Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị công ty tại các công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 89 - 93)

6. Kết cấu của đề tài

3.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị công ty tại các công ty niêm yết

Quản trị công ty (Corporate governance) là một hệ thống các cơ chế và quy

định, thơng qua đó, cơng ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng

quyền lợi của nhà đầu tư, người lao động và những người điều hành cơng ty.

Có sự khác biệt giữa quản trị công ty với quản trị kinh doanh. Quản trị kinh doanh (business management) là điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp do Ban giám đốc thực hiện. Quản trị công ty theo phạm vi nội bộ công ty là một hệ thống thực hiện q trình giám sát và kiểm sốt để bảo đảm cho việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông. Quản trị

công ty theo nghĩa rộng là đảm bảo quyền lợi của những người liên quan, bao gồm: những người chủ sở hữu, các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp của công ty, môi

trường và các cơ quan nhà nước.

Thực hiện tốt quản trị công ty sẽ đảm bảo được sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp, kiểm soát và kiềm chế quyền lực, lợi ích giữa các bên liên quan trong công ty, nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài của công ty.

Hệ thống trong quản trị công ty bao gồm: Sự công khai và minh bạch thông tin, xử lý mâu thuẫn quyền lợi giữa những người điều hành và chủ sở hữu,

xử lý mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ, quan hệ giữa hội đồng quản trị và cổ đông khác, quan hệ giữa công ty với các tổ chức kiểm toán độc lập, t hủ

tục phá sản doanh nghiệp, quyền tư hữu, việc thực thi điều lệ công ty, các điều

khoản luật và hợp đồng.

sự phát triển lâu dài của công ty, phải xem việc nâng cao năng lực Quản trị công ty như một trong những yếu tố quyết định cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty. Để nâng cao và hồn thiện hệ thống quản trị cơng ty, các cơng ty cần thực hiện:

- Tuân thủ đúng các văn bản pháp luật, dựa vào các điều luật để xây dựng hệ thống quản trị công ty. Các công ty niêm yết nên dựa vào Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Chứng khoán (2006), Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung (2011), đặc biệt là quyết định số: 12/2007/QĐ-BTC “Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán”. Hiện nay khung pháp lý của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu về quản lý, cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong q trình quản trị cơng ty.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ kiểm soát và kiểm toán nội bộ vững mạnh.

Đội ngũ kiểm soát sẽ thay mặt cổ đông, giám sát quá trình hoạt động của hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty, nhằm đảm bảo quá trình điều hành của ban giám đốc công ty đúng theo điều lệ công ty, nghị quyết của hội đồng quản

trị. Hiện nay, đội ngũ kiểm toán nội bộ của cơng ty cịn nặng về vấn đề chứng từ. Nhiều khoản chi không hợp pháp, bất hợp lý n hưn g ch ứn g từ h ợp p h áp là

đ ược ch ấp n h ận . Chưa kiểm soát hoặc kiểm sốt khơng đầy đủ các ch i phí

thực tế p hát sinh nh ư: tiêu hao vật tư, nguyên liệu, chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, cơng cụ, dụng cụ. Đội ngũ kiểm toán nội bộ vững mạnh sẽ giám sát hoạt

động tài chính của cơng ty, hạn chế sự thất thốt tài chình, nâng cao hiệu quả quá

trình sản xuất, cũng như các báo cáo do cơng ty cung cấp có chất lượng, nhằm xây dựng thương hiệu của cơng ty. Việc thực hiện tốt q trình kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ góp phần hạn chế thất thốt nguồn lực của công ty, cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí khi thực hiện việc thuê các hợp đồng kiểm tốn độc lập.

- Cần có sự thay đổi tư duy quản trị về công tác kế tốn trong cơng ty. Đặc

điểm chung của các công ty hiện nay, là hệ thống kế toán chưa thực sự vận hành

t h eo mộ t hệ thống quản trị tài chính khoa học và minh bạch, phần lớn chỉ mới chú trọng chức năng kế toán, chủ yếu đề cao vấn đề báo cáo thuế. Trọng tâm là hạch toán đúng doanh thu và chi phí để xác định lợi nhuận trong từng năm hoạt động, hoặc từng tác nghiệp riêng rẽ, coi trọng việc cơng tác chứng từ nhằm đối phó

với cơ quan Thuế, cơ quan quản lý nhà nước. Chưa thiết lập kế toán quản trị hoặc kế toán quản trị chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin kế tốn, tài chính phục vụ ra quyết định quản lý của lãnh đạo. Hệ thống kế toán của doanh nghiệp nên hướng

đến việc kiểm sốt chi phí thực tế phát sinh hơn là kiểm sốt chi phí theo chứng từ.

- Trung thực trong việc cung cấp thông tin, thông tin tốt cũng như thông tin xấu, việc cung cấp thơng tin chính xác cũng góp phần xây dựng uy tín của các cơng

ty đối với cổ đơng cũng như đối tác kinh doanh của công ty.

- Ứng dụng các giải pháp công nghệ thơng tin vào q trình sản xuất kinh doanh. Quản trị quá trình sản xuất, quản trị các dịng tài chính theo các giải pháp quản trị hệ thống thông tin, nhằm nắm chính xác và kịp thời tình hình sản xuất của cơng ty nói chung và tình hình tài chính của cơng ty nói riêng, để đảm bảo thời hạn nộp các báo cáo, hạn chế tình trạng gia hạn báo cáo tài chính kéo dài. Nội dung của

báo cáo tài chính trước kiểm tốn và sau kiểm tốn xảy ra chênh lệch lớn, làm mất

uy tín của cơng ty đối với nhà đầu tư cũng như đối tác và cơ quan quản lý nhà nước. - Xây dựng cơ chế phân chia trách nhiệm và quyền lợi đối giữa hội đồng quản trị với ban giám đốc điều hành công ty. Quyền lợi được phân chia dựa trên nguyên tắc công bằng, cổ đông là người bỏ vốn đầu tư vào công ty, nhưng người

điều hành là chịu trách nhiệm phát triển sản xuất, tìm kiếm lợi nhuận cho cơng ty.

