2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank
2.2.2.2 Một số vụ tranh chấp về bảo lãnh ngân hàng tại Agribank
Trong thời gian qua, Agribank đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng bảo lãnh của Agribank, gây ra nhiều thiệt hại lớn cho ngân hàng. Dưới đây là một số vụ tranh chấp điển hình trong thời gian qua:
Các vụ tranh chấp hợp đồng bảo lãnh thanh toán tại Agribank Hồng Hà
Agribank Hồng Hà là đơn vị phát sinh nhiều vụ tranh chấp bảo lãnh thanh toán với các Bên nhận bảo lãnh là:
- Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 (Bên được bảo lãnh là Công ty Cổ phần Đầu tư Vietsan)
- Công ty TNHH Cao Trường Sơn (Bên được bảo lãnh là Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp và Xây dựng)
- Công ty Cổ phần thép Việt Nhật, Công ty TNHH thương mại Tràng An, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Chi nhánh Hà Nội, Công ty Cổ phần thiết bị Dầu khí, cơng ty Kim khí Hà Nội, Cơng ty TNHH thiết bị nặng Tất Hồng (Bên được bảo lãnh là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Hồng)
Sự việc xảy ra tranh chấp khi Bên được bảo lãnh khơng thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng, Bên nhận bảo lãnh đã có văn bản yêu cầu Agribank Hồng Hà thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như đã cam kết nhưng Agribank Hồng Hà đã từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với lý do cho rằng các bảo lãnh thanh tốn này khơng được thực hiện đúng theo quy định về phát hành bảo lãnh của Agribank và NHNN, như khơng có hồ sơ lưu, khơng được hạch tốn, khơng thu phí, phát hành bảo lãnh vượt thẩm quyền. Các Bên nhận bảo lãnh đã khởi kiện Agribank Hồng Hà ra tòa.
Kết quả của vụ tranh chấp với Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 và Công ty TNHH Cao Trường Sơn, Agribank đều bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, bảo gồm cả gốc và lãi phát sinh do trả chậm. Hội đồng xét xử cho rằng, các bảo lãnh thanh toán do giám đốc Agribank Hồng Hà tại thời điểm đó ký đóng dấu với giá trị như trong thư bảo lãnh là nằm trong thẩm quyền phán quyết
của giám đốc chi nhánh. Việc giám đốc Agribank Hồng Hà vi phạm một số quy trình nội bộ của Agribank khi cấp bảo lãnh như khơng có hồ sơ lưu, khơng được hạch tốn, khơng thu phí, cịn trách nhiệm thực hiện bảo lãnh là trách nhiệm của pháp nhân Agribank đối với Bên nhận bảo lãnh, chứ không phải trách nhiệm cá nhân giám đốc chi nhánh.
Vụ tranh chấp liên quan đến bên được bảo lãnh là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Hồng với nhiều công ty khác là Bên nhận bảo lãnh vẫn đang trong quá trình điều tra và thụ lý tại tòa án. Tuy nhiên, vụ tranh chấp này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Agribank khi xảy ra sự kiện hàng trăm cán bộ, nhân viên, công nhân của các công ty này bao vây trụ sở chính của Agribank để địi nợ vào ngày 10/5/2012.
Vụ tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tại Agribank Phú Mỹ Hưng
Đầu năm 2011, Agribank Phú Mỹ Hưng phát hành thư bảo lãnh thanh toán trị giá 50 tỷ đồng cho Công ty CP Dịch vụ Thương mại Thiên Tân để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng mua bán sim card với Công ty CP Giấy Minh Thắng.
Sau đó, Cơng ty CP Giấy Minh Thắng ký hợp đồng vay Vietbank số tiền 100 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Cơng ty CP Giấy Minh Thắng cịn thế chấp cho Vietbank các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán thẻ cào với Công ty CP Dịch vụ Thương mại Thiên Tân. Công ty CP Giấy Minh Thắng đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng các thư bảo lãnh này cho Vietbank, có xác nhận của Agribank Phú Mỹ Hưng.
Công ty Minh Thắng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, Agribank từ chối nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh buộc Vietbank khởi kiện ra tòa. Tòa tuyên buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn khoản nợ gần 98 tỷ đồng, bao gồm cả gốc và lãi. Quá thời hạn mà Cơng ty Minh Thắng khơng thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đầy đủ các khoản nợ trên, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM sẽ tiến hành đồng thời hai biện pháp về tài sản là buộc Agribank phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thư bảo lãnh với số tiền
bảo lãnh là 50 tỷ đồng và phát mãi các tài sản thế chấp được tuyên trong phần quyết định của bản án phúc thẩm.
