Kinh nghiệm quản trị rủi ro của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34)

1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới và bà

1.5.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro của Hàn Quốc

1.5.2.1 Bối cảnh kinh tế Hàn Quốc:

Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, với một nền kinh tế yếu kém, vốn dựa quá nhiều vào việc mở rộng thị trường và vay mượn, nhà đầu từ nước ngoài ào ạt rút vốn khỏi thị trường dẫn đến khủng hoảng tín dụng trầm trọng tại Hàn Quốc.

Tính đến cuối tháng 3/1998, tổng nợ xấu của các tổ chức tài chính của Hàn Quốc lên tới 118 nghìn tỷ Won (18% tổng dư nợ), chiếm tới 27% GDP; trong đó, 50 nghìn tỷ Won là các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, chiếm 42% tổng nợ xấu, 68 nghìn tỷ Won cịn lại là các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ cao. 1.5.2.2 Biện pháp xử lý:

- Thành lập Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation- KAMCO) và phát triển thị trường thứ cấp cho các khoản nợ xấu, các chứng khoán được bảo đảm bằng nợ xấu được tiến hành giao dịch thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư.

- Xử lý các khoản nợ xấu có nguy cơ vỡ nợ cao bằng 2 biện pháp: Buộc các TCTD phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu các KH trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp; Để KAMCO mua lại một nửa các khoản nợ xấu.

- Phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế: áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế để đánh giá thực trạng nợ xấu của các TCTC, tiêu chuẩn phân loại nợ được thắt chặt. Theo tiêu chí phân loại nợ, 68 nghìn tỷ Won nợ xấu quá hạn trên 6 tháng đã tăng lên 88 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1999.

- Huy động nguồn vốn qua phát hành trái phiếu. Khoản tiền huy động này được thu hồi tới 56% thông qua việc bán lại cổ phần của các NH đã được bơm vốn, giá trị thu hồi được từ xử lý các khoàn nợ xấu và bán các tài sản thế chấp. Số tiền không thu hồi được được chuyển thành khoản nợ của Chính phủ thơng qua việc chuyển các trái phiếu thành trái phiếu Chính phủ, tăng phí bảo hiểm tiền gửi…

- Chứng khốn hóa nợ xấu, tịch thu tài sản thế chấp, tái cơ cấu nợ.

KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu nếu cơng ty đó có khả năng hồi phục, giảm lãi suất, giãn nợ…

- Ngồi ra, cịn có các biện pháp khác như truy đòi lại chủ nợ ban đầu của khoản nợ xấu, bán khoản nợ cho các công ty quản lý tài sản, công ty tái cơ cấu DN để mua lại cổ phiếu của các công ty này và tiến hành tái cơ cấu lại hoạt động của công ty…

1.5.2.3 Kết quả và Bài học

Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2002, KAMCO đã thu hồi được 30,3 nghìn tỷ Won, tương ứng với tỷ lệ thu hồi là 46,8% trên giá trị khoản nợ.

Nhờ sử dụng đồng loạt các biện pháp xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17,7% vào năm 1998 xuống còn 14,9%, 10,4%, 5,6%, và 3,9% vào các năm 1999, 2000, 2001 và 2002.

Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu DN, tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế là do Chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và tồn diện, triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý khi đưa KAMCO vào hoạt động và phát triển thị trường thứ cấp cho các khoản nợ xấu, các chứng khoán được bảo đảm bằng nợ xấu được tiến hành giao dịch thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư.

1.5.3 Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng:

- Đối với NHNN:

Một là, tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu hệ thống NH, tập trung đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, cơ cấu lại hoạt động kinh

doanh, xử lý nợ xấu và vấn đề sở hữu chéo, đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức phi NH.

Hai là, cần phải quy định rõ trách nhiệm của VAMC trong việc xử lý nợ xấu, VAMC sẽ phải xử lý được một khoản nợ xấu xác định trong khoảng thời gian cụ thể, xác định.

Ba là, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu tại các NHTM.

- Đối với NHTM:

Một là, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng theo đúng quy định của NHNN và theo chuẩn mực quốc tế.

Hai là, xây dựng mơ hình quản lý rủi ro có hệ thống, áp dụng khoa học cơng nghệ vào việc quản lý, cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro, thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo, tình hình của DN, định kỳ 1 tháng đánh giá lại một lần thay vì 3 tháng, 6 tháng như trước đây để kịp thời phát hiện và ngăn chặn RRTD.

Ba là, nâng cao vai trị và tính độc lập khách quan của bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ để phát huy tối đa vai trò của bộ phận này trong việc phát hiện và ngăn chặn RRTD.

