2.4 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank trong thời gian vừa
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Vai trò của kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa cao, chưa độc lập tự chủ trong việc ra quyết định ngăn chặn đối với các khoản vay chưa đủ điều kiện. Kiểm toán nội bộ mỗi năm chỉ kiểm toán một lần, kiểm tra theo kiểu chọn mẫu, chủ yếu là các hồ sơ có dư nợ lớn, trong khi các hồ sơ nhỏ khơng được chú ý, sai phạm thiếu xót có thể nằm ở đây.
Áp lực chỉ tiêu, cạnh tranh giành thị phần cũng là nguyên nhân khiến cho các nguyên tắc, quy định bị nới lỏng, giải quyết hồ sơ nhanh để lôi kéo khách hàng nhưng chừng từ không đầy đủ.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa phù hợp, chưa loại bỏ được tính chất chủ quan của thông tin và đánh giá của cán bộ thẩm định.
Hệ thống công nghệ thông tin chưa được quan tâm chú trọng đúng mực, chưa được nâng cấp.
Nhân sự chưa có chính sách bố trí hợp lý, cơng tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân sự, chế độ đãi ngộ chưa thật sự tốt.
Nguyên nhân khách quan: do thông tin trên thị trường chưa minh bạch, báo cáo tài chính do KH cung cấp số liệu khơng đáng tin cậy, dẫn đến gây khó khăn cho việc thẩm định tình hình tài chính của KH.
Việc xử lý nợ xấu chưa tốt, quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này có nguyên nhân khách quan là do trình tự thủ tục pháp lý và thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ NH xử lý tài sản thu hồi nợ cịn kéo dài, khó khăn, thủ tục rườm rà. Nguyên nhân chủ quan là do chưa có sự phối hợp giữa chi nhánh và Trung tâm quản lý nợ, việc kiện tụng hiện nay đều do cán bộ tín dụng của chi nhánh thực hiện, kinh nghiệm cịn ít, thiếu chun nghiệp dẫn đến việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện còn chậm, dẫn đến việc xử lý nợ bị kéo dài.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu và phân tích các vấn đề như:
Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Eximbank, sơ đồ tổ chức, quy mơ của NH.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng RRTD của Eximbank từ năm 2006 đến 2013 và các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những RRTD đó; phân tích thực trạng QTRRTD tại Eximbank với các nội dung, phương pháp QTRRTD, phân tích thực trạng xử lý RRTD của Eximbank trong thời gian qua.
Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng RRTD, QTRRTD, tác giả đã đưa ra ý kiến đánh giá về hoạt động QTRRTD tại Eximbank trong thời gian qua với những kết quả đạt được, những mặt yếu cần khắc phục cũng như nguyên nhân của những yếu kém đó.
Những vấn đề được nêu lên ở chương 1 và chương 2 là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp QTRRTD tại Eximbank trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1 Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng của Eximbank
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị - xã hội trên tồn thế giới, cùng với đó là sự sụp đổ của hảng loạt ngân hàng lớn thâm niên hoạt động hàng trăm năm làm rung chuyển nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO đem lại cơ hội và cả thách thức cho các DN và NH Việt Nam, áp lực cạnh tranh tăng, tình hình kinh tế khó khăn và phức tạp hơn, khả năng bị tổn thương cao hơn, rủi ro tăng cao và biến chuyển khó lường hơn đặc biệt đối với các NH Việt Nam. NHTM hoạt động với mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu, kèm theo đó rủi ro là khơng thể tránh khỏi. Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho NHTM, và RRTD cũng là rủi ro quan trọng nhất, có ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động của NHTM và cho cả nền kinh tế. Do đó, việc QTRRTD là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NH nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững, ổn định. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế chưa phục hồi, bên cạnh việc phát triển sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng nghiệp vụ thì địi hỏi các NHTM nói chung và Eximbank nói riêng phải hồn thiện bộ máy quản trị rủi ro nói chung và QTRRTD nói riêng.
Mặc dù cơng tác QTRRTD các năm qua đều được chú trọng cải thiện, tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp, nhưng đó là theo chuẩn mực của Việt Nam, còn nếu so với chuẩn mực quốc tế và nếu báo cáo một cách đầy đủ và chính xác thì tỷ lệ nợ xấu của Eximbank vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng thấp, tín dụng vẫn cịn tập trung vào một số KH, nhóm KH, ngành nghề… Như vậy có thể thấy cơng tác QTRRTD còn nhiều hạn chế cần cải thiện hơn nữa.
Trong thời gian tới, Eximbank cần đưa ra một hệ thống QTRRTD tốt, trong đó xác định rõ chính sách tín dụng, chiến lược phát triển tín dụng, chiến lược rủi ro hay mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, xây dựng đội ngũ giám sát, kiểm sốt tín
dụng nội bộ hiệu quả nhằm đảm bảo các chính sách, quy trình, quy định được tn thủ một cách triệt để.