Phân tích sự biến động chỉ số VN-Index theo thời vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 48)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Phân tích sự biến động chỉ số giá chứng khoán trên Sở giao dịch chứng

2.2.3. Phân tích sự biến động chỉ số VN-Index theo thời vụ

2.2.3.1. Phân tích sự biến động chỉ số VN-Index thời vụ theo quý

Bảng 2.5: Chỉ số thời vụ theo quý về Chỉ số VN- Index

Chỉ số VN-Index (Điểm) Quý 2007 2008 2009 2010 Bình quân Chỉ số thời vụ (%) Quý I 1035,62 725,47 276,35 504,71 635,54 105,00 Quý II 1032,91 456,49 395,81 514,43 599,91 99,11 Quý III 948,27 474,46 499,73 472,02 598,62 98,90 Quý IV 1016,19 342,73 533,36 456,11 587,10 96,99 Bình quân chung 605,29 100,00 (Nguồn: Tính tốn từ HOSE)

Chỉ số VN-Index từ quý I năm 2007 đến quý IV năm 2010 có lúc tăng lúc giảm. Nhưng xét theo mức bình quân chung của VN-Index theo quý là 605,29 điểm. Theo chỉ số thời vụ, cao nhất là quý I với VN-Index bình quân là 635,64 điểm cao

hơn mức bình quân của cả năm là 30,25 điểm tương ứng cao hơn là 5,0%; quý IV là

thấp nhất VN-Index bình quân 587,10 điểm thấp hơn mức bình quân chung 18,19

Bảng 2.6: Chỉ số thời vụ theo quý về khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ Giao dịch trên HOSE

Khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (CK)

Quý 2007 2008 2009 2010 Bình quân Chỉ số thời vụ (%) Quý I 9.630.717 9.810.065 11.424.403 39.254.074 17.529.815 67,71 Quý II 5.768.456 5.916.671 45.993.624 52.243.423 27.480.544 106,15 Quý III 6.326.393 18.321.866 51.174.728 38.983.994 28.701.745 110,87 Quý IV 10.628.250 12.697.819 56.298.817 39.748.018,5 29.843.226 115,27 Bình quân chung 25.888.832 100,00 (Nguồn: Tính tốn từ HOSE)

Khối lượng giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ phản ánh dòng tiền của các

nhà đầu tư chuyển vào TTCK. Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2010 bình quân mỗi

ngày khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giao dịch trên HOSE là 25.888.832 (chứng khoán). Q IV có khối lượng giao dịch bình qn mỗi ngày cao nhất với 29.843.226 (chứng khoán), cao hơn khối lượng giao dịch bình quân chung là 3.954.394 (chứng khoán) tương ứng cao hơn 15,27%. Quý III xếp thứ hai với khối

lượng giao dịch bình quân là 28.701.745 (chứng khoán) cao hơn khối lượng giao

dịch bình quân chung là 2.812.913 (chứng khoán), tương ứng cao hơn 10,87%. Thấp nhất trong năm là quý I, với khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày chỉ đạt 17.529.815 (chứng khoán) thấp hơn khối lượng giao dịch bình qn chung 8359018 (chứng khốn), tương ứng thấp hơn 32,34%.

2.2.3.2. Phân tích sự biến động chỉ số VN-Index thời vụ theo tháng

Để tăng thêm độ chính xác trong việc nhận định sự biến động của giá chứng

khoán theo mỗi thời điểm trong năm. Nội dung cột (7) trong bảng 2.8 cho biết, nếu mua chứng khoán tại một thời điểm là tháng bất kỳ trong năm thì xác suất chỉ số VN-Index cao hơn mức bình quân của năm là bao nhiêu phần trăm. Về mặt lý thuyết việc mua chứng khoán tại một thời điểm bất kỳ trong năm là một đại lượng ngẫu nhiên có xác suất cao hơn mức bình qn của năm là 50%. Việc kết hợp đồng thời chỉ số thời vụ và xác suất dựa trên nguyên tắc: mua khi chỉ số thời vụ nhỏ hơn 100% và xác suất giá bình quân nhỏ hơn 50%, bán khi chỉ số thời vụ lớn hơn 100% và xác suất giá bình quân cao hơn 50%.

