1.3.1 Phịng ngừa, hạn chế các khoản nợ không mong muốn:
- Các NH đều thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế các khoản nợ có vấn đề cũng như nhằm tuân thủ các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.
- NH sử dụng các mơ hình lượng hóa RRTD để tính điểm, xếp loại rủi ro của KH qua đó đưa ra quyết định cấp tín dụng.
- Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng hợp lý, có chất lượng, hiệu quả
- Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ
- Xây dựng hệ thống cảnh báo RRTD, xác định dấu hiệu các khoản vay có vấn đề để có hướng xử lý kịp thời, giảm thiểu tổn thất.
- Mua các loại bảo hiểm tiền gửi, tiền vay…
1.3.2 Quản lý, xử lý các khoản nợ không mong muốn:
Rủi ro tín dụng là thực tế khơng tránh khỏi đối với hoạt động tín dụng NH, do đó NH cần phải quản lý và xử lý nó một cách hiệu quả với chi phí và tổn thất thấp nhất.
- Thực hiện phân loại nợ có vấn đề, phân tích nguyên nhân và tìm hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Nếu do ngun nhân khách quan, NH có thể sử dụng chính sách hỗ trợ KH, giúp KH vượt qua giai đoạn khó khăn, cịn trong trường hợp do nguyên nhân chủ quan, KH lừa đảo, khơng có thiện chí trả nợ, NH lập tức kiện ra tòa, thanh lý tài sản và thu hồi nợ.
- Thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ theo đúng quy định của NHNN.
- Bán nợ cho các TCTD khác hay cho công ty Quản lý và khai thác nợ VAMC để thu hồi vốn nhanh, tăng khả năng thanh khoản cho tài sản của NH đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc kiện tụng và thanh lý tài sản.