2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank
2.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank
Chính sách và quy trình tín dụng của Eximbank được xây dựng khá đầy đủ, cụ thể, khoa học, phù hợp với khả năng và mục tiêu hoạt động của Eximbank. Tuy nhiên chính sách tín dụng này được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn quản trị rủi ro của Việt Nam chứ chưa theo chuẩn mực quốc tế, do đó mà tình hình nợ xấu của Eximbank có thể tồi tệ hơn và gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của NH. Quy trình tín dụng bao gồm các bước cụ thể hóa chính sách tín dụng giúp cán bộ ngân hàng có cơ sở tiến hành quá trình cho vay một cách thống nhất, bài bản, khoa học, việc tuân thủ đúng quy trình sẽ hạn chế được rủi ro xảy ra. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã xảy ra tình trạng thiếu tn thủ ngun tắc, khơng đúng quy trình, đốt cháy giai đoạn, làm sai làm thiếu quy trình của dẫn đến gia tăng RRTD cho NH.
Chính sách QTRRTD cũng được Eximbank ban hành đầy đủ, cụ thể bằng văn bản nhằm giảm tối thiểu khả năng xảy ra RRTD. Chính sách QTRRTD ngồi việc đưa ra các cảnh báo sớm về các rủi ro tiềm ẩn, đưa ra các công cụ quản trị hữu hiệu, mà còn quy định cách thức giải quyết sao cho thu hồi được nợ nhiều và nhanh nhất, giảm tổn thất cho NH. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách này cịn gặp nhiều khó khăn trong thưc tế do thiếu nhân lực thực hiện, rào cản pháp lý, hành chính dẫn đến việc QTRRTD việc xử lý nợ xấu không được như mong muốn.
Áp lực hoàn thành chỉ tiêu, từ hội đồng quản trị và ban giám đốc cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến QTRRTD tại Eximbank. Chỉ tiêu lợi nhuận quá cao gây ra áp lực tăng dư nợ bất chấp rủi ro của các chi nhánh, bên cạnh đó là cho vay các hồ sơ có mối quan hệ với ban quản trị, ban lãnh đạo NH, gây sức ép cho vay không đủ điều kiện, tạo ra các nguy cơ rủi ro cao cho NH.
Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, cán bộ quản trị rủi ro có ảnh hưởng lớn đến QTRRTD, Eximbank có một đội ngũ cán bộ có trình độ từ đại học trở lên đảm nhiệm các vị trí liên quan đến cơng tác tín dụng và quản trị rủi ro, đây là những nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, có năng lực, giúp cho cơng tác quản trị hiệu quả, giảm thiểu được RRTD. Tuy nhiên do là nguồn nhân lực trẻ
nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản trị rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn và phức tạp như hiện nay. Thiếu nhân lực tại các bộ phận liên quan đến tín dụng và QTRRTD cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác QTRRTD của Eximbank hiện nay.
Hệ thống công nghệ thơng tin có ảnh hưởng khá nhiều đến công tác QTRRTD tại NH. Hệ thống thông tin của Eximbank khá cũ, mặc dù vẫn đảm bảo được các giao dịch hàng ngày nhanh chóng nhưng chưa phục vụ tốt cho công tác quản trị. Thông tin KH chưa được cập nhật thường xuyên, tính liên kết của các thông tin chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho việc đánh giá tổng qt tình hình KH. Việc đó ảnh hưởng đến việc đánh giá, xếp hạng rủi ro của KH.
2.3.3.2 Nhân tố khách quan:
Khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến RRTD và công tác QTRRTD. Việc cho vay tập trung vào một số nhóm khách hàng, một số ngành hàng như hiện nay có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho Eximbank.
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi nhưng cịn rất nhiều khó khăn, khó khăn của ngành này, cơng ty này có thể tác động mạnh đến những ngành khác, công ty khác theo hiệu ứng dây chuyền, việc này khiến cho một công ty tốt cũng gặp khơng ít khó khăn để có thể đứng vững trên thương trường. Tất cả những điều này gây ảnh hưởng đến cơng tác cấp tín dụng và QTRRTD của NH. Thị trường bất động sản vẫn cịn đóng băng khiến cho NH gặp khó khăn trong việc thanh lý tài sản thu hồi nợ.
Chính sách, quy định của CHÍNH PHủ và NHNN còn yếu và thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế đang cực kỳ khó khăn như hiện nay, gây khó khăn cho cả DN trong việc kinh doanh, khó khăn cho NHTM trong việc cấp tín dụng, QTRRTD, xử lý nợ xấu, khó khăn cho NHNN trong việc quản lý giám sát hoạt động kinh doanh của NHTM.