Trình độ chuyên môn của giảng viên Trường ĐHQN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 51)

Nhà trường cũng chú trọng đến công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý thực sự có

trình độ và có năng lực vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường làm việc hiệu quả, ln hồn thành nhiệm vụ được giao. Hiện tại, Trường có 70 cán bộ quản lý (xem Phụ lục 11) trong đó phó giáo sư chiếm 11%, tiến sĩ chiếm đến 50%, thạc sĩ

chiếm 36% và cử nhân chỉ chiếm 3%.

Hình 2.5: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý Trường Đại học Quy Nhơn

Cơ sở vật chất

Trường Đại học Quy Nhơn tọa lạc trên đường An Dương Vương, của Thành

phố Quy Nhơn với diện tích 145.570 m2. Trường nằm ở vị trí giao thơng thuận lợi, hướng ra biển và được đánh giá là một trong những trường có vị trí đẹp nhất nước ta. Đến năm 2006, Trường được UBND tỉnh Bình Định giao 97.299 m2 đất tại xã Nhơn

Tân, huyện An Nhơn (cách thành phố Quy Nhơn 40 km) làm trại thực nghiệm. Thực trạng CSVC của Trường Đại học Quy Nhơn (Phụ lục 12) cụ thể như sau:

Khu giảng đường: Trường hiện có 109 phịng học với diện tích sàn xây dựng

là 14.127 m2. Hầu hết các phịng học đều được bố trí bàn, ghế, bảng, âm thanh, ánh sáng, máy chiếu đầy đủ phù hợp với hệ thống đào tạo tín chỉ.

Khu Hành chính và các Khoa: Hiện nay, Nhà trường đang sử dụng tòa nhà 4

tầng và tòa nhà 15 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 14.557 m2 để bố trí cho các phịng ban và các khoa làm việc.

Khu thể dục thể thao: Nhà trường có một nhà tập thể dục 490 m2

, 2 sân bóng

đá và các sân bãi phục vụ hoạt động thể dục thể thao. Hiện nay, Nhà trường đang tiến

Ký túc xá: Hiện nay, Nhà trường có 6 ký túc xá khang trang với 450 phịng với tổng diện tích sàn xây dựng 22.439 m2, đã bố trí chỗ ở cho 4.800 sinh viên.

Diện tích bình qn trên một sinh viên ở ký túc xá là 4,67 m2/sinh viên.

Thư viện: Thư viện Trường có khn viên độc lập, n tĩnh, thống mát với

diện tích sàn xây dựng 2.560 m2, trong đó có 6 kho chứa sách, báo – tạp chí; 1

phịng tra cứu; 1 phịng hội thảo và 1 phòng khai thác mạng. Hệ thống phòng đọc

với 900 chỗ ngồi mở cửa phục vụ từ 7h00 đến 17h00 hàng ngày.

Khu thực hành, thực nghiệm: Trung tâm Thí nghiệm – Thực hành có gần 60

phịng, xưởng thí nghiệm được bố trí tập trung ở nhà A6 và A7 phục vụ cho các học phần của gần 20 ngành đào tạo đại học và cao học. Năm 2006, Nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định giao cho 97.299 m2 để làm trại thực nghiệm.

Công nghệ thông tin

Thời gian qua, Nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị tin học nhằm hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động dạy học và NCKH. Hiện tại, hầu hết các phòng học đều được trang bị máy chiếu, hệ thống âm thanh để phục vụ tốt cho việc dạy và học. Các phịng thí nghiệm, thực hành được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để sinh viên và giảng viên học tập và nghiên cứu.

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Phịng Kế hoạch – Tài chính, Phịng Đào tạo

và Phòng Tổ chức – Cán bộ cũng được trang bị phần mềm quản lý riêng. Trường

cũng đã phối hợp với Viettel nối mạng Internet cáp quang và phủ sóng Wifi khắp diện tích trường, có trang thơng tin điện tử của Trường và các Khoa/ Phòng ban. Các Khoa, trung tâm, các phòng chức năng đều được trang bị máy tính, kết nội mạng nội bộ và Internet nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý và phục vụ đào tạo.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát các bên liên quan (Phụ lục 20, 21) cho thấy các

bên liên quan chưa hài lòng với chất lượng của CSVC của Nhà trường. Mức độ hài

lịng bình qn của sinh viên về CSVC là 3,2 cịn mức độ hài lịng bình qn của cán bộ, giảng viên và nhân viên về CSVC là 3,3. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống wifi, thư viện của Nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tra cứu của sinh viên và giảng viên.

