.

Liên kết với một số nhà đầu tư để làm giá cổ phiếu, giao dịch nội gián thao túng giá chứng khốn.

Khơng cơng bằng trong việc cung cấp dịch vụ đối với các nhà đầu tư. Thực hiện thời gian giao dịch không đúng theo qui định T+3.

Để tăng sức cạnh tranh một số cơng ty chứng khốn cho nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao, khi thị trường suy giảm các cơng ty chứng khốn phải giải

chấp chứng khoán cầm cố để thu hồi vốn làm cho giá chứng khoán càng giảm mạnh

Ngoài ra, hiện nay một số công ty chứng khốn khơng quản lý tốt đội ngũ

nhân viên nên đã để xảy ra hiện tượng nhân viên của cơng ty chứng khốn tự ý sử

dụng tài khoản của nhà đầu tư để thực hiện việc mua bán chứng khoán nên khi xảy ra vấn đề tranh chấp thì khơng có bằng chứng về các hợp tác đầu tư để giải quyết.

Bên cạnh đó, các cơng ty chứng khốn cung cấp thơng tin xu thế thị trường thiếu khách quan, thường phân tích theo xu hướng thị trường tăng điểm hoặc giảm

điểm chứ khơng phân tích chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến xu thế tăng giảm của thị trường, nên thường những thông tin do các cơng ty chứng khốn cung cấp không

chuẩn xác với xu thế biến động của thị trường. Việc cung cấp thông tin xu thế thị

trường tăng giảm có khi cịn phục vụ cho mục đích tự doanh của các cơng ty chứng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đi vào phân tích tình hình hoạt động của HOSE từ ngày đầu tiên giao dịch cho thấy, hàng hóa giao dịch, quy mô thị trường thông qua khối lượng và giá trị giao dịch qua các phiên giao dịch cho thấy xu thế tăng trưởng theo thời gian.

Phân tích sự biến động về chỉ số VN-Index theo thời gian. Đặc biệt đã đo lường được sự biến động chỉ số VN-Index theo thời vụ là tháng và quý.

Phân tích về mặt định lượng các nhân tố nội tại và ngoại sinh tác động đến giá chứng khoán.

+ Về các nhân tố nội tại bao gồm: ngành nghề hoạt động của công ty, qui mô của công ty và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Về các nhân tố ngoại sinh bao gồm: Chỉ số giá chứng khoán của TTCK một số quốc gia trên thế giới, chính sách lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương và tâm lý của các nhà đầu tư trên TTCK.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG BẤT

THƯỜNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN NIÊM

YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trên cơ sở phân tích các nhân tố nội tại và ngoại sinh tác động đến sự biến động giá chứng khoán. Chương 3, luận văn đề xuất một số giải pháp đến các chủ thể tham gia trên TTCK nhằm hạn chế sự tác động bất thường của các nhân tố đến giá chứng khoán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 76)