Cơ sở xây dựng Bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 66 - 69)

HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

3.2.1. Phân tích SWOT Trường Đại học Quy Nhơn

Điểm mạnh của Trường Đại học Quy Nhơn

Hiện nay, Trường Đại học Quy Nhơn đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, là một trong những trường có quy mơ lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chất lượng đào tạo sinh viên ngày càng được đánh giá cao, nhất là các

ngành sư phạm. Uy tín và vị thế của Nhà trường ngày càng được nâng cao, thu hút

mạnh mẽ sự quan tâm của xã hội và học sinh qua các mùa tuyển sinh hàng năm.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên đã được rèn luyện, trưởng thành trong quá trình

xây dựng và phát triển của Trường, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo

đức tốt, tâm huyết với nghề, gắn bó với Trường và có trình độ chun mơn tốt.

Điểm yếu của Trường Đại học Quy Nhơn

Trường chưa khai thác hết năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ giảng viên,

học viên cao học và sinh viên. Hiệu quả NCKH chưa cao, kết quả nghiên cứu chưa gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của Nhà trường và sự phát triển của địa phương.

Ngoài một số ngành sư phạm như Tốn, Lý, Hóa… có lợi thế cạnh tranh

tương đối rõ nét về chất lượng đào tạo. Rất nhiều lĩnh vực đào tạo khác của Trường có tính tương tự khá lớn, chưa tạo ra được những sản phẩm đào tạo chất lượng và

mang tính khác biệt như lĩnh vực kinh tế, xã hội nhân văn, khoa học cơng nghệ… Chất lượng nguồn tuyển sinh khơng cao. Ít sinh viên giỏi đăng ký dự thi vào

trường. Khơng có sinh viên giỏi quốc gia đăng ký tuyển thẳng trường. Trừ một số ngành sư phạm, đa số các ngành còn lại điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn của Bộ.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ cịn thấp. Trình độ ngoại ngữ,

khả năng hợp tác trong giảng dạy và NCKH với các trường đại học trong và ngồi

nước cịn hạn chế. Đội ngũ cán bộ giảng viên chưa chuyên tâm vào cơng tác NCKH.

Nguồn tài chính của Nhà trường chủ yếu là từ nguồn NSNN và nguồn thu học phí nên rất hạn chế và khó đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH trong giai đoạn mới.

CSVC của Nhà trường chỉ mới đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho đào tạo,

chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH, nhất là thư viện

có số lượng sách cịn hạn chế và chưa có thư viện điện tử.

Cơ hội của Trường Đại học Quy Nhơn

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ là cơ hội để Nhà trường thay

đổi căn bản phương pháp giảng dạy cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người học

tiếp cận kiến thức.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho nền giáo dục Việt Nam nói chung

và Trường Đại học Quy Nhơn nói riêng có cơ hội để hợp tác và trực tiếp học hỏi

kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.

Cùng với sự phát triển của cả nước, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,

đặc biệt là thành phố Quy Nhơn đang đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại

hóa. Song song với quá trình ấy thì du lịch cũng đang được quan tâm phát triển. Điều này sẽ dẫn đến việc hình thành các khu cơng nghiệp, đô thị, du lịch… với

nhiều quy mô khác nhau. Cơ sở hạ tầng như giao thông, công nghệ thông tin, cảng biển, sân bay, ngân hàng… sẽ được đầu tư phát triển. Như vậy, nhu cầu nguồn nhân

lực của miền Trung và Tây Nguyên trong những năm tới sẽ rất lớn.

Trong thời gian tới, nhu cầu nguồn nhân lực ngành sư phạm ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ tăng cao. Nguyên nhân là vì cùng với sự phát triển kinh tế, dân số trong vùng những năm tới dự kiến sẽ tăng nhanh.