Môi trường làm việc

Nhà trường luôn tạo môi trường dân chủ để cán bộ quản lý, giảng viên và nhân

viên tham gia góp ý kiến rộng rãi đối với các chủ trương, kế hoạch của Trường. Hàng tuần, theo lịch công tác tuần, Hiệu trưởng đều tiếp cán bộ, giảng viên và sinh viên tại phịng làm việc của mình. Hàng năm, Hội nghị cơng chức, viên chức tại các đơn vị

được thực hiện trước Hội nghị công chức, viên chức cấp trường, do đó những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giảng viên đều được đơng đảo cán bộ góp ý bằng văn bản chuyển đến các cấp lãnh đạo của Trường và được

Hiệu trưởng trực tiếp giải đáp trong Hội nghị công chức, viên chức cấp trường.

Các khiếu nại, tố cáo và ý kiến đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng

viên và nhân viên được Nhà trường giải quyết theo chức năng của các đơn vị có

thẩm quyền như Phịng thanh tra, Ban thanh tra nhân dân, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy,

Ủy ban kiểm tra Cơng đồn.

2.2.3.2. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện học hỏi và phát triển phát triển

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tìm hiểu về chiến lược và tầm nhìn của Trường đến năm 2020, Báo cáo tự đánh giá năm 2010, Báo cáo đại hội đại biểu cán bộ công chức, viên chức và một số các tài liệu khác liên quan, tác giả tổng hợp được các mục tiêu và thước đo cho phương diện này như sau:

Mục tiêu về phương diện học hỏi và phát triển của Nhà trường

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ giảng viên chuẩn hóa về chức danh, trình độ theo

quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 đạt 90% giảng viên có

trình độ sau đại học, trong đó có (25 – 30)% tiến sĩ, (5 – 7)% giáo sư, phó giáo sư. Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng,

năng lực quản lý tốt, tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo trong cơng việc, có uy tín và

tập hợp được mọi người cùng chung sức để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường. Thứ ba, xây dựng đội ngũ chuyên viên và phục vụ đào tạo đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của Nhà trường, có khả năng tham mưu và chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, phấn đấu đến năm 2020 Nhà trường có đủ điều kiện tốt, đạt tiêu chuẩn Việt Nam về CSVC cho công tác đào tạo và NCKH.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản

lý đào tạo nhằm giúp cho các phòng ban và Khoa phối hợp nhịp nhàng hơn.

Thước đo về phương diện học hỏi và phát triển của Nhà trường

Thứ nhất, thước đo tỷ lệ sinh viên chính quy trên một giảng viên quy đổi.

Thông tư 57/2011/TT-BGDDT có quy định rõ tỷ lệ sinh viên chính quy trên một

giảng viên quy đổi là 25. Hàng năm, Nhà trường tính tốn chỉ tiêu này để kế hoạch tuyển dụng và tuyển sinh theo đúng yêu cầu. Hiện nay, Trường có 615,5 giảng viên

quy đổi và quy mơ sinh viên chính quy là 18.809. Như vậy, tỷ lệ sinh viên chính

quy trên một giảng viên quy đổi là 30,5 (chưa đạt so với quy định).

Thứ hai, thước đo tỷ lệ giảng viên đạt trình độ thạc sĩ trở lên trong tổng số

giảng viên. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ đội ngũ giảng viên càng có chất lượng. Hiện nay, theo như số liệu mà tác giả tổng hợp được từ Phòng Tổ chức – Cán bộ thì tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên là 76,11% (trong đó, phó giáo sư và tiến sĩ khoa học chiếm 2,56%, tiến sĩ chiếm 14,68%, thạc sĩ chiếm 58,87%).

