Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 84 - 88)

3.3 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank

3.3.2 Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro

Ngân hàng cần thiết phải tạo sự thuận lợi cho khách hàng, đơn giản hóa thủ tục bảo lãnh song vẫn đảm bảo chất lượng bảo lãnh. Vì vậy, Agribank phải khơng ngừng hồn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phù hợp với đặc điểm hoạt động và nguồn nhân lực của ngân hàng.

Agribank cần có sự phân loại bảo lãnh theo hình thức bảo bảo đảm một cách cụ thể hơn để có cách thức quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng được tốt hơn trên cơ sở xây dựng quy trình bảo lãnh tương ứng từng loại. Thay vì chỉ phân chia các bảo lãnh phát hành thành ba loại là bảo lãnh có ký quỹ 100%, bảo lãnh có ký quỹ nhỏ hơn 100% và bảo lãnh đảm bảo bằng hình thức khác, Agribank nên chia cụ thể hơn như là: bảo lãnh ký quỹ 100% tiền mặt; bảo lãnh đảm bảo bằng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, số dư tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tại Agribank; bảo lãnh đảm bảo bằng động sản, bất động sản và các hình thức khác; bảo lãnh khơng có tài sản đảm bảo (tín chấp).

Đối với bảo lãnh ký quỹ 100% tiền mặt; bảo lãnh đảm bảo bằng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, số dư tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tại Agribank hầu như rủi ro rất thấp và việc phát hành cam kết bảo lãnh đơn thuần chỉ là dịch vụ có thu phí, do đó đối với các loại bảo lãnh này, quy trình bảo lãnh nên theo hướng đơn giản hóa thủ tục để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.

Đối với loại bảo lãnh đảm bảo bằng động sản, bất động sản và các hình thức khác cũng như bảo lãnh khơng có tài sản đảm bảo, quy trình bảo lãnh nên được xây dựng theo hướng chun mơn hóa trong thẩm định khách hàng và phát hành cam kết bảo lãnh. Trên cơ sở phân loại bảo lãnh theo các hình thức bảo đảm đó, Agribank cần xây dựng quy trình, thủ tục bảo lãnh theo từng loại tương ứng hợp lý hơn nữa, đảm bảo tạo cho khách hàng sự thuận tiện và thoải mái nhất trong việc giao dịch với ngân hàng, giảm bớt các thủ tục hành chính khơng cần thiết.

Agribank cần thực hiện chun mơn hóa rộng rãi hoạt động bảo lãnh đến các chi nhánh trong tồn hệ thống. Tùy tình hình thực tế tại từng chi nhánh, có thể tổ chức thành bộ phận chuyên trách dưới hình thức tổ/ban bảo lãnh, trực thuộc phịng Tín dụng/ Phịng kế hoạch kinh doanh. Đứng đầu bộ phận này phải là người có trình độ, có kỹ năng khơng chỉ về tín dụng mà cịn về bảo lãnh, có kinh nghiệm trong

cơng tác bảo lãnh; chịu trách nhiệm kiểm sốt về nghiệp vụ trước khi cam kết bảo lãnh được phát hành và tham mưu cho lãnh đạo trong công tác bảo lãnh.

Ngoài ra, Agribank cần sớm thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Kinh nghiệm của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho thấy bộ phận này rất cần thiết và hữu ích. Thiết nghĩ đây là việc Agribank cần làm ngay bởi trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các giao dịch bảo lãnh ngày càng trở nên phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp. Việc ra đời bộ phận chuyên trách hỗ trợ, tư vấn về pháp lý sẽ giúp nhân viên tác nghiệp sẽ bớt áp lực về công việc và tập trung nhiều hơn vào nghiệp vụ, đồng thời góp phần làm cho cơng tác khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và quan trọng nhất là Agribank sẽ hạn chế được rủi ro về pháp lý và tránh được bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng thẩm định bảo lãnh tại Agribank

Để nâng cao chất lượng thẩm định, chất lượng tín dụng cũng như chất lượng bảo lãnh, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, địi hỏi cán bộ làm cơng tác thẩm định phải tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, nắm bắt kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng địa phương trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo, thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường và khả năng phân tích tài chính đối với từng loại doanh nghiệp. Đối với những dự án vượt quá khả năng và phạm vi của ngân hàng thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan có liên quan để cùng tiến hành thẩm định.

Nghiệp vụ bảo lãnh về bản chất cũng mang những đặc điểm giống như hoạt động tín dụng. Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận rủi ro. Vì thế, ngân hàng phải thực hiện quy trình thẩm định một cách nghiêm túc đồng thời phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí cụ thể để đánh giá. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của dự án, xem xét các rủi ro có thể xảy ra cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của khách hàng.

Để công tác thẩm định được tiến hành đúng quy trình và đảm bảo chính xác, ngân hàng nên phân định rõ chức năng, phân công trách nhiệm cụ thể. Một mặt tiến hành thẩm định trên hồ sơ mà doanh nghiệp đệ trình, mặt khác cần phải có cán bộ đi

thực tế, tìm hiểu và thẩm định năng lực thực sự của doanh nghiệp. Không chỉ căn cứ vào thông tin một chiều từ phía khách hàng cung cấp, ngân hàng phải có được thơng tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích để quyết định việc bảo lãnh hay khơng bảo lãnh. Ngồi ra, các dữ liệu thơng tin khách hàng, ngân hàng có thể thu thập qua trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC), các tổ chức kiểm tốn, các công ty tư vấn và phương tiện thơng tin đại chúng. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cũng nên tìm hiểu và đánh giá về bên thụ hưởng bảo lãnh để hạn chế rủi ro cho ngân hàng và cả khách hàng của mình.

Thứ ba: Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, kiểm soát khách hàng

Cần phải thực hiện kiểm tra hoạt động bảo lãnh thường xuyên, kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình bảo lãnh, phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ từ đó kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Trong q trình kiểm tra, có thể kết hợp hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh có nghiệp vụ bảo lãnh cịn non yếu. Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ phải ngày một nâng dần về chất, phát triển về lực nhằm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao, thật sự trở thành công cụ quản lý có hiệu quả của Agribank. Bộ phận kiểm tra, giám sát tại chi nhánh nên trực thuộc trụ sở chính, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Có như vậy mới đảm bảo được tính khách quan và hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát do làm việc độc lập với chi nhánh.

Ngoài hoạt động kiểm sốt nội bộ thì kiểm tra, giám sát khách hàng thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với người hưởng lợi là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, hiện nay tại hầu hết các chi nhánh, nhiệm vụ này thường bị bng lỏng. Vì vậy, sau khi chấp nhận bảo lãnh, cán bộ ngân hàng cần xuống kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm đôn đốc việc thực thi các nghĩa vụ mà khách hàng đã cam kết, đảm bảo rằng việc sử dụng thư bảo lãnh, sử dụng vốn của khách hàng là đúng mục đích. Trường hợp phát hiện ra khách hàng sử dụng sai mục đích thì ngân hàng phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng cách sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời

giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn phát sinh. Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng trở nên mật thiết và quá trình hoạt động bảo lãnh diễn ra thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)