Đặc điểm của Bảng cân bằng điểm áp dụng trong các tổ chức giáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 35 - 40)

lợi nhuận trên thế giới và bài học vận dụng tại Việt Nam

Mặc dù Bảng cân bằng điểm ban đầu được thiết kế cho các tổ chức kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, mơ hình này đủ linh hoạt cho tất cả các tổ chức bao gồm các trường đại học và cao đẳng (Papenhausen and Einstein, 2006). Tuy không nhiều và đa dạng như các nghiên cứu về Bảng cân bằng điểm áp dụng trong các doanh nghiệp nhưng các nghiên cứu về mơ hình này áp dụng trong lĩnh vực giáo dục cũng đã được đăng tải trên báo chí của khá nhiều nước. Trong số đó phải kể đến nghiên cứu của Bailey, ông tiến hành khảo sát ý kiến của các Hiệu trưởng trường kinh doanh về thước đo hữu ích cho một Bảng cân bằng điểm (Bailey et al, 1999). Chang và Chow chỉ ra rằng có 69 khoa kế tốn thuộc các trường đại học hàng đầu

đang sử dụng Bảng cân bằng điểm và nhận được những hữu ích từ ứng dụng này

(Chang and Chow, 1999). Kaplan và Norton giới thiệu Bản đồ chiến lược cũng như những kết quả đạt được từ việc áp dụng Bảng cân bằng điểm của hệ thống trường học quận Fulton (Kaplan and Norton, 2003). Karathanos và Karathanos đã mô tả Tiêu chuẩn giáo dục Baldrige về hiệu quả xuất sắc. Thông qua đó để giới thiệu khái niệm về Bảng cân bằng điểm trong giáo dục và thảo luận về sự khác biệt cũng như những

trong giáo dục (Karathanos and Karathanos, 2005). Papenhausen và Einstein hướng dẫn cách thực hiện Bảng cân bằng điểm với các mục tiêu và thước đo cụ thể tại một

trường đại học kinh doanh (Papenhausen and Einstein, 2006). Kassahun đã phát thảo

một bảng điểm học tập như là một khuôn mẫu chiến lược để đo lường thành quả hoạt

động ở Ethiopia (Kassahun, 2010).

Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên thế giới, Bảng cân bằng điểm áp

dụng trong các tổ chức giáo dục cũng có kết cấu gồm bốn phương diện như Bảng cân bằng điểm được thiết kế ban đầu của Kaplan và Norton, tuy nhiên chúng có một số điểm khác biệt như sau:

Phương diện khách hàng: Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng việc xác định khách hàng của các tổ chức giáo dục đại học không đơn giản như các doanh nghiệp. Khách hàng của các trường đại học là ai? Liệu sinh viên có phải là khách hàng của các trường khơng? Khi xem xét các nghiên cứu về Bảng cân bằng

điểm áp dụng trong các tổ chức giáo dục đại học tại Việt Nam đều cho rằng khách

hàng chính là sinh viên. Tuy nhiên, Bailey et al (1999) lại cho rằng các khái niệm

sinh viên là khách hàng đã khơng cịn phù hợp. Sinh viên không phải là người sử

dụng dịch vụ cuối cùng của các tổ chức giáo dục mà đó chính là các nhà tuyển dụng – người thuê sinh viên của các trường. Sinh viên được xem như là sản phẩm đào tạo của các trường, nếu sản phẩm đào tạo ấy không đáp ứng được yêu cầu của thị

trường thì sẽ khơng nhận được sự hài lịng của các nhà tuyển dụng. Trong thực tế,

một số ngành công nghiệp đã khơng hài lịng với các sản phẩm được cung cấp từ các viện đào tạo, các trường đại học chính vì vậy mà họ đã và đang ngày càng phát triển các chương trình giáo dục cho riêng họ như Motorola, Pepsi-Cola, Genneral Electric, General Motors, Nokia và nhiều công ty Nhật Bản khác. Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều ủng hộ quan điểm này và cho rằng khách hàng của các tổ chức giáo dục đại học khơng chỉ có sinh viên. Bên cạnh sinh viên, khách hàng của các tổ chức giáo dục đại học còn là các nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, phụ huynh và cộng đồng…Vì vậy, phương diện khách hàng trong Bảng cân bằng điểm

