Những nhân tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 28 - 29)

1.1.6.3 Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh

1.2.4.1 Những nhân tố môi trường vĩ mô

Bất kỳ một nghiệp vụ nào trong hoạt động kinh doanh của một NHTM thì đều chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh tế - xã hội. Bảo lãnh cũng là một trong những hoạt động chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố môi trường kinh tế - xã hội. Ta có thể xem xét sự tác động của môi trường kinh tế - xã hội từ các yếu tố sau: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và mơi trường chính trị xã hội.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế tác động lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Mơi trường kinh tế phù hợp và phát triển ổn định có thể tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng phát triển, trong đó có bảo lãnh. Trong mơi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả thì sẽ thúc đẩy mở rộng hoạt động bảo lãnh. Nhưng nền kinh tế suy thối, lạm phát cao hoặc mơi trường kinh tế có những thay đổi bất ngờ như sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ (thay đổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất….) làm ảnh hưởng tới người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh.

Mơi trường chính trị - xã hội

Mơi trường chính trị - xã hội sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và ngân hàng cũng có thể phát triển hoạt động bảo lãnh. Trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là những hợp đồng bảo lãnh liên quan đến yếu tố nước ngồi thì sự ổn định trong môi trường kinh tế, chính trị - xã hội lại càng trở nên quan trọng hơn.

Môi trường pháp lý

Pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, đầy đủ và ổn định, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm sẽ tạo khe hở cho quản lý bảo lãnh. Cơ sở

pháp lý đồng bộ sẽ tạo hành lang pháp lý để các ngân hàng dễ dàng thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình, xây dựng những quy trình bảo lãnh nói riêng và quy trình nghiệp vụ tín dụng nói chung phù hợp với từng ngân hàng, tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh phát triển, đảm bảo an tồn và tn thủ cơ chế chính sách tín dụng của Chính Phủ và NHNN.

Ngồi ra, mơi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ sẽ đảm bảo an tồn cho hoạt động các doanh nghiệp. Mơi trường pháp lý không đồng bộ, thiếu chặt chẽ và hay thay đổi là tác nhân quan trọng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến khả năng doanh nghiệp không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)