Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 92 - 94)

3.4. Các gợi ý chính sách khác

3.4.1 Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước

Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện, ổn định về hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý điều hành của hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả và tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh. Trước hết, cơ quan ban hành luật pháp nên kết hợp với NHNN, bộ tài chính và các ngân hàng để soạn thảo và ban hành luật về bảo lãnh phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển của các NHTM, đồng thời phải hướng tới sự phù hợp, tương ứng với các quy tắc về bảo lãnh của quốc tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thực thi chính sách tài khố, chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt để vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tạo lập mơi trường thuận lợi và thơng thống cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

Để các ngân hàng Việt Nam có thể hội nhập và cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các NHTM thực hiện đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh, cơ cấu lại sẽ nâng cao uy tín của các ngân hàng, đồng thời tăng khả năng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng cần tập trung vào các vấn đề như tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại tài chính, mạng lưới hệ thống, hiện đại hóa cơng nghệ ngân

hàng… để tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của hệ thống ngân hàng.

Chính phủ cần kết hợp với NHNN và các cơ quan hữu quan sớm hoàn thiện và ban hành quy chế quản lý đối với NHTM nhà nước. Nhà nước nên quản lý ở cấp vĩ mô và không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của ngân hàng bằng mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, các quy chế về tài chính như lương, chi phí quảng cáo, tuyên truyền, … nên được cải cách theo hướng mở rộng quyền chủ động cho Agribank thay vì vẫn thực hiện bó buộc như hiện nay.

Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hoạt động của các cơ quan này giúp phát hiện và góp phần răn đe những biểu hiện cố tình vi phạm của những người được tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, khơng nên hình sự hóa các vụ việc dẫn đến các rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng bởi vì nghiệp vụ bảo lãnh là hoạt động dựa trên uy tín, do đó những phân quyết khơng đúng hoặc vội vàng đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Cơ quan pháp luật phải cân nhắc trước khi công bố các quyết định của mình về sự vi phạm trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng bởi vì điều đó sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường và làm cho hoạt động của ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn.

Trong thời đại bùng nổ thơng tin như hiện nay thì địi hỏi về thơng tin đầy đủ, chính xác để nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng là hết sức cần thiết và cấp bách đối với các NHTM. Chính phủ nên có các quy định cụ thể về thơng tin, báo cáo kiểm tốn nên có tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Chính phủ và các Bộ, nhanh có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp về thơng tin thị trường, quy hoạch, kế hoạch. Ngồi việc cũng cố Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC), Chính phủ có thể cho phép thành lập các cơng ty kinh doanh trên lĩnh vực cung cấp thông tin và tư vấn cho các hoạt động kinh tế nói chung và các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nói riêng. Việc kiểm toán, đánh giá, xếp hạn và thông báo minh bạch các thông tin của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng thẩm định trước khi phát hành bảo lãnh.

Thực hiện đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước chỉ nên giữ lại một số doanh nghiệp ở các ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nhà nước còn lại nên đẩy nhanh q trình cổ phần hóa. Kiên quyết sắp xếp lại, thậm chí giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, không mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu nhà nước làm tốt quá trình này thì sẽ giúp cho các ngân hàng có những khách hàng tốt để thực hiện nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam không xảy ra sự cố ngồi tầm kiểm sốt, đồng thời tạo cho hệ thống ngân hàng quyền tự quyết, chủ động trong hoạt động của mình.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)