nên được đổi tên thành phương diện các bên liên quan (Papenhausen and Einstein,

Về phương diện quy trình nội bộ: Đây là những quy trình quan trọng cần

được cải thiện nhằm thúc đẩy sự hài lòng của các bên liên quan và sau đó đạt được

sứ mạng của các trường. Theo kết quả khảo sát 38 Hiệu trưởng trường kinh doanh của Bailey, có năm quy trình hoạt động nội bộ đó là: (1) chất lượng giảng dạy/học tập; (2) chất lượng và sự đổi mới của chương trình; (3) chất lượng giảng viên; (4) hiệu quả của các dịch vụ; (5) đề xuất chiến lược (Bailey et al, 1999). Papenhausen and Einstein (2006) và Farid et al (2008) đều cho rằng các quy trình nội bộ quan trọng của các trường đại học gồm bốn quy trình:

Một là chất lượng giảng dạy/học tập: Đây là quy trình nhằm nâng cao việc dạy và học của giảng viên và sinh viên.

Hai là chất lượng và sự đổi mới của chương trình giảng dạy: Đây là quy trình nhằm phát triển các chương trình giảng dạy xuất sắc và mang tính sáng tạo.

Ba là chất lượng của giảng viên: Đây là quy trình nhằm cải thiện chất lượng giảng viên của các trường đại học.

Bốn là hiệu quả và hiệu suất của các dịch vụ: Đây là quy trình nhằm cung cấp các dịch vụ cho các bên liên quan một cách có hiệu quả và hiệu suất cao.

Về phương diện học hỏi và phát triển: Ở các trường đại học, giảng viên là

người đóng vai trị trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ trí tuệ. Dịch vụ tốt thể hiện trước hết ở chất lượng giảng dạy trong từng tiết học, chất lượng đầu ra và sự tiện lợi

của các dịch vụ hỗ trợ. Để hoàn thành sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất

lượng cao cho xã hội, địi hỏi đội ngũ giảng viên phải khơng ngừng học tập, nâng

cao trình độ chun mơn lẫn kiến thức xã hội và kỹ năng sống. Phương diện này

nhấn mạnh đến khả năng của các tổ chức trong việc duy trì và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan cũng như cải tiến các quy trình hoạt động một cách có hiệu quả.

Bailey et al (1999) đề xuất ba chủ đề quan trọng trong phương diện này gồm: chất

lượng giảng viên; chất lượng CSVC; quy trình định hướng nhiệm vụ và hệ thống khen thưởng. Sau đó, trong nghiên cứu của mình các tác giả Papenhausen and Einstein (2006) và Farid et al (2008) cũng đã kế thừa đề xuất trên của Bailey khi phát triển các mục tiêu và thước đo cụ thể trên phương diện này.

Về phương diện tài chính: Cũng giống như các tổ chức cơng, các tổ chức

giáo dục cũng khơng thể hồn thành tốt sứ mạng của mình mà khơng quan tâm đến vấn đề tài chính. Tuy nhiên, quan điểm về vị trí của phương diện tài chính trên Bản

đồ chiến lược và Bảng cân bằng điểm thì lại có sự khác nhau giữa các tác giả.

