Các chỉ tiêu định lượng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41 - 46)

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank

2.2.1.1 Các chỉ tiêu định lượng:

Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng quy mô thị phần dịch vụ bảo lãnh

Thứ nhất: Số dƣ bảo lãnh

Qua các năm, loại hình bảo lãnh của Agribank ngày càng đa dạng, nhưng số dư bảo lãnh chủ yếu tập trung ở một số loại hình bảo lãnh chính đó là: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. Các loại bảo lãnh trên chiếm tỷ trọng lớn trong số dư bảo lãnh của Agribank qua các năm.

Bảng 2.2: Số dƣ bảo lãnh của Agribank giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: triệu đồng Năm Loại bảo lãnh 2009 2010 2011 2012 2013 Bảo lãnh vay vốn 10.604.883 9.715.437 8.751.701 6.946.598 6.928.082 Bảo lãnh thực hiện HĐ 1.975.522 2.335.139 2.732.366 2.160.499 3.108.265 Bảo lãnh thanh toán 1.435.776 1.601.085 1.717.988 908.016 1.204.720 Bảo lãnh dự thầu 623.851 875.675 971.503 980.465 1.011.842

Bảo lãnh khác 1.163.609 1.025.933 650.063 735.671 1.029.220

Tổng cộng 15.803.641 15.553.269 14.823.621 11.731.249 13.282.129

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Agribank giai đoạn 2009-2013

Nhìn một cách tổng quát, cho thấy các loại hình bảo lãnh tại Agribank qua các năm có sự phát triển không đồng đều. Số dư bảo lãnh giai đoạn 2009-2012 của Agribank có xu hướng giảm, cụ thể tại thời điểm cuối năm 2009, số dư bảo lãnh là 15.803.641 triệu đồng, đến năm 2010 là 15.553.269 triệu đồng, năm 2011 là 14.823.621 triệu đồng và đạt 11.731.249 triệu đồng vào cuối năm 2012, đến năm 2013 số dư bảo lãnh có tăng nhẹ và đạt 13.282.129 tỷ đồng. Nguyên nhân số dư bảo lãnh giảm dần qua các năm chủ yếu là do số dư bảo lãnh vay vốn giảm mạnh. Số dư từng loại bảo lãnh biến động cụ thể như sau:

- Bảo lãnh vay vốn: năm 2009 số dư bảo lãnh vay vốn của Agribank là 10.604.883 triệu đồng, chiếm 67,1%, đến năm 2013 giảm cịn 6.928.082 triệu đồng, chiếm 52,16 %. Do tính chất của bảo lãnh vay vốn thường có thời gian bảo lãnh dài, số tiền bảo lãnh có giá trị lớn nên số dư bảo lãnh vay vốn có xu hướng chiếm tỷ trọng cao và ở mức ổn định. Do đánh giá mức độ rủi ro của bảo lãnh vay vốn cao nên hiện tại Agribank rất hạn chế phát hành loại bảo lãnh này. Mọi bảo lãnh vay vốn đều phải trình về trụ sở chính xem xét phê duyệt cấp bảo lãnh.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Trong xu thế phát triển kinh tế như hiện nay với các giao dịch kinh tế diễn ra vơ cùng sơi động thì các hợp đồng kinh tế liên tục được ký kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thời gian qua, Agribank đã rất chú trọng phát triển loại hình bảo lãnh này, số dư bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Agribank ln có tỷ trọng xếp thứ 2, sau bảo lãnh vay vốn, và tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2009-2013.

- Bảo lãnh thanh toán: loại bảo lãnh này có xu hướng tăng qua các năm 2009, 2010, 2011 nhưng lại có dấu hiện giảm trong năm 2012 và đã có tăng nhẹ lại trong năm 2013. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập nên nhu cầu bảo lãnh thanh toán của khách hàng đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, do cuối năm

2011 và trong năm 2012 phát sinh nhiều vụ tranh chấp liên quan đến bảo lãnh thanh toán nên các chi nhánh rất dè chừng khi phát hành loại bảo lãnh này.