Thứ ba, thước đo tổng kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên và nhân viên đi học. Theo quy chế chi tiêu nội bộ, cán bộ, giảng viên và nhân viên được Hiệu trưởng

ký quyết định cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ sẽ được Nhà trường thanh

toán tiền tàu xe (2 đợt/năm), hỗ trợ tồn bộ học phí, hỗ trợ tiền lưu trú (4.000.000

đồng/năm đối với nghiên cứu sinh), làm luận án (12.000.000 đồng), luận văn tốt

nghiệp (3.000.000 đồng). Tổng kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên và nhân viên đi học năm 2013 tăng so với năm 2012 (cụ thể năm 2012 là 1.268.703.500 đồng, năm 2013 là 1.329.706.500 đồng) chứng tỏ Nhà trường ngày càng quan tâm đến việc bồi

dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên và nhân viên.

Thứ tư, thước đo tỷ lệ diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo trên một sinh viên chính quy. Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo quy định các trường đại

học, cao đẳng phải đảm bảo diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo bình qn trên một sinh viên chính quy là 2m2. Tính đến cuối năm học 2012 – 2013 thì tỷ lệ này đạt 1,98 m2 (chưa đạt so với quy định).

Thứ năm, thước đo tổng chi cho đầu tư xây dựng CSVC và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị. Hàng năm, Phòng Kế hoạch – Tài chính sẽ tổng hợp các khoản

chi này để đánh giá khả năng đầu tư vào CSVC và trang thiết bị của Trường. Bảng

2.4 cho thấy Nhà trường ngày càng chú trọng đến việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa CSVC và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH.

Bảng 2.4: Ngân sách chi cho cơ sở vật chất và trang thiết bị của Nhà trường

TT Chi từ nguồn 2012 2013

1 NSNN cấp chi thường xuyên 1.900.524.338 5.540.815.800 2 NSNN cấp chi không thường xuyên 32.500.000.000 55.000.000.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phịng Kế hoạch – Tài chính)

2.2.4. Phương diện tài chính

2.2.4.1. Tình hình tài chính tại Trường

Trường Đại học Quy Nhơn là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu tự đảm bảo một

phần chi phí hoạt động thường xun, phần cịn lại được NSNN cấp. Công tác quản lý, sử dụng các nguồn thu - chi của Trường được thực hiện theo quy định của các

văn bản hiện hành của Nhà nước.

Nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dựa theo Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và các văn bản pháp lý liên quan khác. Quy chế chi tiêu nội bộ được tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ và công khai

trong Nhà trường và có ý kiến thống nhất của Ban chấp hành Cơng đồn trường.

Việc phân bổ tài chính của Trường được thực hiện theo đúng kế hoạch do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và có sự kiểm soát của Kho bạc tỉnh Bình Định.

Hàng quý, hàng năm Nhà trường đều có quyết tốn đầy đủ để trình Bộ Giáo dục và

Đào tạo. Bắt đầu từ năm 2008, Trường đã thực hiện 3 cơng khai trong đó có cơng

khai về tài chính theo quy định.

Về nguồn thu: Nguồn thu tài chính hàng năm của Trường có được từ các nguồn sau: (1) NSNN cấp chi thường xuyên; (2) NSNN cấp chi không thường xuyên; (3) Thu từ học phí, lệ phí và liên kết đào tạo; (4) Thu sự nghiệp khác.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nguồn thu tài chính giai đoạn 2010 – 2013

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

TT Nội dung 2010 2011 2012 2013

A Nguồn thu phục vụ đào tạo 104.827,60 134.372,40 167.470,89 179.649,75

I Ngân sách cấp chi thường xuyên 40.850,30 50.322,80 64.770,00 71.010,00 II Nguồn thu được để lại theo quy định 63.977,30 84.049,60 102.700,89 108.639,75

1 Học phí chính quy 22.084,30 33.152,30 45.909,82 55.085,07

2 Học phí khơng chính quy (cả liên kết) 26.447,40 33.314,10 34.472,90 31.750,95 3 Lệ phí 2.170,70 2.287,80 2.068,43 2.667,36 4 Thu sự nghiệp khác 13.274,90 15.295,40 20.249,75 19.136,37