Thách thức của Trường Đại học Quy Nhơn

Thách thức chung và cơ bản nhất trong quá trình phát triển nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đó là nguồn nhân lực của Trường chưa đủ năng

lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Miền trung có điều kiện khí hậu ít thuận lợi, cơ sở hạ tầng về giao thơng,

điện nước, cầu cống cịn thấp kém, nguồn nhân lực có tri thức khoa học ít và thiếu, đầu tư nước ngoài cũng như quan hệ quốc tế cịn ít so với hai đầu đất nước, tỷ lệ nghèo cao, đời sống vật chất còn thấp… là một thách thức cho các cơ sở đào tạo và

Hiện nay, tại khu vực miền Trung, có rất nhiều trường có cơ cấu ngành nghề và tổ chức quá trình đào tạo tương tự với Trường Đại học Quy Nhơn. Điều này làm gia tăng mức độ cạnh tranh, đặc biệt ở cấp đào tạo đại học, cao đẳng ngay cả hệ chính quy cũng như các loại hình đào tạo khác.

Hiện nay, các trường đại học lớn như Đại học Đà Nẵng, Đại học Nha Trang,

Đại học Tây Nguyên…cùng với Nhà trường có sự cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng ở bậc đào tạo sau đại học và lĩnh vực NCKH.

3.2.2. Sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược của Trường Đại học Quy Nhơn

3.2.2.1. Sứ mạng

Sứ mạng của Nhà trường được xác định rõ trong Báo cáo tự đánh giá năm 2010, theo tài liệu này thì Trường Đại học Quy Nhơn có sứ mạng “Đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước”.

3.2.2.2. Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, Trường Đại học Quy Nhơn sẽ trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu có thương hiệu riêng, được quốc gia và khu vực công nhận; đáp

ứng nhu cầu thị trường lao động chất lượng cao về các lĩnh vực khoa học tự nhiên,

khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội – nhân văn, giáo dục và công nghệ; là cơ sở nghiên cứu, tư vấn và cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ hàng đầu cho khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước (Nguyễn Hồng Anh và cộng sự, 2013).

3.2.2.3. Chiến lược của Trường Đại học Quy Nhơn đến năm 2020

Bước vào giai đoạn mới với những thách thức và cơ hội mới, phát huy những

thành quả đạt được, Nhà trường quyết tâm phấn đấu vượt qua những khó khăn, trở ngại để vươn lên vì sự phát triển bền vững của Nhà trường. Trong thời gian tới, Nhà

trường tập trung hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược chủ yếu sau:

Một là ổn định quy mô đào tạo khoảng 18.000 sinh viên đại học, cao đẳng

chính quy và 8.000 học viên khơng chính quy đến năm 2015; phấn đấu mở thêm 2

chuyên ngành đào tạo thạc sĩ vào năm 2015. Sau năm 2015, tiếp tục giữ ổn định quy mơ đào tạo đại học chính quy và khơng chính quy, mở rộng quy mô đào tạo sau đại

học đến 1.700 học viên cao học và nghiên cứu sinh. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, nhất là đào tạo trình độ tiến sĩ.

Hai là nâng cao chất lượng hoạt động NCKH, từng bước xây dựng các trung tâm nghiên cứu có chất lượng cao đối với các ngành mà Nhà trường có thế mạnh. Đồng thời, đổi mới chương trình đào tạo cũng như phương pháp dạy học theo xu hướng hiện đại, cập nhật, phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của người học.

Ba là chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên, đặc biệt là nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và NCKH của

đội ngũ cán bộ giảng viên. Coi đây là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền

vững bền vững của Nhà trường. Đồng thời, tăng cường CSVC và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Từng bước hiện đại hóa, tăng cường năng lực nghiên cứu của các phịng thí nghiệm, hiện đại hóa giảng đường, phịng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, nhà luyện tập thể dục thể thao, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Bốn là huy động tối đa nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo mục tiêu bồi

dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, xây dựng cơ

sở hạ tầng, hiện đại hóa CSVC, đầu tư trang thiết bị mới, công nghệ hiện đại, đáp

ứng được yêu cầu NCKH, mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, viên chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại trường đại học quy nhơn (Trang 66 - 69)