Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng tại Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 55)

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại EXIMBANK (2006-2013)

2.2.3 Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng tại Eximbank

2.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Chính sách tín dụng chưa phù hợp, chưa tuân thủ quy chế và quy trình cho vay. Việc cấp tín dụng cịn mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định và quyết định của ban tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng dựa vào thơng tin do KH cung cấp và đánh giá chủ quan của CBTD. Quyết định cấp tín dụng cịn thiên về tài sản đảm bảo mà không dựa vào thông tin thu thập được, việc phân tích và xử lý hồ sơ vay thiếu thận trọng. Việc cấp tín dụng khơng dựa trên nhu cầu thực tế của KH mà dựa vào trị giá tài sản đảm bảo dẫn đến việc cấp các hạn mức vay và thời hạn vay lớn hơn so với nhu cầu vay vốn và vòng quay vốn của KH. Thời hạn vay quá dài có thể khiến KH sử dụng vốn sai mục đích, ảnh hưởng khả năng trả nợ.

Các khoản vay cá nhân dựa trên thu nhập của KH và tài sản đảm bảo, trong khi đó khơng chú trọng đến mục đích vay dẫn đến việc nhiều khoản không rõ ràng, thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.

Khơng kiểm sốt được danh mục tài sản bảo đảm dẫn đến nhận các tài sản bảo đảm khơng có tính khả mại (tài sản bảo đảm là bất động sản ở vùng sâu, vùng

xa, tài sản bảo đảm là đất nông nghiệp, sà lan, tàu bè); nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba khơng có mối quan hệ với chủ cơng ty, dẫn đến việc chủ cơng ty khơng có động lực trong việc trả nợ.

Thiếu kiểm tra giám sát trong cho vay: trong thời gian cho vay, CBTD cần thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của KH, kiểm tra chứng từ sử dụng vốn đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay, kiểm tra việc chuyển giao hàng hoá, dịch vụ, xuất nhập hàng hoá phù hợp đối với mỗi khoản giải ngân. Tuy nhiên, thực tế các CBTD không thực hiện đầy đủ quy trình, kiểm tra chứng từ giải ngân qua loa, không xuống công ty để kiểm tra thực tế hàng hố…. Việc kiểm tra giám sát khoản vay khơng đầy đủ dẫn đến vốn vay có thể bị sử dụng khơng đúng mục đích.

Thiếu kiểm tra giám sát sau cho vay: sau khi giải ngân, CBTD cần thực hiện kiểm tra, giám sát khoản vay, tình hình hoạt động kinh doanh của KH định kỳ 3 tháng đối với vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, 6 tháng đối với vay đầu tư trung dài hạn … để đảm bảo KH hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hàng tồn kho khơng có biến động bất thường, đạt tiêu chuẩn chất lượng, khơng có khoản phải thu khó địi… Tuy nhiên, thực tế một số CBTD khơng thực hiện đầy đủ quy trình, định kỳ khơng xuống kiểm tra thực tế công ty mà chỉ yêu cầu KH cung cấp báo cáo tài chính để thẩm định trên giấy tờ thơi.

Hệ thống kiểm tra kiểm sốt nội bộ cịn yếu, thiếu, nặng về hình thức: hệ thống kiểm tra kiểm sốt nội bộ chỉ mới triển khai từ đầu năm 2011, chưa phát huy được hiệu quả cao, đặc biệt là chưa đáp ứng được u cầu của cơng tác phịng ngừa, phát hiện sớm vi phạm. Bên cạnh đó, bộ phận kiểm tra kiểm sốt nội bộ chưa có sự độc lập và quyền hạn đối với việc ngăn chặn các vi phạm trong hoạt động kiểm tra kiểm soát. Phần lớn các trường hợp sai phạm phát hiện khi đã có hậu quả nghiêm trọng xảy ra, xử lý rất khó khăn.

Trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ NH yếu: Năng lực chuyên môn và đạo đức của cán bộ làm cơng tác tín dụng: phần lớn các CBTD cịn ít kinh nghiệm, chưa nhận thức được đầy đủ về u cầu và tính phức tạp của cơng tác tín dụng. Khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án cịn kém nên khơng nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc KH. Ngoài nguyên nhân về năng lực chuyên mơn thì vấn đề đạo đức của CBTD cũng là yếu tố gây rủi ro cho hoạt động tín dụng. Một bộ phận CBTD thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức, thực hiện thẩm định hồ sơ vay sơ sài, vội vàng, thiếu kiểm tra kiểm soát dẫn đến khoản vay kém chất lượng, khơng có khả năng thu hồi.

