Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 46 - 49)

2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank

2.2.1.1 Các chỉ tiêu định tính

Sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ bảo lãnh

Trong những năm qua, Agribank đã chú trọng phát triển các loại hình sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng và đa dạng các hình thức đảm bảo. Nhìn chung, các sản phẩm bảo lãnh của Agribank đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

- Các sản phẩm bảo lãnh Agribank hiện đang cung cấp cho khách hàng:

 Bảo lãnh dự thầu

 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

 Bảo lãnh vay vốn

 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

 Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

 Các loại bảo lãnh mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Các hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh:

 Có bảo đảm tồn bộ hoặc một phần giá trị được bảo lãnh: ký quỹ, cầm cố/ thế chấp tài sản của khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

 Khơng có bảo đảm bằng tài sản (tín chấp).

Tuy sản phẩm bảo lãnh Agribank cung cấp cho khách hàng là đa dạng nhưng Agribank chủ yếu tập trung phát triển một số loại bảo lãnh phổ biến (bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán..). Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, cơng ty TNHH, cơng ty CP thì Agribank chủ yếu áp dụng thức bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh là có thế chấp cho toàn bộ giá trị được bảo lãnh. Hình thức tín chấp hoặc đảm bảo một phần được áp dụng phổ biến cho các doanh nghiệp nhà nước.

Mạng lưới ngân hàng đại lý

Theo Báo cáo thường niên của Agribank (2013), tính đến 31/12/2013 Agribank đã có quan hệ ngân hàng đại lý với trên 1.026 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, Agribank chưa tận dụng được lợi thế mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn để phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo lãnh mang yếu tố nước ngoài. Mạng lưới ngân hàng đại lý của Agribank chủ yếu phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế. Doanh số bảo lãnh nước ngoài của Agribank rất thấp, chủ yếu là bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

Quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của Agribank được cụ thể hóa trong văn bản quy định về bảo lãnh ngân hàng do Hội đồng thành viên Agribank ban hành. Agribank đã có sự quan tâm đổi mới quy trình nghiệp vụ bảo lãnh cho phù hợp với từng thời kỳ:

Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 22/05/2007 của Hội đồng thành viên Agribank về việc quy định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Agribank được ban

hành sau khi NHNN ban hành quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Sau khi NHNN ban hành quyết định số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng, Hội đồng thành viên Agribank đã ban hành quyết định 376/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 07/05/2013 về việc quy định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Agribank. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại các chi nhánh trong hệ thống Agribank theo quyết định số 376/QĐ-HĐTV-KHDN cụ thể bao gồm các bước theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình bảo lãnh của Agribank

Nguồn: Khái quát trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh theo Quy định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Agribank ban hành theo Quyết định 376/QĐ-HĐTV-KHDN

Trên đây là quy trình bảo lãnh thống nhất trên tồn hệ thống Agribank. Nhìn chung, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của Agribank đã thể hiện sự phân công chặt

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng

Thu thập thông tin, thẩm định các điều kiện bảo lãnh

Lập báo cáo thẩm định và trình duyệt

Thơng báo khách hàng từ chối bảo lãnh Cấp bảo lãnh

Theo dõi và xử lý sau bảo lãnh

Giải tỏa bảo lãnh và thanh lý hợp đồng (1) (3) (2) (3’) (4) (5) (6)

chẽ giữa các cán bộ tác nghiệp, trưởng phòng và ban lãnh đạo của ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng, nhiều chi nhánh đã bỏ qua một số bước quan trọng trong quy trình. Đây là nguyên nhân làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động bảo lãnh

Từ năm 2008 nhận biết được tầm quan trọng của công nghệ, Agribank đã đầu tư triển khai thành công hệ thống IPCAS. Đây là hệ thống phần mềm “ngân hàng lõi - Core Banking” làm nền tảng để quản lý toàn bộ hoạt động ngân hàng từ quản lý thông tin khách hàng, quản lý các chi nhánh, thanh toán, đến việc phát triển và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, trong đó có dịch vụ bảo lãnh (Modul Trade Finanace). Tuy nhiên, trong thời gian qua cũng có những khó khăn nhất định như các giao dịch đôi lúc cịn chậm, mạng kết nối cịn lỗi, chưa hồn thiện ít nhiều cũng đã gây phiền hà đến khách hàng và ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm dịch vụ. Modul Trade Finanace chưa hỗ trợ chức năng lọc các báo cáo một số chỉ tiêu về hoạt động bảo lãnh (chỉ tiêu số dư bảo lãnh giải tỏa trong kỳ, dư nợ bảo lãnh quá hạn, số tiền bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện trả thay…), chưa hỗ trợ theo dõi số thư bảo lãnh phát hành.

Agribank chưa thực hiện tin học hóa khâu soạn thảo hồ sơ bảo lãnh, lưu trữ quản lý hồ sơ. Tháng 06/2013, Agribank mới bắt đầu áp dụng phôi thư bảo lãnh thống nhất trong tồn hệ thống nhưng cơng tác quản lý phơi thư bảo lãnh còn nhiều bất cập, chưa theo dõi sát sao như các chứng từ có giá khác.

Agribank vẫn chưa hỗ trợ internet banking cho việc theo dõi và quản lý hạn mức bảo lãnh của khách hàng. Website của Agribank vẫn chưa hỗ trợ khách hàng và bên nhận bảo lãnh kiểm tra mức độ tin cậy, tính chính xác về nội dung của thư bảo lãnh do Agribank phát hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)