- Bảo lãnh dự thầu: do thời gian bảo lãnh của bảo lãnh dự thầu thường ngắn nên số dư bảo lãnh này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số dư bảo lãnh. Trong thời giai đoạn hiện nay, yêu cầu của chủ đầu tư về việc lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, thi cơng cơng trình rất khắc khe, thường lựa chọn thông qua đấu thầu công khai và bắt buộc phải có cam kết bảo lãnh dự thầu của ngân hàng. Cho nên tiềm năng của loại bảo lãnh này là rất lớn, mức độ rủi ro bằng các loại bảo lãnh khác, Agribank rất chú trọng phát triển loại bảo lãnh này.

- Các loại bảo lãnh khác: bao gồm bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh ký quỹ, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành …Các loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng số dư bảo lãnh của Agribank.

Bảng 2.3: So sánh số dƣ bảo lãnh của Agribank với một số NHTM khác giai đoạn 2009-2013

ĐVT: triệu đồng

Ngân hàng

Năm Agribank Vietcombank Vietinbank BIDV 2009 15.803.641 13.338.766 11.788.762 39.064.628

2010 15.553.269 15.601.603 14.826.472 41.490.045

2011 14.823.621 15.409.938 17.712.619 42.523.293

2012 11.731.249 17.373.219 16.563.687 44.755.361

2013 13.282.129 15.631.846 19.104.454 47.778.989

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2009-2013

Vietcombank, Vietinbank, BIDV là các ngân hàng chiếm thị phần lớn về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Số dư bảo lãnh của các ngân hàng này không ngừng tăng mạnh qua các năm. BIDV là ngân hàng hiện đang dẫn đầu về thị phần dịch vụ bảo lãnh ngân hàng với có số dư bảo lãnh năm 2013 đạt 47.778.989 triệu đồng, gần gấp 4 lần so với số dư bảo lãnh của Agribank năm 2013.

Trong khi đó, thị phần dịch vụ bảo lãnh ngân hàng của Agribank đang có dấu hiệu ngày càng thu hẹp. Agribank cần có những chính sách tích cực hơn nữa

để phát triển bảo lãnh tăng cả về mặt số lượng và chất lượng mới có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Thứ hai: Doanh số bảo lãnh

Với những tác động tích cực từ nền kinh tế trong nước và thế giới cũng như việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác và thương mại quốc tế, nhờ đó nhu cầu bảo lãnh tăng lên nhanh chóng. Agribank đã nắm bắt được xu thế này và không ngừng đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh bằng chính sách phí cạnh tranh, đa dạng loại hình bảo lãnh; đồng thời tích cực phát huy lợi thế là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có uy tín và mạng lưới rộng lớn.

Bảng 2.4: Doanh số bảo lãnh của Agribank giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh số bảo lãnh 45.325 60.789 58.508 49.596 57.449

Tốc độ tăng trƣởng (%) 30,94% 34,12% - 3,75% 15,23% 15,83%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Agribank giai đoạn 2009-2013)

Doanh số bảo lãnh của Agribank năm 2009 đạt 45.325 tỷ đồng, sang năm 2010 tăng 34,12% và đạt là 60.789 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 doanh số bảo lãnh của Agribank có dấu hiệu chậm lại. Doanh số bảo lãnh của Agribank năm 2011 đạt 58.508 tỷ đồng, giảm 3,75% so với năm 2010, năm 2012 đạt 49.596 tỷ đồng, giảm 15,23% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số bảo lãnh của Agribank tăng nhẹ trở lại, đạt 57.449 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động bảo lãnh của Agribank có chiều hướng thu hẹp. Agribank cần có những chính sách, giải pháp thiết thực để cải thiện hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới.