Bảng 2.7: Chỉ số thời vụ theo tháng về Chỉ số VN Index VN-Index (điểm) Tháng 2007 2008 2009 2010 BQ Tháng 2007- 2010 Chỉ số thời vụ (%) Xác suất VN- Index tháng cao hơn so với VN- Index bình quân năm (%) A 1 2 3 4 5 6 7 Tháng 1 929,63 841,89 308,5 501,76 645,45 106,71 50 Tháng 2 1083,76 753,06 266,91 495,46 649,80 107,43 75 Tháng 3 1110,99 583,80 261,54 513,3 617,41 102,07 75 Tháng 4 1002,78 531,89 320,2 521,25 594,03 98,21 50 Tháng 5 1046,35 464,89 389,29 515,05 603,90 99,84 50 Tháng 6 997,16 384,11 470,46 507,66 589,85 97,52 50 Tháng 7 987,53 449,54 439,77 501,31 594,54 98,29 50 Tháng 8 905,38 491,48 505,51 458,68 590,26 97,59 25 Tháng 9 954,71 485,25 559,63 454,47 613,52 101,43 25 Tháng 10 1090,92 383,33 591,51 453,32 629,77 104,12 50 Tháng 11 1004,32 341,30 535,58 441,19 580,60 95,99 25 Tháng 12 943,30 303,38 475,69 474,35 549,18 90,80 25 BQ năm 1004,74 501,16 427,05 486,48 604,86 100,00 - (Nguồn: Tính tốn từ HOSE)

Căn cứ vào chỉ số thời vụ theo tháng cho thấy, tháng 4; 5; 6; 7; 8; 11 và 12 có chỉ số thời vụ nhỏ hơn 100%. Tháng 12 là vì chỉ số giá chứng khốn bình qn chung của thị trường chỉ bằng 90,80% so với mức bình quân chung cả năm và xác suất chỉ 25% (nhỏ hơn 50%) , tiếp theo tháng 11 chỉ số thời vụ là 95,99% và xác suất 25%. Tháng 1; 2; 3 và tháng 10 đều có chỉ số thời vụ lớn hơn 100%. Trong đó, tháng 2 là có chỉ số thời vụ cao nhất là 107,43 % và xác suất 75% (cao hơn 50%)

cao hơn mức giá bình quân chung trong năm.

2.3. Phân tích sự tác động của các nhân tố nội tại đến giá chứng khoán 2.3.1. Phân tích Sự biến động giá chứng khốn theo ngành nghề kinh doanh

Khi TTCK biến động thì tất cả chứng khốn đều có khả năng biến động theo. Tuy nhiên sự biến động giá của mỗi chứng khoán sẽ khơng giống nhau. Vì mỗi cổ phiếu thuộc các ngành nghề kinh tế khác nhau, có những nghề nghiệp đặc thù sẽ có những lợi thế riêng dẫn đến sự chênh lệch về tỷ suất sinh lời trong đầu tư. Khi lạm phát cao xảy ra làm cho xu hướng chung của TTCK giảm giá nhưng sự giảm giá của chứng khoán ở các ngành sẽ có sự khác biệt, như nhóm ngành khai thác khống sản, cao su thiên nhiên sẽ được hưởng lợi khi mặt bằng chung của giá cả hàng hóa

tăng. Hơn nữa đặc thù TTCK Việt Nam tăng giảm có tính ngành nghề, có nghĩa khi

cổ phiếu cùng một nhóm ngành tăng hay giảm thì dẫn đến sự tăng giảm đồng thời của các cổ phiếu khác có cùng nhóm ngành hoặc dòng họ.