Kaplan và Norton giới thiệu Bản đồ chiến lược của hệ thống trường học ở quận Fulton với phương diện tài chính đặt ở dưới cùng (xem Phụ lục 3). Theo đó, mục

tiêu quản lý tài chính hiệu quả được đánh giá bằng số tiền chi tiêu cho việc giảng dạy, số dư quỹ và chênh lệch ngân sách (Kaplan and Norton, 2003). Kassahun chỉ ra rằng hầu hết các trường đại học ở Ethiopia đều là trường công lập, hoạt động

khơng vì mục tiêu lợi nhuận nên mục tiêu tài chính khơng phải là mục tiêu cuối cùng của các trường (Kassahun, 2010). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác thì cho rằng phương diện tài chính nên được đặt ở trên cùng của Bản đồ chiến lược và Bảng cân bằng điểm. Các tác giả đại diện cho quan điểm này như Papenhausen and Einstien (2006) và Farid et al (2008). Phụ lục 4 thể hiện Bản đồ chiến lược của

Trường Đại học Massachusetts-Dartmouth với mục tiêu tài chính được đặt ở trên

cùng của Bản đồ chiến lược.

Trên đây là đặc điểm của Bảng cân bằng điểm áp dụng trong các tổ chức giáo dục trên thế giới. Tác giả nghĩ rằng khi áp dụng Bảng cân bằng điểm trong các

trường đại học ở Việt Nam thì có thể chia thành hai nhóm sau: (1) Nhóm các trường đại học phi lợi nhuận (trường công lập và trường ngồi cơng lập nhưng khơng vì mục tiêu lợi nhuận); (2) Nhóm các trường đại học ngồi cơng lập vì mục tiêu lợi nhuận. Theo đó, các trường đại học thuộc nhóm một sẽ có Bảng cân bằng điểm giống các tổ chức cơng với phương diện tài chính đặt ở dưới cùng. Còn các trường

đại học thuộc nhóm hai sẽ có Bảng cân bằng điểm giống như các tổ chức kinh doanh tức là phương diện tài chính đặt trên cùng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bảng cân bằng điểm là phương pháp nhằm chuyển hóa tầm nhìn và chiến

lược của tổ chức thành các mục tiêu và thước đo cụ thể trên bốn phương diện:

khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển, tài chính.

Từ khi ra đời đến nay, Bảng cân bằng điểm đã được chính Kaplan và một số học giả khác trên khắp thế giới nghiên cứu bổ sung và dần hồn thiện với mục đích làm cho nó trở nên đa năng hơn, dễ áp dụng hơn, thích ứng với những thay đổi của

môi trường và điều kiện khác nhau. Thành công từ việc áp dụng Bảng cân bằng

điểm trong các tổ chức lợi nhuận là khơng cịn nghi ngờ gì nữa. Các tổ chức cơng

cũng bắt đầu tìm hiểu về mơ hình này và họ nhận ra cần phải có một chút sửa đổi về khuôn mẫu, vị trí và tên gọi các phương diện như sứ mạng được đưa lên trên

cùng, phía dưới sứ mạng là phương diện các bên liên quan, phương diện tài chính

được đưa xuống dưới cùng của mơ hình.

Trong q trình phát triển cấu trúc liên kết nhân quả, Kaplan và Norton đã phát hiện ra Bản đồ chiến lược. Bản đồ chiến lược bao gồm các mục tiêu trên từng

phương diện mà tổ chức phải làm tốt để thực thi chiến lược. Nhưng làm sao để biết tổ

chức có đạt được các mục tiêu đó hay khơng thì cần có các thước đo trên Bảng cân bằng điểm. Các thước đo trên mỗi phương diện không phải được lựa chọn một cách ngẫu nhiên mà phải phù hợp với các mục tiêu trên Bản đồ chiến lược.

Tuy không nhiều và đa dạng như các nghiên cứu về Bảng cân bằng điểm áp dụng trong các tổ chức lợi nhuận nhưng các nghiên cứu về Bảng cân bằng điểm áp dụng trong lĩnh vực giáo dục cũng đã được đăng tải trên báo chí của nhiều nước trên thế giới. Khi áp dụng mơ hình này trong các tổ chức giáo dục cần lưu ý một số

điểm như: sứ mạng được đưa lên trên cùng; khách hàng của các tổ chức giáo dục

khơng chỉ là sinh viên mà cịn có nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, phụ huynh và cộng

đồng; có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí phương diện tài chính, tùy vào đặc điểm của mỗi trường mà xác định vị trí của phương diện tài chính cho phù hợp.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)