Tổng quan về Agribank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 37 - 41)

2.1.1.

Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - Tiền thân của Agribank ngày nay.

Lịch sử Agribank có nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi nhớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988-1990), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990-1996), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996-2011). Ngày 30/01/2011, NHNN đã ký quyết định số 214/QĐ-NHNN chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Theo quyết định này, tên tiếng Việt đầy đủ là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: “Vietnam

Bank for Agriculture and Rural Development”, viết tắt là “Agribank”. Agribank

là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN. Ngoài chức năng của một NHTM, Agribank được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn, mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

Từ những ngày đầu tiên thành lập tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ vỏn vẹn 1.500 tỷ đồng, trong đó hơn 90% vay của NHNN và hầu như chỉ thực hiện cho vay theo chỉ định đối với kinh tế quốc doanh và tập thể phục vụ lĩnh vực nông nghiệp. Song với nỗ lực không ngừng, Agribank đã chuyển hướng mạnh, từ chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là thành phần kinh tế quốc doanh sang mơ hình hoạt động kinh doanh đa năng và đã

trở thành NHTM hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, trên con đường phát triển của mình, phương châm hoạt động của Agribank ln gắn liền với “tam nông” tức lấy “nông nghiệp”, “nông thôn” làm địa bàn hoạt động chiến lược và xem “nơng dân” là đối tượng phục vụ chính.

Với hoạt động trong hơn 25 năm qua, trải qua nhiều bước thăng trầm, khó khăn, Agribank đã vượt lên chính mình để khẳng định thương hiệu cũng như nỗ lực hết mình để tìm hướng đi mới. Và cho đến nay, Agribank đã trở thành một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và cả về số lượng khách hàng.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hồn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Trong tương lai, Agribank sẽ tiếp tục tập trung sức lực để cơ cấu lại hoạt động của toàn hệ thống nhằm phát triển ngân hàng thành một tập đồn tài chính- ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh chiến lược mở rộng đầu tư theo hướng tập đồn tài chính-ngân hàng đa năng, mục tiêu chiến lược lâu dài của Agribank là tập trung đầu tư mạnh hơn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn với đối tượng khách hàng chính là hộ nơng dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là thị trường truyền thống đã tạo dựng vị thế và sức mạnh của Agribank hiện nay và trong tương lai.

2.1.2. Về mạng lưới tổ chức

Agribank được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất từ trên xuống. Theo Báo cáo thường niên của Agribank (2013), mạng lưới của Agribank như sau: trụ sở chính tại Hà Nội, 03 văn phịng đại diện, 01 sở giao dịch, gần 2300 chi nhánh loại 1, loại 2, loại 3 và phòng giao dịch. Ngồi ra Agribank cịn có 8 cơng ty trực thuộc kinh doanh trên các lĩnh vực: chứng khốn, vàng bạc, cho th tài chính, bảo hiểm, in thương mại, du lịch… và đầu tư vào hàng chục các doanh nghiệp khác.

quan hệ quốc tế, đến 31/12/2013 Agribank đã có quan hệ ngân hàng đại lý với trên 1.026 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Quá trình sắp xếp mạng lưới của Agribank được nghiên cứu phù hợp với lộ trình tái cơ cấu, chiến lược phát triển kinh doanh trong tình hình mới. Với mạng lưới 158 chi nhánh loại 1, loại 2 và 2.141 chi nhánh loại 3 và phòng giao dịch trải dài khắp đất nước đã góp phần chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế, thương hiệu Agribank.

Tính đến 31/12/2013, tồn hệ thống có gần 40.000 cán bộ nhân viên với 78% có trình độ đại học và trên đại học, 85% có trình độ vi tính cơ bản, trình độ ngoại ngữ từ trình độ B trở lên chiếm 52% được đánh giá là có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2009-2013

Hoạt động kinh doanh của Agribank dàn trải trên 03 phương diện: hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tài chính phi ngân hàng (chứng khốn, cho th tài chính, bảo hiểm) và hoạt động phi ngân hàng (du lịch và giải trí, in ấn, thương mại: lương thực, vàng bạc, đá quý). Trong đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng cho đến thời điểm hiện tại vẫn là hoạt động kinh doanh chính và là hoạt động chủ yếu để tạo nên một thương hiệu Agribank khá danh tiếng trên thị trường như hiện nay.