Áp lực chỉ tiêu, doanh số cho vay: Nhiều khoản tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của KH hoặc mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống dẫn đến giảm thấp điều kiện tín dụng, thiếu sự phân tích, đánh giá, phân loại KH một cách đầy đủ và chính xác dẫn đến khoản vay kém chất lượng, có rủi ro cao. Áp lực từ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: Trong q trình hoạt động kinh doanh, NH khơng tránh khỏi việc cấp hạn mức tín dụng cho các KH có mối quan hệ quen biết với các thành viên trong Hội đồng quản trị, BGĐ… với các điều kiện tín dụng đơn giản, lỏng lẻo… tạo ra các khoản nợ có rủi ro cao cho NH.

Sở hữu chéo NH: đây là một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu tại NH, là việc NH cho các DN sân sau, công ty liên kết vay với các đánh giá, thẩm định rủi ro không chặt chẽ, việc giám sát khoản vay lỏng lẻo. Bên cạnh đó, một DN khi có cổ phần tại một NH, có người đại diện trong NH, thì khả năng người đại diện này hoạt động vì lợi ích của DN là rất lớn, tạo ra các khoản tín dụng kém hiệu quả, gây rủi ro cho NH.

Khảo sát thực tế mức độ phổ biến của các nguyên nhân từ phía EXIMBANK với mức ý nghĩa từ 2,4208 đến 3,7178 cho thấy việc chưa tuân thủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa tốt và trình độ

chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên tín dụng có mức phổ biến tương đối cao.

3.7178 3.1733 3.198 3.6832 3.6782 3.5 2.4208 2.4257 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Chính sách tín dụng chưa phù hợp, chưa tuân thủ quy chế và quy trình cho vay

Thiếu kiểm tra giám sát trong cho vay Thiếu kiểm tra giám sát sau cho vay Hệ thống kiểm tra kiểm sốt nội bộ cịn yếu, thiếu, nặng về hình thức Trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng yếu Áp lực chỉ tiêu, doanh số cho vay Áp lực từ HĐQT, BGĐ Sở hữu chéo NH, cho vay doanh nghiệp sân sau

Biểu đồ 2.5: Mức độ phổ biến của các nguyên nhân từ phía EXIMBANK

2.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về khách hàng vay

Sử dụng vốn sai mục đích: KH sử dụng tạm thời nguồn tiền nhàn rỗi khi chưa đến hạn trả nợ vào những mục đích khác ngồi mục đích vay vốn ban đầu. Cụ thể là KH dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn… KH không kiểm sốt được hiệu quả đầu tư và tính thanh khoản của tài sản, từ đó dẫn đến KH khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn.

Khả năng quản lý kinh doanh yếu kém: Khả năng tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của phần lớn các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ghi chép sổ sách kế tốn đầy đủ, chính xác, rõ ràng vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Hầu hết các cơng ty đều duy trì hai hệ thống sổ sách kế tốn, thơng tin cung cấp thiếu chính xác. Do vậy, khi cán bộ NH phân tích tài chính dựa trên các số liệu này thường thiếu tính thực tế và xác thực. Quy mơ kinh doanh quá lớn so với tư

án kinh doanh khả thi. Ngồi ra, các DN khi thiếu thơng tin về các đối tác, không am hiểu và nhạy bén với biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ vay NH.

Năng lực tài chính, quản trị điều hành kinh doanh của KH yếu: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của phần lớn các DN Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ghi chép sổ sách kế tốn đầy đủ, chính xác, rõ ràng vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, khi cán bộ NH phân tích tài chính dựa trên các số liệu này thường thiếu tính thực tế và xác thực. Quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh khả thi. Ngồi ra, các DN khi thiếu thơng tin về các đối tác, không am hiểu và nhạy bén với biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ vay NH. Cố tình lừa đảo NH: KH khơng có thiện chí trả nợ vay, cố tình lừa đảo NH: xảy ra đối với trường hợp DN thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm dẫn đến tiền vay luân chuyển trong nội bộ công ty, dùng một tài sản đem thế chấp tại nhiều NH khác nhau, hoặc KH làm giả giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo để thế chấp vay NH. Các trường hợp gian lận khác như: khai báo sai số liệu trên báo cáo tài chính, tạo cơ sở và niềm tin ban đầu với NH bằng việc trả gốc và lãi đầy đủ trong những lần vay đầu tiên, khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn hơn hoặc lập ra các dự án khống để vay tiền.

Khảo sát các nguyên nhân từ phía KH dẫn đến RRTD phát sinh tại EXIMBANK với mức ý nghĩa từ 2.7475 đến 4.4653; hầu hết cán bộ nhân viên đều nhận định rằng hầu hết các yếu tố đều ảnh hưởng đến RRTD, trong đó sử dụng vốn sai mục đích và khả năng quản lý kinh doanh yếu kém là những nguyên nhân chính. Ngun nhân KH cố tình lừa đảo NH được khảo sát ở mức thấp cho thấy thực chất do tình hình kinh tế khó khăn, khả năng quản lý kinh doanh yếu kém, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến RRTD.

