2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đế ạt động bảo lãnh tại Agribank
2.2.3.1. Những nhân tố môi trường vĩ mô
Tình hình kinh tế xã hội
Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với cơ chế đổi mới, các doanh nghiệp đã có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các kết quả kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam thực sự bước vào cuộc cạnh tranh trên thị trường và phải chịu sự điều tiết khắc nghiệt của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Trong xu thế tồn cầu hóa kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh. Khi tham gia các giao dịch kinh tế, nếu các đối tác của doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tác nước ngoài, khơng hồn tồn tin tưởng vào doanh nghiệp, họ thường u cầu một bên thứ ba có uy tín đứng ra đảm bảo cho doanh nghiệp về khả năng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng ký kết. Và các ngân hàng là nơi mà doanh nghiệp tìm đến nhiều nhất.
Nghiệp vụ bảo lãnh xuất hiện như một yêu cầu tất yếu và ngày càng phát triển từ địi hỏi đó của thị trường. Agribank có nhiều ưu thế khi triển khai và phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế mới.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh của Agribank
Cũng như các NHTM khác, hoạt động bảo lãnh tại Agribank được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật các TCTD và được cụ thể hóa trong quy chế bảo lãnh ngân hàng.
Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh các hoạt động của TCTD. Đây là Luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của TCTD, trong đó có bảo lãnh ngân hàng. Luật này quy định khá cụ thể về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và một số quy định khác.
Các quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng được cụ thể hóa trong quy chế bảo lãnh ngân hàng do NHNN Việt Nam ban hành. Hiện nay, quy chế đang được áp dụng là Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban kèm Thông tư số 28/2012/TT- NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gồm 4 chương với 34 điều. Đây là văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể nhất về bảo lãnh ngân hàng hiện nay.
Mặc dù vẫn tồn tại nhiều bất cập cần phải được sửa đổi mới đáp ứng được yêu cầu thực tế về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng thực tế cho thấy cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng đang ngày càng được quan tâm và hoàn thiện.
2.2.3.2. Khách hàng
Trong xu thế tồn cầu hóa kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh, nhu cầu bảo lãnh ngày càng nhiều và bảo lãnh ngân hàng trở nên phổ biến trong các giao dịch kinh tế. Số lượng khách hàng có nhu cầu bảo lãnh ngày càng nhiều và đối tượng khách hàng cũng trở nên đa dạng làm cho quy mô bảo lãnh của ngân hàng ngày càng mở rộng. Đồng thời, yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ bảo lãnh ngân hàng ngày càng cao. Đây là cơ hội cho Agribank mở rộng thị phần thơng qua
việc tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm dịch vụ bảo lãnh ngân hàng để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu bảo lãnh cho khách hàng.
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng số lượng khách hàng có nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng thì đối tượng khách hàng có rủi ro lớn và các đối tượng có hành vi lừa đảo cũng gia tăng theo. Thời gian qua, Agribank thực sự chưa kiểm soát tốt các rủi ro xuất phát từ các nhân tố thuộc về khách hàng. Chính vì vậy mà các vụ tranh chấp bảo lãnh trong thời gian qua đã làm giảm uy tín, chất chất lượng hoạt động bảo lãnh của Agribank trên thị trường.