Bảng 2.1: Tình hình tài chính của Agribank giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng

STT Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Huy động vốn 374.400 434.300 505.792 547.459 643.505 2 Dư nợ cho vay 284.610 365.700 443.877 480.453 530.600 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,7 3,2 6,1 5,7 4,75 4 Tổng tài sản 466.020 519.758 556.555 614.169 693.042 5 Vốn chủ sở hữu 19.515 29.511 32.856 43.733 45.216 6 Lợi nhuận 2.831 2.664 3.683 3.255 2.294 7 ROE(%) 14,27 9,02 11,20 7,45 5,07 8 ROA(%) 0,60 0,51 0,66 0,53 0,33

Theo số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của Agribank giai đoạn 2009-2013 có nhiều biến động.

- Nguồn vốn huy động của Agribank liên tục tăng từ 374.400 tỷ đồng năm 2009 lên 643.505 tỷ đồng năm 2013, tốc độ tăng bình quân 17,97%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao giúp Agribank ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank không ngừng tăng trưởng qua các năm, năm 2013 đạt 530.600 tỷ đồng tăng 204.683 tỷ đồng so với năm 2009; mức tăng trưởng bình quân đạt 21,61%. Agribank là ngân hàng có mức dư nợ cao nhất chiếm khoảng 20% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, chủ yếu dư nợ được tập trung đầu tư để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (chiếm trên 70% tổng dư nợ của Agribank).

- Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của Agribank tăng trưởng đều đặn hàng năm. Về cơ bản, Agribank hoàn toàn chủ động trong cân đối nguồn vốn để cho vay. Trong tổng nguồn vốn hoạt động của Agribank, nhìn chung, vốn huy động vẫn chiếm đa số, vốn ủy thác đầu tư chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ góp phần làm sinh động thêm cơ cấu nguồn vốn, vốn đi vay hầu như chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

- Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng cả số tuyệt đối và số tương đối. Trước năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Agribank vẫn luôn nằm trong tỷ lệ cho phép dưới 5%. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của Agribank tăng đột ngột, chiếm 6,1% trên tổng dư nợ toàn hệ thống. Năm 2012, 2013 con số này có giảm nhẹ, nợ xấu năm 2012 chiếm 5,7%, năm 2013 chiếm 4,75%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do đầu năm 2012, NHNN ban hành Quyết định 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Với quyết định này, NHNN cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ mà khơng phải chuyển nhóm nợ. Đặc biệt, với sự ra đời của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), năm 2013 Agribank đã bán 24 khoản nợ xấu cho VAMC với tổng giá trị lên đến 2.534 tỷ đồng. Nhờ vậy mà tỷ lệ nợ xấu của Agribank giảm đáng kể so với con số thực tế.

- Những năm qua, Agribank đã thực hiện tăng vốn chủ sở hữu hàng năm, Agribank đã tạo được nền tài chính mạnh nhất từ trước đến nay, đến năm 2013 vốn chủ sở hữu đạt 45.216 tỷ đồng, là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ hai, đứng sau Vietinbank.

Xét về hiệu quả kinh doanh, Agribank luôn đạt lợi nhuận khá cao qua các năm. Lợi nhuận của Agribank tăng từ 2.831 tỷ đồng năm 2009 lên đến 3.683 tỷ đồng năm 2011. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do tỷ lệ nợ xấu thực tế tăng cao làm cho lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng, lợi nhuận năm 2012 giảm xuống còn 3.255 tỷ đồng và 2.294 tỷ đồng năm 2013. Do vốn chủ sở hữu và tổng tài sản tăng mạnh, lợi nhuận lại giảm nên chỉ số ROA và ROE giảm mạnh trong năm 2012 và 2013. Cụ thể, năm 2012 ROE đạt 7,45%, ROA đạt 0,53%,năm 2013 ROE đạt 5,07%, ROA đạt 0,33%. Đây được xem là con số đáng báo động cho tình hình kinh doanh của Agribank trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)