Bốn là, xây dựng một hệ thống QTRR mà trong đó việc QTRR không chỉ là việc của riêng bộ phận kiểm tra kiểm soát rủi ro, mà việc QTRR là việc của mỗi một nhân viên trong NH.

Năm là, tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các quy trình, chính sách tín dụng. Khơng chỉ chú trọng tài sản đảm bảo mà phải quan tâm đến dòng tiền, năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh…

Sáu là, tiến hành bán nợ xấu cho công ty quản lý nợ (AMC) và cho VAMC để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM, giúp NHTM tập trung toàn lực vào hoạt động kinh doanh.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng phải tính đến các điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là (1) kinh tế vĩ mô chưa ổn định, (2) hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản trong khi thị trường bất động sản đang đóng băng và chỉ có thể phục hồi trong trung dài hạn, (3) xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho CHÍNH PHủ và các NHTM.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 nêu lên một số khái niệm về RRTD, các biểu hiện của RRTD cũng như nguyên nhân gây ra RRTD tại các NHTM. Cùng với đó là đưa ra khái niệm và nội dung QTRRTD tại NHTM đề làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác QTRRTD tại Eximbank trong thời gian qua. Đồng thời chương này cũng đưa ra một số kinh nghiệm QTRRTD tại các nước Hàn Quốc và Hoa Kỳ làm bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng trong việc hồn thiện cơng tác QTRRTD. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1 Khái quát về EXIMBANK

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những NH thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

NH đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép NH hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương với 12,5 triệu Đô la Mỹ với tên mới là NH thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ((Vietnam Export Import Commercial Joint – Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Trụ sở hiện nay đặt tại tầng 8 – Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trong, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM.

2.1.3 Nhân sự:

Xác định nguồn nhân lực là động lực quyết định sự phát triển của Eximbank, do đó trong các năm qua Eximbank đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng thông qua việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và chính sách đãi ngộ thỏa đáng.

Tuyển dụng là khâu quan trọng, đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển và chất lượng lao động. Tính đến cuối năm 2013, tổng số nhân sự của Eximbank là 5.362 người, trong đó trình độ đại học trở lên là 4.075 người, chiếm 76%, trình độ cao đẳng là 268 người, chiếm 5%, trung cấp là 268 người, chiếm 5%, còn lại là sơ cấp và phổ thông chiếm 14%. Eximbank duy trì cơ cấu nhân sự trẻ, năng động, trong đó có 80% có độ tuổi từ 18-35 tuổi. (Nguồn: Báo cáo thường niên 2013). Việc sắp xếp nhân sự được chú trọng nhằm đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc.

Đào tạo được chú trọng nhằm củng cố, duy trì, phát triển nguồn nhân lực. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn…, nâng cao chất lượng cán bộ.

Công tác đãi ngộ cũng được quan tâm nhằm duy trì, phát triển nhân lực. Thu nhập bình quân đầu người của Eximbank tăng qua các năm.

Nói chung, nguồn nhân lực Eximbank các năm qua phát triển cả về chất lượng và số lượng. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Eximbank là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quàn trị ngân hàng, đội ngũ nhân viên có nhiệt huyết, có trình độ, được đào tạo bài bản, thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.

2.1.4 Kết quả hoạt động của Eximbank từ 2006 - 2013

Trước tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp khó lường, tình hình kinh tế trong nước năm 2012 tiếp tục gặp nhiều khó khăn thử thách, tăng trưởng kinh tế

CHÍNH PHủ đã ban hành nhiều giải pháp như: miễn, giảm thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế cho một số đối tượng DN, cá nhân, hộ kinh doanh; rà soát sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính… nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư, chỉ đạo NHNN hạ mặt bằng lãi suất cho vay, thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh… Mặc dù vậy, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn cịn khó khăn, trì trệ, hàng tồn khi vẫn ở mức cao. Trong bối cảnh mơi trường hoạt động cịn nhiều khó khăn, Eximbank đã nỗ lực tiếp tục củng cố vị thế là một trong những NH thương mại cổ phần hàng đầu của Việt Nam, duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hoạt động chính của Eximbank (2006-2013) ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn điều lệ 1,212 2,800 7,220 8,800 10,560 12,355 12,355 12,355 Vốn chủ sở hữu 1,947 6,295 12,84 4 13,353 13,511 16,303 15,812 14,680 Tổng tài sản 18,327 33,71 0 48,24 8 65,448 131,11 1 183,56 7 170,15 6 169,83 5 Huy động vốn 13,467 22,91 4 32,33 1 46,989 70,705 72,777 85,519 82,650 Tổng dƣ nợ cho vay 10,207 18,45 2 21,23 2 35,580 62,346 74,663 74,922 83,354