2.2.3.3 Đối thủ cạnh tranh
Những năm gần đây, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế đã chính thức gia nhập vào Việt Nam và từng bước tăng thị phần cung cấp dịch vụ phi tín dụng cho thị trường trong nước, trong đó có dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Hiện nay số lượng các NHTM nước ngồi có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam ngày càng tăng, với ưu thế về cơng nghệ hiện đại, mạnh về tài chính, có kinh nghiệm quản lý điều hành, thêm vào đó là các dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng này cung cấp rất đa dạng phong phú, tiến nhanh hơn so với các NHTM trong nước. Các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong hoạt động bảo lãnh và là các đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước. Các đại diện nổi bật phải kể đến là HSBC, City Bank, Bank of Tokyo…
Áp lực cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam không đơn thuần đến từ các ngân hàng nước ngồi mà cịn đến từ sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn giữa các NHTM trong nước với nhau. Hệ thống các NHTM không ngừng mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và các tiện ích, dịch vụ khuyến mại nên áp lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ở tất cả các lĩnh vực như: huy động vốn, cho vay, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác ngày càng gay gắt hơn. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của các ngân hàng đều gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng hoạt động dịch vụ phi tín dụng đang được
các NHTM rất coi trọng để góp phần chuyển dịch cơ cấu thu nhập, giảm rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một trong các hoạt động mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng khơng ngừng cải tiến, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường. Các NHTM có sản phẩm dịch vụ bảo lãnh khơng ngừng cải tiến và đa dạng, chiếm thị phần lớn trên thị trường và có doanh số bảo lãnh không ngừng tăng qua các năm phải kể đến là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB…
2.2.3.4 Những yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng
Kế hoạch phát triển bảo lãnh của Agribank
Trong những năm vừa qua, Agribank đã thực hiện nhiều chính sách để phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, cụ thể:
- Thực hiện kiểm tra, rà soát tất cả các khoản bảo lãnh của toàn hệ thống Agribank, đề ra mục tiêu tăng trưởng hoạt động bảo lãnh phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng bảo lãnh để bảo đảm phát triển bền vững.
- Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm bảo lãnh, mở rộng thêm đối tượng khách hàng được bảo lãnh chứ không giới hạn trong phạm vi khách hàng truyền thống như trước đây.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý trong kế hoạch phát triển của Agribank, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng được xem là một trong số các sản phẩm có độ rủi ro cao, phức tạp trong quản lý nên Agribank rất hạn chế triển khai, phát triển rộng rãi sản phẩm dịch vụ bảo lãnh. Vì vậy, có thể nói Agribank chưa tận dụng hết các lợi thế của mình để khai thác thế mạnh của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng.
Chính sách tuyên truyền quảng cáo
Hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm dịch vụ của Agribank được triển khai theo hướng từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp và thống nhất trong toàn hệ thống. Đặc biệt kể từ khi bộ phận nhận diện thương hiệu của Agribank được ban hành và triển khai thực hiện thống nhất tại tất cả các điểm giao dịch của Agribank.
Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá của Agribank còn khá rời rạc và không thật sự hiệu quả. Đặc biệt, Agribank chưa có chính sách tun truyền, quảng cáo cụ thể cho sản phẩm dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng, đa số đều do khách hàng tự tìm đến hoặc qua các mối quan hệ giới thiệu.
Chính sách giá cả
Phí phát hành bảo lãnh là nguồn thu chủ yếu từ hoạt động bảo lãnh của Agribank, ngồi phí sửa đổi thư bảo lãnh và phí hủy thư bảo lãnh. Agribank thực hiện thu phí theo từng thời kỳ và thu một lần ngay sau khi phát hành bảo lãnh. Từ năm 2009 đến 2013, mức phí bảo lãnh của Agribank đã được thay đổi 3 lần. Biểu phí bảo lãnh hiện đang áp dụng cho toàn hệ thống Agribank được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 1870/QĐ-NHNo ngày 29/12/2010 của Tổng giám đốc Agribank.
Bảng 2.7: Mức phí phát hành bảo lãnh trong nƣớc của Agribank giai đoạn 2009-2013 Đơn vị: đồng Năm Nội dung 2009 2010 2011, 2012, 2013 Bảo lãnh ký quỹ 100% Tỷ lệ (%/năm) 0,6 1,5 1,5
Số tiền tối thiểu/
1 món bảo lãnh 300.000 550.000 400.000 - 550.000
Bảo lãnh ký quỹ dưới 100%
Tỷ lệ (%/năm) 1,8 2 2
Số tiền tối thiểu/
1 món bảo lãnh 400.000 1.100.000 1.100.000 800.000 -
Bảo lãnh đảm bảo bằng hình thức khác
Tỷ lệ (%/năm) 3 2-3 2-3
Số tiền tối thiểu/
1 món bảo lãnh 400.000 1.650.000 1.000.000 -1.650.000
Nguồn: Tổng hợp từ các biểu phí dịch vụ của Agribank giai đoạn 2009-2013
Mức phí bảo lãnh của Agribank được xác định theo tỷ lệ phần trăm nhất định nên rất linh hoạt, nhằm hạn chế việc hợp đồng chính thay đổi kéo theo giá trị bảo lãnh tăng lên. Việc điều chỉnh tỷ lệ phí, mức phí tối thiểu từ cố định sang quy định trong khoảng giúp cho các chi nhánh có thể lựa chọn áp dụng linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay mức phí bảo lãnh của Agribank vẫn giữ cố định, nếu so sánh với mặt bằng phí bảo lãnh hiện tại của các NHTM
khác thì mức phí bảo lãnh của Agribank là tương đối cao, không hấp dẫn được nhiều đối tượng khách hàng.