Sau khi nhận được quyết định thi hành án của Cục Thi hành án dân sự TP.HCM, Agribank Phú Mỹ Hưng đã có văn bản đề nghị cơ quan này thi hành án theo trình tự: Agribank xin được chuyển số tiền 50 tỷ đồng vào tài khoản phong tỏa của Cục Thi hành án dân sự TP.HCM; thẩm định và bán đấu giá các tài sản thế chấp của của Công ty CP giấy Minh Thắng và bên thứ ba để Vietbank thu hồi nợ; sau khi phát mãi xong các tài sản thế chấp, nếu chưa đủ số tiền thực hiện nghĩa vụ đối với Vietbank thì sẽ trích số tiền tương ứng còn lại từ khoản 50 tỷ đồng đã được phong tỏa để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của Agribank theo quy định.
Sự việc tranh chấp xảy ra khi Cục Thi hành án dân sự TP.HCM chưa xem xét đề nghị của Agribank Phú Mỹ Hưng mà tiếp tục ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của Agribank mở tại Sở Giao dịch NHNN trong khi Cục Thi hành án dân sự TP.HCM chỉ mới kê biên 1 trong số 11 tài sản trong vụ án. Agribank Phú Mỹ Hưng cho rằng cách giải quyết này là chưa đúng trình tự nên đã có đơn kiến nghị gửi Tổng cục Thi hành án dân sự. Trong khi đó, Vietbank cũng gửi kiến nghị với Tổng cục Thi hành án Bộ Tư pháp, đề nghị thực hiện ngay thi hành án bản án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu Agribank khơng trả nợ theo bản án đã tuyên, là khấu trừ tài khoản được thì Vietbank đề nghị kê biên phát mãi trụ sở Ngân hàng Agribank khi cần thiết. Vietbank cho rằng việc Agribank cố tình khơng trả nợ theo đúng cam kết cho thấy ngân hàng này có vấn đề trong việc cấp thư bảo lãnh. Vụ việc vẫn đang trong giai đoạn tranh chấp, chưa có kết quả.
Vụ tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tại Agribank An Sương
Tương tự với vụ tranh chấp bảo lãnh tại Agribank Phú Mỹ Hưng, vụ tranh chấp bảo lãnh tại Agribank An Sương với các bên liên quan là Công ty TNHH Đức Hịa, Cơng ty TNHH Kim Ánh và Vietbank.
Tịa án có thẩm quyền xét xử vụ việc đã tuyên buộc Agribank An Sương phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với số tiền gần 47 tỷ đồng cho Vietbank. Agibank cho rằng số tiền như trên là không hợp lý. Agribank dẫn lại thông báo bán đấu giá tài
sản của Cục thi hành án dân sự TP HCM đề cập giá trị định giá tài sản thế chấp của Cơng ty Đức Hịa là 93,5 tỷ đồng, so với giá trị nợ gốc của công ty này tại Vietbank là 113,9 tỷ đồng thì số nợ cịn thiếu chỉ là 20,38 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vietbank vẫn kiên quyết đòi Agribank thanh toán đủ số tiền gần 47 tỉ đồng. Điều này gây khó khăn cho Agribank An Sương trong việc xác định số tiền phải thanh toán theo thư bảo lãnh.
Agribank An Sương đã nộp đơn kháng nghị đến cơ quan chức năng xem xét theo trình tự giám đốc thẩm vì trong quá trình xét xử, các cấp tòa án chưa xem xét kỹ yếu tố chi nhánh này chỉ phát hành bảo lãnh thanh tốn, hồn tồn khơng phát hành bảo lãnh vay vốn. Agribank An Sương chỉ làm giấy chuyển nhượng quyền thụ hưởng các chứng thư bảo lãnh, không xác nhận bảo lãnh nợ hay xác nhận cho các đương sự thế chấp chứng thư bảo lãnh này để vay vốn. Cục thi hành án dân sự TP.HCM đã quyết định tạm dừng việc thực hiện quyết định thi hành án để giải quyết các khiếu nại của Agribank.