4.4653 3.9158 3.8218 2.7475 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Sử dụng vốn sai mục đích Khả năng quản lý kinh

doanh yếu kém Khả năng tài chính yếu kém,

thiếu minh bạch Cố tình lừa đảo ngân hàng

Biểu đồ 2.6: Mức độ phổ biến của các nguyên nhân từ KH

2.2.3.3 Nguyên nhân khách quan:

Sự thay đổi môi trường tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt… gây tổn thất cho KH, đặc biệt là các KH hoạt động ngành nghề nông lâm ngư nghiệp, kinh doanh các mặt hàng gạo, café, tiêu, điều, cao su, thuỷ hải sản… Tỷ trọng cho vay tại Eximbank đối với ngành nông lâm ngư nghiệp năm 2008 là 11.04%, năm 2009 là 14.69%, năm 2011 là 11.88%, 2012 là 9.69%, như vậy chất lượng khỏan vay của Eximbank cũng chịu tác động một phần từ các KH hoạt động trong ngành này.

Môi trường kinh tế không ổn định: Tình hình kinh tế khó khăn: Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, chất lượng tín dụng giảm và nợ xấu tăng nhanh, thị trường bất động sản đóng băng, KH gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tình trạng cơng ty phá sản, giải thể lên tới gần 30 nghìn DN, lượng hàng tồn kho ứ đọng chiếm hơn một phần tư tổng lượng hàng hóa, hoạt động sản xuất đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm gần đây, sức tiêu thụ của thị trường sụt giảm mạnh, KH của NH cũng gặp phải các khoản phải thu khó địi dẫn đến các khoản nợ quá hạn tại NH gây ra tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH cao một cách báo động.

Hệ thống pháp lý nhiều bất cập, chưa thuận lợi, kém hiệu quả: Theo quy định của Nghị định 163 về giao dịch đảm bảo, khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử

dụng đất để thu hồi nợ, các bên thỏa thuận các phương thức khác nhau như NH nhận chính tài sản bảo đảm, các bên cùng bán, giao cho bên thế chấp bán…trường hợp không thực hiện được theo thỏa thuận thì NH được chủ động chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên Bộ luật dân sự lại quy định hợp đồng mua bán phải là chủ tài sản hoặc đại diện pháp luật được uỷ quyền, như vậy, tài sản dù đã công chứng thế chấp nhưng bên nhận thế chấp vẫn không thể thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ cho bất động sản đó nếu khơng được chủ tài sản đồng ý. Để xử lý tài sản, NH phải kiện ra toà, việc này mất vài năm cho đến khi Toà ra bản án, việc thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự để xử lý tài sản đảm bảo cũng rất phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí.

Sự thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Về cơ chế, chính sách của NHNN: Do nhiều năm qua ít được đổi mới, chưa theo kịp được diễn biến của thị trường. Từ đó khơng định hướng được các dịng vốn tín dụng tới các khu vực sản xuất cần được ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, DN sản xuất hàng xuất khẩu.

Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hệ thống cung cấp thông tin của Trung tâm thơng tin tín dụng NH (CIC) mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các DN tại các TCTD, chưa có thơng tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo DN. Thông tin về KH chưa được CIC cập nhật kịp thời. Đối với KH chưa từng có quan hệ tín dụng với các TCTD nào thì CIC hồn tồn khơng có thơng tin gì về KH. CIC chưa chủ động thông báo những dự báo rủi ro về tín dụng qua mạng mà chỉ cung cấp thơng tin khi được TCTD yêu cầu vì vậy chưa phát huy hiệu quả cao.

Cạnh tranh giữa các TCTD chưa lành mạnh, chạy theo chỉ tiêu, bỏ qua các tiêu chuẩn, nới lỏng các điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng tín dụng của khoản vay.

Khảo sát các nguyên nhân khách quan dẫn đến RRTD phát sinh tại EXIMBANK với mức trung bình từ 2,9257 đến 4.1139: kết quả thu được cho thấy môi trường kinh tế không ổn định và tình hình kinh tế khó khăn là nguyên nhân chính dẫn đến RRTD tại Eximbank. Kết quả này phù hợp với đa số nguyên nhân dẫn đến RRTD tại EXIMBANK trong thời gian qua. Môi trường kinh tế không ổn định và tình hình kinh tế khó khăn gây nên tình trạng khó khăn chung cho tất cả các DN ở mọi ngành nghề, gây hiệu ứng lan truyền trong toàn thị trường.

3.1931 3.9455 4.1139 3.401 2.9257 3.4653 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Sự thay đổi môi trường tự nhiên Môi trừơng kinh tế khơng ổn định Tình hình kinh tế khó khăn Hệ thống pháp lý nhiều bất cập, chưa thuận lợi, kém

hiệu quả

Sự thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa lành

mạnh

Biểu đồ 2.7: Mức độ phổ biến của các nguyên nhân khách quan

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank

2.3.1 Phân tích các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank 2.3.1.1 Nguyên tắc và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng 2.3.1.1 Nguyên tắc và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)