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc trích dự

phịng RRTD Chi phí dự

phịng rủi ro -47 -34 -320 -137 -265 -271 -239 -300 Lợi nhuận trƣớc

thuế 358 629 969 1,533 2,378 4,056 2,851 827 Lợi nhuận sau

thuế 258 463 711 1,133 1,815 3,039 2,139 658 ROA 1.74% 1.78% 1.74 % 1.99% 1.85% 1.93% 1.20% 0.39% ROE 18.66 % 11.26 % 7.43 % 8.65% 13.51 % 20.39 % 13.30 % 4.49% Tổng nợ xấu 86.4 161.4 3 1,000 703.97 885.5 1,203 988 1,652 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank từ 2006 đến 2013)

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm tỷ đồ ng Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Huy động vốn Tổng dư nợ cho vay

Biểu đồ 2.1: Các chỉ tiêu hoạt động chính của Eximbank (2006-2013)

Cùng với sự tăng trưởng mạnh của hệ thống NH Việt Nam trong thời gian gần đây, Eximbank đạt tốc độ tăng trưởng mạnh về tài sản. Từ năm 2006 đến cuối năm 2013, tổng tài sản của Eximbank đã tăng hơn 8 lần, từ 18,327 tỷ đồng lên

169,835 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu năm 2013 là 14,680 tỷ đồng, tăng 6.5 lần so với 2006, giảm 1,132 tỷ đồng so với năm 2012.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của Eximbank giảm 3.4% so với năm 2012, đạt 82.650 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch.

Tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư đến cuối năm 2013 đạt 83,354 tỷ đồng, tăng 11.22 % so với năm 2012, hoàn thành 97% kế hoạch. Tổng nợ xấu năm 2013 là 1,652 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2012, và cao nhất so với các năm, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1.98%.

Lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm từ năm 2006 đến năm 2011, cụ thể lợi nhuận trước thuế tăng từ 358 tỷ đồng vào 2006 tăng lên 4,056 tỷ đồng vào 2011, tuy nhiên năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn, lợi nhuận trước thuế của Eximbank giảm xuống còn 2,851 tỷ đồng, năm 2013 còn 827 tỷ đồng. Với kết quả lợi nhuận đạt được trong năm 2013, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) của Eximbank đạt 0.39%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 4.49%. Do tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Eximbank tăng khá nhanh trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2011 nên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Eximbank thấp hơn so với các NHTMCHÍNH PHủ khác, tuy nhiên đến năm 2012, tỷ lệ này của Eximbank đã vượt lên cao hơn so với trung bình ngành. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của Eximbank cũng ln đạt vị trí cao hơn so với trung bình ngành.

Bảng 2.2: Thị phần huy động, cho vay của Eximbank 2013 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng

Ngân hàng Thị phần cho vay tỷ lệ Thị phần huy động tỷ lệ

Agribank 504,876 14.5% 550,000 14.7%

Vietinbank 376,288 10.8% 364,497 9.8%

Vietcombank 274,314 7.9% 332,244 8.9% ACB 107,190 3.1% 138,110 3.7% MB 87,743 2.5% 136,088 3.6% SCB 93,042 2.7% 132,000 3.5% Sacombank 109,565 3.2% 131,644 3.5% Techcombank 70,274 2.0% 119,977 3.2% Eximbank 83,354 2.4% 79,472 2.1% Khác 1,380,304 39.7% 1,411,634 37.8% Tổng cộng 3,477,985 100.0% 3,734,568 100.0%

(Nguồn: An Huy (04/2014), Thị phần ngân hàng: Những miếng bánh ngon nhất thuộc về ai?)

Biểu đồ 2.2: Thị phần huy động, cho vay của Eximbank 2013

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại EXIMBANK (2006-2013)

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng

Cho vay là hoạt động chủ yếu của NH, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất của NH. Quán triệt mục tiêu

tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, Eximbank đã triển khai cơng tác chuyển đổi mơ hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế. Công tác sử dụng vốn được tiến hành hết sức linh hoạt mà vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa RRTD xảy ra.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại KH (2006-2013) ĐVT: tỷ đồng

Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

KH DN 6,046 10,730 14,013 26,827 40,526 55,681 48,454 54,336 KH cá nhân 4,161 7,722 7,219 11,555 21,822 18,982 26,468 29,018 Tổng cộng 10,207 18,452 21,232 38,382 62,348 74,663 74,922 83,354

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank từ 2006 đến 2013)

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm tỷ đồ ng KH cá nhân KH doanh nghiệp

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại KH (2006-2013)

Năm 2007, cùng với sự thành công chung của ngành NH, Eximbank cũng đạt được nhiều thành công trên các lĩnh vực hoạt động. Dư nợ tín dụng theo đó đạt 18,452 tỷ đồng, tăng 81% so với năm 2006, trong đó cho vay KH DN chiếm tỷ trọng 58%,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)