Vì vậy cả cổ đơng và ban điều hành đều góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơng ty, khi lợi ích được phân chia dựa trên quy chế rõ ràng sẽ giảm thiểu được xung đột lợi ích giữa những người điều hành và chủ sở hữu trong cơng ty. Ngồi ra cơng ty nên xây dựng cơ chế phân chia theo tỷ lệ cao đối với khoản lợi nhuận vượt kế hoạch, để kích thích sự phấn đấu đối với bộ phận điều hành cơng ty.

Đồn kết nội bộ, thực hiện theo đúng pháp luật và các điều lệ của cơng ty, lấy lợi ích của công ty làm cơ sở xây dựng các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơng ty. Chính vì sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các nhóm cổ đông với nhau, sự chèn ép của cổ đông lớn đối với cổ đông nhỏ, hoạt động không theo điều lệ của bộ phận điều hành làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào công ty.

Bên cạnh việc thực hiện quản trị công ty tốt, công ty nên tập trung các nguồn lực vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, khơng nên đầu tư dàn trải vào những

lĩnh vực khơng có kinh nghiệm, sẽ làm mất lợi thế kinh doanh của cơng ty. Vì khi

đầu tư quá nhiều lĩnh vực mà tiềm lực về tài chính cũng như tiềm lực về nhân sự khơng đủ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý và điều hành dẫn đến tình trạng hiệu

quả giảm theo qui mô và mất luôn lợi thế truyền thống của công ty. Lấy hiệu quả kinh doanh của công ty là cơ sở việc xây dựng, thu hút đối với các nhà đầu tư, khi công ty kinh doanh hiệu quả sẽ thu hút được các nhà đầu tư giá trị, vì những chỉ tiêu hiệu quả vẫn là nền tảng làm tiền đề bền vững cho sự tăng giá cổ phiếu của công ty trên TTCK, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty huy động vốn khi cần thiết.

3.5. Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trên thị trường chứng khoán

TTCK Việt Nam sau hơn 10 năm hoạt động, đã vượt qua giai đoạn sơ khai

ban đầu. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ nhân lực tham gia trên TTCK chưa thật sự đáp ứng tốt được yêu cầu của cơng việc. Nhà đầu tư vì thiếu kiến thức cho nên mới

xảy ra hiện tượng đầu tư theo cảm tính, đầu tư theo đám đơng. Ngay trong các bản

tin tư vấn của các công ty chứng khốn cũng thật sự khơng đáng tin cậy, vì trình độ

chuyên môn của đội ngũ nhân viên chưa dự báo hết các nhân tố tác động đến TTCK. Chính những nhân sự cao cấp ở các cơ quan quản lý nhà nước về TTCK, cũng chưa có đầy đủ kinh nghiệm trong việc điều hành TTCK. Nhân sự cao cấp trong các công ty chứng khoán thiếu trầm trọng, nên chỉ cần TTCK có dấu hiệu khởi sắc, các công ty chứng khoán mở rộng quy mô là dẫn đến tình trạng tranh giành nhân lực cấp cao giữa các cơng ty chứng khốn.

Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao cho TTCK cần phải

thực hiện các giải pháp:

- Đào tạo và tái đào tạo lại nguồn nhân lực cho TTCK. Đây là giải pháp trọng tâm, mang tính chiến lược, phát triển bền vững lâu dài, gắn liền với quá trình hoạt động và phát triển của TTCK Việt Nam. Để đảm bảo việc đào tạo có tính hệ thống cao, bên cạnh việc tổ chức đào tạo theo các chứng chỉ hiện nay, cần phải có sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, để kiến thức được đào tạo giữa nhà trường và nhu cầu thực tiễn tiệm cận lại với

nhau, giúp cho người học có được kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng được yêu cầu cơng việc.

Ngồi việc đào tạo tại các trường đại học, các trường đào tạo chuyên nghiệp, cần phải có những chương trình đào tạo học việc, học kinh nghiệm tại các nước có TTCK phát triển. Việc tổ chức các chương trình đào tạo học việc, học hỏi kinh

nghiệm về TTCK tại các nước phát triển.

- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nước có TTCK phát triển vào Việt Nam. Để thực hiện thành cơng chính sách thu hút nhân sự chất lượng cao, cần phải có cơ chế đãi ngộ xứng đáng đối với những nhân sự chất lượng cao từ

nước ngoài đến Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đãi ngộ tốt sẽ phát sinh chi phí nên

cần có những cơ chế riêng trong việc hỗ trợ kinh phí từ nhà nước đối với tổ chức, công ty sử dụng nhân sự nước ngồi có học vị, học hàm, chun mơn cao trong lĩnh vực chứng khốn. Cần có sự thay đổi tư duy trong việc xác định chi phí đãi ngộ đối với nhân sự chất lượng cao. Hãy xác định đây là khoản đầu tư cho nhân sự chứ không đơn thuần là chi phí sử dụng lao động đơn thuần để hạch toán lỗ lãi trong năm tài chính, nên có cơ chế phân bổ nhiều kỳ đối với các khoản chi phí phát sinh liên quan đến đãi ngộ nhân sự chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 89 - 93)