Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 49 - 52)

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank

2.2.2.1 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Hoạt động bảo lãnh của Agribank nói riêng, hoạt động bảo lãnh của NHTM nói chung, trong thời gian qua đã phát sinh nhiều dạng rủi ro, gây ra nhiều thiệt hại,

làm giảm uy tín của Agribank trên thị trường. Các dạng rủi ro phổ biến trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong thời gian qua:

Rủi ro người ký phát hành chứng thư bảo lãnh không đúng thẩm quyền

Rủi ro người ký phát không đúng thẩm quyền thường rơi vào trường hợp người ký không phải là đại diện theo pháp luật, không được người đại diện ủy quyền, phân cấp hoặc giao dịch có giá trị quá lớn. Do đó, bên phát hành bảo lãnh có quyền viện dẫn pháp luật để từ chối bảo lãnh. Việc ký kết không đúng thẩm quyền thường xuất phát từ dấu hiệu cố ý làm trái để thu lợi bất chính đối với cán bộ ngân hàng.

Khi gặp phải những trường hợp này, cả doanh nghiệp và ngân hàng đều đối mặt với rủi ro không thu hồi được tiền và tranh chấp kéo dài. Trong những trường hợp này khi xảy ra tranh chấp, ngân hàng thường từ chối trách nhiệm vì cho rằng khơng phải là văn bản do ngân hàng phát hành, mà là do cá nhân cố ý làm trái. Còn về người nhận bảo lãnh, họ rất khó biết được thư bảo lãnh nào là đúng hay sai.

Rủi ro đến từ điều kiện thanh toán của bảo lãnh không khả thi

Nhiều trường hợp, ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh thường đi kèm với điều kiện thanh toán là bên nhận bảo lãnh phải gửi hồ sơ chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ. Điều khoản như trên thường dẫn tới bế tắc cho cả 3 bên: ngân hàng, bên thụ hưởng bảo lãnh và bên được bảo lãnh bởi ngay cả khi bên thụ hưởng bảo lãnh cung cấp hồ sơ đầy đủ và u cầu thanh tốn bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh cũng cho rằng, họ chưa vi phạm nghĩa vụ thanh tốn. Trong khi đó, cơ quan duy nhất có thể đưa ra phán quyết họ có vi phạm hay khơng là tịa án. Nếu chỉ dừng ở mức tranh chấp giữa 2 bên, ngân hàng khơng thể biết được có vi phạm hay không. Nếu không được khách hàng chấp nhận là đã vi phạm, thì ngân hàng khơng thể thực hiện thanh tốn bảo lãnh, bởi sau đó ngân hàng sẽ khơng thể buộc khách hàng nhận nợ được. Như vậy, ngân hàng tự đưa mình vào tình huống khó xử bởi nếu ngân hàng thanh tốn bảo lãnh thì khơng địi nợ khách hàng được, mà không thanh tốn bảo lãnh thì bên thụ hưởng sẽ địi tiền và dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu nại, làm mất uy tín của ngân hàng.

Rủi ro do lừa đảo và giả mạo chứng thư bảo lãnh ngân hàng

Nhiều khách hàng không đáp ứng được yêu cầu về bảo lãnh của ngân hàng đã tìm đến các đối tượng làm giả giấy tờ. Các đối tượng này đã làm giả con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền của bên phát hành bảo lãnh để làm giả các chứng thư bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng. Do kỹ thuật làm giả tinh vi nên nhiều trường hợp phải đến khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mới phát hiện chứng thư bảo lãnh không do ngân hàng phát hành và khơng có giá trị u cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Hoặc trường hợp khách hàng nhờ các đối tượng làm giả thay đổi một số chi tiết trên một cam kết bảo lãnh có thật của một ngân hàng để phù hợp với nội dung thư bảo lãnh khách hàng đang cần.

Các đối tượng ngồi ngân hàng thường có sự cấu kết với nhân viên ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng. Lợi dụng sự sơ hở trong quản lý phôi thư bảo lãnh, quản lý con dấu của ngân hàng, các nhân viên ngân hàng lấy cắp phơi thư bảo lãnh khống, đóng dấu sẵn và cung cấp cho các đối tượng làm giả để soạn thảo nội dung theo nhu cầu của khách hàng. Hoặc trường hợp cán bộ và lãnh đạo ngân hàng cấu kết với nhau để phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng nhưng khơng có hồ sơ lưu, khơng được hạch tốn và thu phí trên hệ thống để nhằm trục lợi riêng. Do cần được bảo lãnh nhưng không đáp ứng được các yêu cầu phát hành bảo lãnh của ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận chi khoản tiền khá lớn để có được chứng thư bảo lãnh dạng này.

Một số dạng rủi ro khác trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng: rủi ro câu chữ

trong cam kết thư bảo lãnh không chặt chẽ, mỗi bên hiểu một kiểu dẫn đến tranh chấp khi phải thực hiện nghĩa vụ thanh tốn; Rủi ro ngân hàng khơng thu hồi được tiền khi khách hàng được bảo lãnh phá sản, kể cả các khách hàng là doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường; Trường hợp bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng bảo lãnh cấu kết với nhau lập công ty giả, ký hợp đồng khống và yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh rồi lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác của cán bộ ngân hàng, lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)