B NSNN cấp chi không thường xuyên 14.292,00 37.743,00 34.172,00 56.669,00

1 Nghiên cứu khoa học 1.022,00 1.582,00 1.672,00 1.669,00 2 Chương trình mục tiêu quốc gia 7.270,00 11.420,00 32.500,00 55.000,00 3 Đầu tư tập trung 6.000,00 24.741,00 0,00 0,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phịng Kế hoạch – Tài chính)

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy nguồn thu tài chính của Trường Đại học Quy

Nhơn tăng đều qua các năm. Trong đó, nguồn thu phục vụ cho sự nghiệp đào tạo

của Trường phụ thuộc phần lớn vào hai nguồn: NSNN cấp chi thường xuyên (chiếm gần 40%) và nguồn thu học phí chính quy và khơng chính quy (chiếm gần 50%). Nguồn thu từ NSNN cấp chi thường xuyên tăng lên là do trong những năm qua quy

mô đào tạo của Trường tăng lên. Nguồn thu học phí chính quy và khơng chính quy tăng lên chủ yếu là do Trường tăng quy mô đào tạo và tăng học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP. NSNN cấp chi không thường xuyên tăng lên hàng năm, trong đó

chủ yếu là nguồn ngân sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là

nguồn chủ yếu giúp Nhà trường phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho phòng học, phịng thí nghiệm. Chính nhờ nguồn này mà nhiều giảng đường và ký túc xá được

xây dựng mới, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học được đầu tư đáp ứng ngày một tốt hơn cho công tác đào tạo và NCKH.

Về nguồn chi: Nhà trường có kế hoạch phân bổ và sử dụng các khoản chi theo

đúng quy định của pháp luật và tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Tất cả

bắt đầu thực hiện. Hàng năm, Trường đều tổng kết, cơng bố việc phân bổ tài chính

hàng năm trước cuộc họp các Trưởng đơn vị, Hội nghị công chức viên chức của Trường để cán bộ, giảng viên và nhân viên toàn trường đều biết.

2.2.4.2. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện tài chính Mục tiêu về phương diện tài chính của Nhà trường Mục tiêu về phương diện tài chính của Nhà trường

Trường Đại học Quy Nhơn đặt ra mục tiêu tối đa hóa nguồn lực tài chính nhằm tăng thu nhập và tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên và

nhân viên đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa CSVC và trang thiết bị đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy, học tập và NCKH (Nguyễn Hồng Anh và cộng sự, 2013). Căn cứ vào chiến lược phát triển của Nhà trường, Phịng Kế hoạch – Tài chính

đã lập kế hoạch về các khoản thu dự kiến cho những năm tới (xem Phụ lục 13)

Các thước đo về phương diện tài chính của Nhà trường

Trong q trình hoạt động, Nhà trường đã sử dụng một số thước đo để đánh

giá thành quả hoạt động về phương diện tài chính như:

Thứ nhất, thước đo tốc độ tăng của nguồn thu. Trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính sẽ thu thập số liệu, tính tốn tốc độ tăng của từng nguồn thu Nhà trường

để đánh giá được khả năng huy động từng nguồn thu trong năm qua đồng thời làm căn cứ để lập dự tốn thu chi tài chính cho năm sau.

Thứ hai, thước đo tổng chênh lệch thu chi hàng năm. Thơng qua Báo cáo dự

tốn thu chi hàng năm (Phụ lục 14), Nhà trường dự kiến tổng thu, tổng chi và chênh lệch thu chi của Trường. Trên cơ sở đó, Nhà trường sẽ có kế hoạch trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và quỹ ổn định thu nhập đồng thời đề xuất mức thu nhập tăng thêm và các khoản phúc lợi khác. Cụ thể: chênh lệch thu chi sẽ được trích tối thiểu 25% cho quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Số còn lại chi trả thu nhập

tăng thêm (theo hệ số), trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập (5%), quỹ khen thưởng phúc lợi (không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm).

Thứ ba, thước đo thu nhập bình quân trên mỗi cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. Tiền lương, tiền công và thu nhập của cán bộ, giảng viên và nhân viên thực

- Cơ sở tính lương chi trả cho cán bộ, giảng viên được tính tốn dựa trên mức

lương tối thiểu và hệ số lương ngạch, bậc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)