Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 60 - 62)

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại EXIMBANK (2006-2013)

2.2.3.3 Nguyên nhân khách quan

Sự thay đổi môi trường tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt… gây tổn thất cho KH, đặc biệt là các KH hoạt động ngành nghề nông lâm ngư nghiệp, kinh doanh các mặt hàng gạo, café, tiêu, điều, cao su, thuỷ hải sản… Tỷ trọng cho vay tại Eximbank đối với ngành nông lâm ngư nghiệp năm 2008 là 11.04%, năm 2009 là 14.69%, năm 2011 là 11.88%, 2012 là 9.69%, như vậy chất lượng khỏan vay của Eximbank cũng chịu tác động một phần từ các KH hoạt động trong ngành này.

Môi trường kinh tế không ổn định: Tình hình kinh tế khó khăn: Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, chất lượng tín dụng giảm và nợ xấu tăng nhanh, thị trường bất động sản đóng băng, KH gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tình trạng cơng ty phá sản, giải thể lên tới gần 30 nghìn DN, lượng hàng tồn kho ứ đọng chiếm hơn một phần tư tổng lượng hàng hóa, hoạt động sản xuất đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm gần đây, sức tiêu thụ của thị trường sụt giảm mạnh, KH của NH cũng gặp phải các khoản phải thu khó địi dẫn đến các khoản nợ quá hạn tại NH gây ra tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH cao một cách báo động.

Hệ thống pháp lý nhiều bất cập, chưa thuận lợi, kém hiệu quả: Theo quy định của Nghị định 163 về giao dịch đảm bảo, khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử

dụng đất để thu hồi nợ, các bên thỏa thuận các phương thức khác nhau như NH nhận chính tài sản bảo đảm, các bên cùng bán, giao cho bên thế chấp bán…trường hợp không thực hiện được theo thỏa thuận thì NH được chủ động chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên Bộ luật dân sự lại quy định hợp đồng mua bán phải là chủ tài sản hoặc đại diện pháp luật được uỷ quyền, như vậy, tài sản dù đã công chứng thế chấp nhưng bên nhận thế chấp vẫn không thể thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ cho bất động sản đó nếu khơng được chủ tài sản đồng ý. Để xử lý tài sản, NH phải kiện ra toà, việc này mất vài năm cho đến khi Toà ra bản án, việc thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự để xử lý tài sản đảm bảo cũng rất phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí.

Sự thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Về cơ chế, chính sách của NHNN: Do nhiều năm qua ít được đổi mới, chưa theo kịp được diễn biến của thị trường. Từ đó khơng định hướng được các dịng vốn tín dụng tới các khu vực sản xuất cần được ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, DN sản xuất hàng xuất khẩu.

Hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập: Hệ thống cung cấp thông tin của Trung tâm thơng tin tín dụng NH (CIC) mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các DN tại các TCTD, chưa có thơng tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo DN. Thông tin về KH chưa được CIC cập nhật kịp thời. Đối với KH chưa từng có quan hệ tín dụng với các TCTD nào thì CIC hồn tồn khơng có thơng tin gì về KH. CIC chưa chủ động thông báo những dự báo rủi ro về tín dụng qua mạng mà chỉ cung cấp thơng tin khi được TCTD u cầu vì vậy chưa phát huy hiệu quả cao.

Cạnh tranh giữa các TCTD chưa lành mạnh, chạy theo chỉ tiêu, bỏ qua các tiêu chuẩn, nới lỏng các điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng tín dụng của khoản vay.

Khảo sát các nguyên nhân khách quan dẫn đến RRTD phát sinh tại EXIMBANK với mức trung bình từ 2,9257 đến 4.1139: kết quả thu được cho thấy môi trường kinh tế khơng ổn định và tình hình kinh tế khó khăn là nguyên nhân chính dẫn đến RRTD tại Eximbank. Kết quả này phù hợp với đa số nguyên nhân dẫn đến RRTD tại EXIMBANK trong thời gian qua. Môi trường kinh tế khơng ổn định và tình hình kinh tế khó khăn gây nên tình trạng khó khăn chung cho tất cả các DN ở mọi ngành nghề, gây hiệu ứng lan truyền trong toàn thị trường.

3.1931 3.9455 4.1139 3.401 2.9257 3.4653 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Sự thay đổi môi trường tự nhiên Mơi trừơng kinh tế khơng ổn định Tình hình kinh tế khó khăn Hệ thống pháp lý nhiều bất cập, chưa thuận lợi, kém

hiệu quả

Sự thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa lành

mạnh

Biểu đồ 2.7: Mức độ phổ biến của các nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 60 - 62)