2.3.1.1. Cơ sở phân chia cổ phiếu theo ngành kinh tế

Tại Việt Nam, từ sau 04/1975 đến ngày 31/12/1992 việc phân chia ngành kinh tế quốc dân theo Hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân hay còn gọi Hệ thống sản xuất vật chất- MPS (Material Product System) do các chuyên gia thống kê Liên Xô soạn thảo. Ngày 25/12/1992 Thủ tướng ra Quyết định 182-TTCP về việc áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia- SNA (System National Account) do Liên Hợp Quốc biên soạn thay thế cho Hệ thống sản xuất vật chất. Theo hệ thống tài khoản do Liên Hợp Quốc biên soạn nền kinh tế quốc dân được phân chia thành 17 ngành (hoạt động) cấp I thuộc 3 nhóm (khu vực): nhóm ngành khai thác; nhóm ngành chế

biến; nhóm ngành dịch vụ. Dựa vào bảng phân loại tiêu chuẩn quốc tế các hoạt

động kinh tế của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), ngày 27/10/1993 Chính phủ đã

ra Nghị định số 75/CP ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân thành 20 ngành kinh tế cấp I.

Căn cứ vào chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty niêm yết và còn

giao dịch trên HOSE từ ngày 2/01/2008 trở về trước cho đến ngày 31/12/2010 để phân chia tồn bộ chứng khốn thành 10 nhóm ngành kinh tế: Nông – Lâm nghiệp và Thuỷ sản (DPR; HRC; NSC; TNC; TRC); Khoáng sản (BMC; DHA; PVD; LBM); Công nghiệp chế biến và chế tạo (ANV; BHS; BMP; CLC; DCT; DMC; DPM; DRC; DTT; FMC; GIL; SAM; GMC; GTA; HSI; HT1; ICF; KDC; L10; LAF; MCP; TCM; TCR; TS4; TTP; VHC; VIS; VTB, VNM ); Sản xuất và phân phối Điện, khí đốt (KHP; PPC; SJD; VSH) Xây dựng (CII; DCC; HBC; LGC; SC5;

REE; PET; UIC); Thương nghiệp, sửa chửa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình (COM; FPT; HAX; PGC; SAV; TNA; TSC; VID); Vận tải kho bãi (GMD;

PVT; SFI; TMS; VIP; VTO); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (SSI; STB; BMI); Kinh doanh bất động sản (HDC; ITA; KBC; SJS; TDH; VIC; NTL) và chứng chỉ quỹ (MAFPF1; PRUBF1; VFMVF1). Việc phân chia các chứng khoán thành các nhóm ngành cũng có tính tương đối, vì thực tế hiện nay có một số công ty đang niêm yết trên HOSE hoạt động mang tính chất đa ngành nghề nên vào chức năng

chính thức đăng ký với UBCKNN và những hoạt động mang tính chủ lực của cơng

ty để làm cơ sơ phân chia thành các nhóm ngành khác nhau. Trong 10 nhóm ngành

phân chia có nhóm ngành Chứng chỉ quỹ nếu căn cứ theo chức năng và lĩnh vực hoạt động thì những chứng khốn này thuộc nhóm ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Tuy nhiên chứng chỉ quỹ có chức năng chủ yếu là huy động vốn để đầu

tư chứ khơng có chức năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính nên tách riêng

thành một nhóm riêng để nghiên cứu.

2.3.1.2. Sử dụng hệ số bêta () đo lường sự biến động giá chứng khốn theo

nhóm ngành kinh tế

Bảng 2.8: Hệ số bêta của các chứng khốn trên HOSE theo nhóm ngành kinh tế

STT Ngành kinh tế Hệ số Xếp hạng

01 Nông – Lâm nghiệp và Thuỷ sản 0,92 6

02 Khoáng sản 0,94 5

03 Công nghiệp chế biến và chế tạo 0,87 7

04 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 0,82 8

05 Xây dựng 1,25 2

06 Thương nghiệp, sửa chửa xe có động cơ, đồ dùng cá

nhân và gia đình 0,80 9

07 Vận tải kho bãi 0,98 4

08 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1,18 3

09 Kinh doanh bất động sản 1,34 1

10 Chứng chỉ quỹ 0,68 10

(Nguồn: Tính tốn từ HOSE)