Bảng 2.8: So sánh mức phí phát hành bảo lãnh năm 2013 của Agribank với một số NHTM khác
Đơn vị: đồng
Ngân hàng
Nội dung Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV
Bảo lãnh ký quỹ 100% Tỷ lệ (%/năm) 1,5 0,6 – 0,72 0,75 1,5 Số tiền tối thiểu/ 1 món bảo lãnh 400.000 - 550.000 400.000- 600.000 300.000 300.000 Bảo lãnh ký quỹ dưới 100% Tỷ lệ (%/năm) 2 Áp dụng mức phí từng phần cho tỷ lệ ký quỹ và không ký quỹ Áp dụng mức phí từng phần cho tỷ lệ ký quỹ và không ký quỹ 1,7-2 Số tiền tối thiểu/ 1 món bảo lãnh 800.000 - 1.100.000 300.000 Bảo lãnh đảm bảo bằng hình thức khác Tỷ lệ (%/năm) 2-3 1,8 2 2,5 Số tiền tối thiểu/ 1 món bảo lãnh 1.000.000 - 1.650.000 1.000.000 300.000 300.000
Nguồn: tổng hợp từ các biểu phí dịch vụ ngân hàng hiện đang áp dụng tại các ngân hàng
Chất lượng bảo lãnh
Agribank được xem là ngân hàng có tiềm lực tài chính vững mạnh và là ngân hàng thương mại nhà nước duy nhất cịn lại chưa cổ phần hóa. Trong bảo lãnh, uy tín của ngân hàng lại càng quan trọng bởi ngân hàng thực hiện bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình, bảo lãnh bằng năng lực chi trả. Với thế mạnh về thương hiệu, các khách hàng đều tin tưởng vào bảo lãnh do Agribank phát hành. Đồng thời, quy trình bảo lãnh của Agribank cũng được quy định cụ thể và chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Có thể nói, chất lượng bảo lãnh của Agribank được các khách hành đánh giá cao, hầu hết các bên thụ hưởng đều chấp nhận bảo lãnh do Agribank phát hành.
Tuy nhiên, thời gian qua phát sinh nhiều vụ tranh chấp liên quan đến bảo lãnh của Agribank cũng như các sai phạm trong cơ chế quản lý, kinh doanh đã làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín của Agribank, dẫn đến một số khách hàng nghi ngờ chất lượng bảo lãnh do Agribank phát hành.
Trình độ nghiệp vụ và phẩm chất cán bộ ngân hàng
Thời gian qua, Agribank đã chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực từ khâu tuyển chọn đến đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ, về giao tiếp khách hàng.
Tuy nhiên, do cơng tác đào tạo vẫn cịn yếu kém, phần đơng cán bộ cịn lại của cơ chế cũ nên các nhân viên tác nghiệp bảo lãnh và cấp quản lý tại các chi nhánh vẫn còn chênh vênh về trình độ chun mơn, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý. Agribank chưa thực hiện chun mơn hóa trong tác nghiệp bảo lãnh mà hầu hết là do cán bộ tín dụng kiêm nhiệm. Vấn đề phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Agribank cũng là điều đáng nói. Bên cạnh những con người ln hết mình với cơng việc, có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp thì vẫn cịn một số cán bộ vì lợi ích cá nhân, coi thường pháp luật, làm trái với các quy định về bảo lãnh của Agribank, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Những sự cố tranh chấp bảo lãnh phát sinh liên tục trong thời gian gần đây chủ yếu là do sai phạm chủ quan của cán bộ thực hiện.