2.2. Thực trạng công tác đo lường thành quả hoạt động tại Trường Đạ
2.2.1.2. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện các bên
Mục tiêu về phương diện các bên liên quan của Nhà trường
Nghiên cứu về chiến lược phát triển của Trường Đại học Quy Nhơn, Nguyễn Hồng Anh và cộng sự (2013) đã trình bày các mục tiêu về phương diện các bên liên quan như sau:
Thứ nhất, ổn định quy mô đào tạo khoảng 18.000 sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy ở năm 2020; nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời trở thành một trong những trung tâm đào tạo giáo viên hàng đầu trong cả nước.
Thứ hai, giữ quy mô đào tạo khoảng 8.000 học viên hệ vừa làm vừa học vào
năm 2015 và những năm tiếp theo;
Thứ ba, mở rộng quy mô đào tạo sau đại học khoảng 17.000 học viên vào
năm 2020, tăng dần tỷ trọng đào tạo sau đại học trong tổng quy mô của Trường.
Hình 2.1: Quy mơ đào tạo của
Trường Đại học Quy Nhơn năm học 2012 – 2013
Các thước đo về phương diện các bên liên quan của Nhà trường
Thứ nhất, thước đo số lượng thí sinh dự thi, thí sinh nhập học và tỷ lệ cạnh tranh. Hàng năm, đến mùa tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của Trường đều tổng hợp
số liệu về số lượng thí sinh dự thi, nhập học và tỷ lệ cạnh tranh để đánh giá khả năng thu hút sinh viên của Trường. Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ cạnh tranh của Trường khá cao, chứng tỏ uy tín cũng như lợi thế của Nhà trường trong việc thu hút học sinh hiện nay.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng thí sinh dự thi, nhập học và tỷ lệ cạnh tranh
Năm học Số thí sinh dự thi Số thí sinh nhập học Tỷ lệ cạnh tranh
2010 – 2011 24.606 4.309 17,5% 2011 - 2012 25.426 5.132 20,2% 2012 - 2013 22.655 4.407 19,5%
(Nguồn: Báo cáo hội nghị đại biểu cán bộ công chức, viên chức hàng năm)
Thứ hai, thước đo tổng số người học (quy mô đào tạo). Thông qua các tài liệu
mà tác giả thu thập được – Báo cáo tự đánh giá năm 2010, Báo cáo đại hội đại biểu cán bộ công chức, viên chức hàng năm – đều tính tốn quy mơ đào tạo của Trường theo từng hệ. Bảng tổng hợp số lượng sinh viên tuyển mới, quy mô và tốt nghiệp (xem Phụ lục 5) cho thấy Nhà trường hồn tồn có thể đạt được mục tiêu về quy mô.
Thứ ba, thước đo tổng nguồn thu học phí, lệ phí từ người học. Cùng với các
thước đo trên, hàng năm, Phòng Kế hoạch – Tài chính đều thống kê tổng nguồn thu từ người học (học phí và lệ phí). Bởi lẽ bên cạnh việc giữ ổn định về quy mơ đào tạo thì việc đảm bảo nguồn thu về học phí, lệ phí cũng rất quan trọng. Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy nguồn thu này của Nhà trường có xu hướng tăng lên trong những năm qua.
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp nguồn thu học phí, lệ phí giai đoạn 2010 – 2013
(Đơn vị tính: Triệu đồng) Nguồn thu 2010 2011 2012 2013 1. Học phí chính quy 22.084,30 33.152,30 45.909,82 55.085,07 2. Học phí khơng chính quy 26.447,40 33.314,10 34.472,90 31.750,95 3. Lệ phí 2.170,70 2.287,80 2.068,43 2.667,36 Cộng 50.702,40 68.754,20 82.451,15 89.503,38
Thứ tư, thước đo kết quả khảo sát sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng
viên. Thực hiện công văn 7324/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 08/10/2013 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên, Nhà trường đã lấy ý kiến phản hồi của người học – sinh
viên hệ chính quy, học viên hệ vừa làm vừa học và học viên cao học. Bảng khảo sát trực tuyến trên website của Trường được thiết kế gồm 20 câu hỏi với thang đánh giá bốn mức độ: 1 – Chưa đạt, 2 – Trung bình, 3 – Khá, 4 – Tốt (xem Phụ lục 6).
Thứ năm, thước đo mức tiền học bổng cho sinh viên. Nhà trường thực hiện chế
độ học bổng cho sinh viên cao đẳng, đại học chính quy tập trung theo Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT. Theo đó, quỹ học bổng khuyến khích học tập tối thiểu bằng
15% nguồn thu học phí hệ chính quy. Thực tế, khoản chi cho học bổng sinh viên của
Nhà trường có xu hướng tăng (năm học 2011–2012 là 7.636.050.000 đồng và năm
học 2012–2013 là 12.668.342.000 đồng). Phụ lục 7 trình bày mức tiền học bổng sinh viên mà mỗi sinh viên được hưởng những năm gần đây. Kể từ ngày 15/09/2015, Nhà
trường thực hiện chế độ học bổng theo hướng dẫn của Thơng tư 31/2013/TT-BGDĐT
với mức trích tối thiểu là 8% nguồn thu học phí hệ chính quy.
Thứ sáu, thước đo tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp bằng khá, giỏi. Theo Báo cáo hội nghị đại biểu cán bộ cơng chức, viên chức thì tỷ lệ sinh
viên tốt nghiệp trong những năm gần đây khá cao (khoảng 95%), trong đó sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi trong tổng số sinh viên tốt nghiệp khoảng gần 40%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp bằng khá, giỏi cao chứng tỏ công
tác đào tạo của Nhà trường có kết quả tốt.