Hệ số bêta của các ngành nhóm kinh tế khác nhau, biến động trong khoảng từ 0,68 – 1,34. Những nhóm ngành có hệ số bêta cao như: Kinh doanh bất động sản (1,34); Ngành xây dựng (1,25); ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (1,18). Những chứng khốn thuộc nhóm này có sự biến động GTT lớn nên khi thị trường

tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ cao, tuy nhiên khi thị trường giảm thì khả năng

chịu lỗ sẽ cao vì giá sẽ giảm mạnh hơn so với sự biến động chung của toàn thị

Những ngành kinh tế có hệ số bêta thấp tiêu biểu như những nhóm ngành: Chứng chỉ quỹ (0,68); Thương nghiệp, sửa chửa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và

gia đình (0,8); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt (0,82). Khi thị trường biến động

thì chứng khốn của những ngành có hệ số bêta thấp này sẽ biến động ít hơn so với thị trường nên rủi ro thua lỗ cũng như cơ hội kiếm lợi nhuận sẽ ít hơn so với các ngành khác.

Việc sử dụng hệ số bêta là một căn cứ định lượng để lựa chọn chứng khoán

đầu tư trên TTCK Việt Nam đang được sử dụng khá nhiều tại các công ty chứng

khoán. Tuy nhiên, việc sử dụng mơ hình SIM để tính tốn các hệ số bêta thường

không thỏa mãn một số giả thuyết nhất định:

+ Xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, vì đặc thù của TTCK Việt Nam còn đầu

tư theo đám đông nên khi giá chứng khoán của một ngành tăng nếu nhà đầu tư khơng mua được thì chuyển sang mua chứng khoán của ngành khác làm cho thị trường tăng theo hàng ngang. Ngược lại, khi giá chứng khoán của một số ngành

giảm tâm lý lo sợ bị lan tỏa và đồng loạt thực hiện lệnh bán làm cho thị trường giảm theo hàng ngang.

+ Xảy ra hiện tượng tự tương quan, giá chứng khốn qua các phiên giao dịch

khơng độc lập lẫn nhau. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do việc qui định biên độ giao động giá chứng khốn, khi một chứng khốn có tin tốt hay tin xấu khơng phản

ánh hết toàn bộ vào giá trong một phiên giao dịch mà cần nhiều phiên giao dịch. Ngoài ra, tâm lý tranh mua tranh bán và mua bán theo đuôi biến động giá qua các phiên giao dịch của một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư làm cho hiện tượng tự tương quan xảy ra.

Khi một số giả thuyết khơng thỏa mãn làm cho kết quả tính hệ số bêta chưa

2.3.1.3. Sử dụng hệ số biến thiên (V - Coefficient of variation) đo lường sự biến

động giá chứng khốn theo nhóm ngành kinh tế

Bảng 2.9: Hệ số biến thiên giá chứng khoán trên HOSE theo nhóm ngành kinh tế

Biến thiên giá chứng khoán STT Ngành kinh tế Min (1000 đồng) Max (1000 đồng) Mean (1000 đồng) Std. Deviation (1000 đồng) Coefficient of variation Biến thiên so với VN- Index (%) Xếp Hạng

01 Nông – Lâm nghiệp

và Thuỷ sản 16,45 86,48 40,77 12,02 0,295 97,06 5

02 Khoáng sản 23,70 94,58 40,99 12,05 0,294 96,73 6

03 Công biến và chế tạo nghiệp chế 11,90 51,49 23,98 6,89 0,287 94,53 7

04 Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt 11,60 40,33 18,33 5,21 0,284 93,55 8

05 Xây dựng 11,57 64,69 28,07 9,81 0,349 115,02 3

06

Thương nghiệp, sửa

chửa xe có động cơ,

đồ dùng cá nhân và gia đình

13,47 57,12 26,29 7,16 0,272 89,62 10

07 Vận tải kho bãi 11,85 54,04 23,93 7,46 0,312 102,55 4

08 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 9,63 58,55 24,69 8,96 0,363 119,47 2

09 Kinh doanh bất động

sản 14,00 65,41 40,06 15,29 0,382 125,58 1

10 Chứng chỉ quỹ 4,60 16,07 7,71 2,12 0,275 90,61 9 VN-Index 235,50 921,07 470,25 142,88 0,304 100,00 -

(Nguồn: tính tốn từ HOSE)