Bảng 2.5: Doanh số bảo lãnh theo đối tƣợng khách hàng của Agribank giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh nghiệp nhà nƣớc 30.779 35.757 31.423 25.155 26.288

Khác (Công ty TNHH,

Công ty CP) 14.504 24.923 26.914 24.302 30.983 Tổng cộng 45.325 60.789 58.508 49.596 57.449

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Agribank giai đoạn 2009-2013)

Nhìn chung, trong cơ cấu doanh số bảo lãnh của Agribank, tỷ trọng doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao, năm 2009 là 30.799 tỷ đồng, chiếm 67,91% tổng doanh số bảo lãnh của Agribank. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2010 là 58,88%, năm 2011 là 53,71%, năm 2012 là 50,72%, năm 2013 là 45,75%. Ngược lại, các đối tượng khách hàng khác là cơng ty CP, cơng ty TNHH lại có xu hướng tăng. Nguyên nhân là trong thời gian qua, Agribank đã thực hiện chính sách đa dạng hóa đối tượng khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, không chỉ tập trung bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước mà còn mở rộng hoạt động bảo lãnh cho các loại hình doanh nghiệp khác. Đồng thời, do thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa nên số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm dần.

Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp nhà nước vẫn còn khá cao so với sự phát triển của loại hình cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH trong nền kinh tế. Agribank chủ yếu tập trung phát triển bảo lãnh cho các doanh nghiệp lớn, các khách hàng truyền thống, chưa quan tâm nhiều đến các đối tương là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chỉ tiêu đánh giá thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm các khoản thu phí bảo lãnh. Đây là chỉ tiêu đánh giá rõ nét nhất hiệu quả của nghiệp vụ bảo lãnh.

Bảng 2.6: Doanh thu theo nhóm dịch vụ của Agribank giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: tỷ đồng

STT Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Thu từ dịch vụ thanh toán trong nước 419 554 799 855 949 2 Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 193 263 359 271 337 3

4 Thu từ dịch vụ thẻ 52 121 147 185 236 5 Thu từ dịch vụ bảo lãnh 206 315 298 257 262 6 Thu từ dịch vụ khác 214 369 467 528 591

Tổng doanh thu dịch vụ 1.274 2.119 2.672 2.425 2.509 Tỷ trọng thu bảo lãnh/Tổng DT dịch vụ 16,17% 14,87% 11,15% 10,60% 10,44%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ của Agribank giai đoạn 2009-2013)

Doanh thu dịch vụ bảo lãnh luôn chiếm tỷ lệ cao trên tổng doanh thu dịch vụ của Agribank. Năm 2009 doanh thu dịch vụ bảo lãnh của Agribank đạt 206 tỷ đồng, chiếm 16,17% trong tổng doanh thu dịch vụ toàn hệ thống Agribank. Doanh thu dịch vụ tăng mạnh vào năm 2010, đạt 315 tỷ đồng, tốc độ tăng 52,91%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu dịch vu bảo lãnh vẫn không theo kịp tốc độ tăng của tổng doanh thu dịch vụ nên trong năm 2010, doanh thu dịch vụ bảo lãnh cũng chỉ chiếm 14,78% trong tổng doanh thu dịch vụ. Sang năm 2011 do doanh số bảo lãnh của Agribank có xu hướng giảm nên kéo theo doanh thu dịch vụ bảo lãnh giảm. Cụ thể, năm 2011 đạt 298 tỷ đồng, chiếm 11,15% trong tổng doanh thu dịch vụ, năm 2012 đạt 257 tỷ đồng, chiếm 10,6% trong tổng doanh thu dịch vụ, năm 2013 đạt 262 tỷ đồng, chiếm 10,44% trong tổng doanh thu dịch vụ. Qua đó cho thấy doanh thu dịch vụ bảo lãnh đang có chiều hướng giảm so với tổng doanh thu dịch vụ của Agribank. Agribank cần có những chính sách, giải pháp thiết thực để tăng nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh, góp phần tăng thu nhập của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)