Căn cứ vào kết quả tính tốn cho thấy có sự khác biệt về sự biến thiên về

GTT của các chứng khốn thuộc các nhóm ngành kinh tế. Nhóm ngành kinh doanh bất động sản có hệ số biến thiên cao nhất là 0,382; tiếp theo là ngành tài chính ngân hàng và bảo hiểm là 0,363; thấp nhất là nhóm ngành Thương nghiệp, sửa chửa xe

có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình là 0,272 và nhóm ngành chứng chỉ quỹ đầu tư là 0,275. Nếu so sánh độ biến thiên giá chứng khốn của các nhóm ngành kinh tế

so với chỉ số VN-Index cho thấy, có 4 nhóm ngành kinh tế có giá chứng khốn biến

động mạnh hơn so với biến động chung thị trường, trong đó: Nhóm ngành Kinh

dựng 115,02% đây là những ngành phù hợp với những nhà đầu tư mạo hiểm chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá do những nhóm ngành kinh tế này khả năng có sóng về giá nhiều hơn so với những ngành khác. Những nhóm ngành kinh tế có hệ số biến thiên thấp hơn so với mức biến thiên chung toàn thị

trường như: Thương nghiệp, sửa chửa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình

89,62 %; Chứng chỉ quỹ 90,61%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 93,55%. Những nhóm ngành này rủi ro ít và lợi nhuận cũng ít hơn so với những nhóm ngành khác.

2.3.1.4. Phân tích sự khác biệt giá chứng khốn theo nhóm ngành kinh tế

Để đo lường sự khác biệt về GTT của chứng khốn theo nhóm ngành kinh tế,

tiến hành kiểm định cặp giả thuyết sau:

- Giả thuyết H0: Giá chứng khoán bình qn của những nhóm ngành kinh tế khác nhau thì bằng nhau (Giá bình quân của chứng khốn khơng chịu ảnh hưởng bởi ngành nghề hoạt động của công ty)

- Đối thuyết H1: Giá chứng khốn bình quân của những nhóm ngành kinh tế khác nhau thì khơng bằng nhau (Giá bình qn của chứng khốn chịu ảnh hưởng bởi ngành nghề hoạt động của công ty)

Bảng 2.10: Bảng phân tích ANOVA về sự khác biệt giá trung bình chứng khốn theo nhóm ngành kinh tế

Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

Between Groups 4591,822 9 510,202 2,671 ,010

Within Groups 12800,193 67 191,048

Total 17392,016 76

(Nguồn: Tính tốn từ HOSE)

Căn cứ kết quả phân tích, giá trị sig=0,01<0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 thừa nhận đối thuyết H1. Với mức ý nghĩa 5% giá chứng khốn của những nhóm ngành kinh tế khác nhau là khơng bằng nhau, hay nói cách khác giá của chứng khốn có chịu sự tác động của yếu tố ngành nghề kinh doanh của cơng ty.

Những nhóm ngành kinh tế có GTT bình qn cao nhất bao gồm: Khống sản; Nơng – Lâm nghiệp và Thuỷ sản; Kinh doanh bất động sản đều có giá bình qn lớn hơn 40.000 đồng/cổ phiếu. Tiếp theo là những nhóm ngành: Cơng nghiệp chế biến và chế tạo; Xây dựng; Thương nghiệp, sửa chửa xe có động cơ, đồ dùng cá

nhân và gia đình; Vận tải kho bãi; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đều có giá bình qn giao động trong khoảng 20.000-30.000 đồng/cổ phiếu. Cá biệt nhóm chứng

chỉ quỹ có mức giá bình quân chỉ 7710 đồng/Chứng chỉ quỹ, thấp hơn mệnh giá

phát hành là 10000 đồng/chứng chỉ quỹ.

Bảng 2.11: Giá chứng khốn bình qn theo nhóm ngành kinh tế

STT Ngành kinh tế Mean (1000 đ)

01 Nông – Lâm nghiệp và Thuỷ sản 40,77

02 Khoáng sản 40,99

03 Công nghiệp chế biến và chế tạo 23,98

04 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 18,33

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 48)