2.2. Thực trạng công tác đo lường thành quả hoạt động tại Trường Đạ
2.2.2.1. Tình hình các quy trình hoạt động nội bộ tại Trường
Hai hoạt động cũng như nhiệm vụ chính của Trường Đại học Quy Nhơn hiện nay đó là: (1) Hoạt động đào tạo và (2) Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Thứ nhất, hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo bao gồm ba quy trình chính (Tuyển sinh → Q trình đào tạo → Tốt nghiệp) có liên hệ mật thiết với nhau và quyết định đến chất lượng đào tạo.
Hình 2.2: Quy trình hoạt động đào
Quy trình tuyển sinh: Cơng tác tuyển sinh của Trường luôn được thực hiện
khá tốt trong những năm qua. Nhà trường thực hiện đúng tất cả các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đối tượng dự thi, điều kiện dự thi, môn thi, đề thi, tổ chức thi, chấm thi và xét trúng tuyển. Qua các kỳ tuyển sinh, Trường đều được Ban thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
Xây dựng chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo được xây với sự
tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý theo quy trình: Bộ môn phân công giảng viên giảng dạy xây dựng chương trình và tổ chức góp ý ở Bộ môn, sau đó
được thơng qua Hội đồng khoa học và đào tạo cấp Khoa và cuối cùng là nghiệm thu
tại Hội đồng khoa học cấp Trường. Thông qua kết quả khảo sát sinh viên khóa 34 (xem Phụ lục 20) cho thấy sinh viên tương đối hài lòng với nội dung, thời lượng của chương trình đào tạo (mức hài lịng trung bình từ 3,7 đến 4,1).
Tổ chức quản lý đào tạo: Công tác tổ chức quản lý đào tạo của Nhà trường
được thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện
nay, tất cả các ngành thuộc hệ chính quy đều đã triển khai tổ chức quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đối với hệ vừa làm vừa học, Nhà trường vẫn đang áp dụng theo hệ thống niên chế.
Quy trình giảng dạy: Giảng viên là yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo của Trường. Nhà trường có đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nhất là các ngành sư phạm. Đa số giảng viên có trình độ chun mơn tốt và có tâm huyết với nghề. Chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, số giờ lên lớp khơng nhiều như trước, buộc giảng viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Biên soạn, thiết kế lại nội dung đề cương, bài giảng cho phù hợp đồng thời tăng cường việc
sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy một cách hiệu quả hơn. Thông qua kết quả khảo sát sinh viên khóa 34 (Phụ lục 20) cho mức độ hài lòng của sinh
viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên bình quân từ 3,7 đến 4,1. Điều đó
cho thấy sinh viên tương đối hài lòng với phương pháp giảng dạy của giảng viên.
Quy trình đánh giá sinh viên: Nhà trường đánh giá sinh viên trên hai mặt
kết quả học tập (thang điểm 10 sau đó được chuyển sang thang điểm ABCD) và kết quả rèn luyện (thang điểm 100).
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá xuyên suốt trong quá trình học tập, trong đó điểm chuyên cần (10%), điểm kiểm tra giữa kỳ (20%) và điểm thi cuối kỳ (70%). Hình thức kiểm tra giữa kỳ do giảng viên trực tiếp giảng dạy tổ chức với các hình thức phù hợp như viết bài tiểu luận cá nhân, bài kiểm tra viết, bài tập nhóm, thuyết trình… Cuối kỳ, khi kết thúc học phần, tất cả các giảng viên nộp đề về
Khoa sau đó chuyển về phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng để bốc thăm ra một đề, kiểm tra và in ấn. Khoa quản lý học phần sẽ tổ chức thi cho sinh viên theo lớp dưới sự giám sát của Phịng Thanh tra & Cơng tác thi đua và Ban thanh tra nhân dân
của Nhà trường. Bài thi thu về, cán bộ Khoa sẽ tổ chức cắt phách, giao cho giảng viên chấm xong nộp về Khoa để ráp phách và báo điểm cho sinh viên kịp thời.
Kết quả rèn luyện của sinh viên được đánh giá theo thang điểm 100. Cuối
mỗi học kỳ, các Khoa sẽ gửi cho sinh viên mẫu đánh giá rèn luyện (Phụ lục 8) để sinh viên tự đánh giá. Sau đó, lớp sẽ tổ chức cuộc họp xét dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm (cố vấn học tập).
Khi được hỏi về mức độ hài lòng của mình đối với hệ thống đánh giá và
khen thưởng của nhà trường, đa số sinh viên khóa 34 đều cho rằng họ cảm thấy
tương đối hài lịng (Phụ lục 20) với mức hài lịng bình quân từ 3,7 đến 3,9.
Quy trình xét tốt nghiệp
Nhà trường tiến hành xét tốt nghiệp cho sinh viên dựa trên bộ chuẩn đầu ra đã được xây dựng trước cho từng ngành học. Tuy nhiên, chuẩn đầu ra các ngành đào tạo vẫn cịn mang tính khái quát, chưa cụ thể. Một số tiêu chí về tin học và
Thứ hai, hoạt động nghiên cứu khoa học
Hiện nay, Trường đào tạo đa ngành nên hoạt động NCKH trở thành một trong hai hoạt động chính của Nhà trường. Quy trình thực hiện như sau: Đầu tiên, các giảng viên và sinh viên sẽ đăng ký đề tài nghiên cứu. Thứ hai, Hội đồng khoa học sẽ tiến hành xét duyệt đề tài. Thứ ba, các giảng viên và sinh viên tiến hành thực hiện đề tài sau khi đã được xét duyệt. Cuối cùng, Hội đồng khoa học sẽ tiến hành
nghiệm thu các đề tài theo đúng tiến độ.
Hình 2.3: Quy trình hoạt động nghiên cứu khoa học
Hàng năm, Trường đều có các đề tài NCKH được thực hiện và nghiệm thu
đúng thời gian. Từ năm 2010 đến nay đã có 83 bài báo được đăng trong các tạp chí
khoa học quốc tế và hơn 700 bài báo được đăng trong các tạp chí khoa học, tạp chí
chuyên ngành trong nước. Bảng thống kê các cơng trình NCKH của cán bộ, giảng
viên và sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn (xem Phụ lục 9).
2.2.2.2. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động của Nhà trường về phương diện quy trình hoạt động nội bộ
Dưới đây là các mục tiêu và thước đo tương ứng trong phương diện quy trình
nội bộ của Nhà trường mà tác giả đã tổng hợp được từ các tài liệu nghiên cứu cũng
như trực tiếp quan sát trong quá trình thực hiện đề tài.
Mục tiêu về phương diện các quy trình hoạt động nội bộ của Nhà trường
Thứ nhất, thực hiện theo đúng các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học và tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ.
Thứ hai, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, tiếp cận với trình
độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
Thứ ba, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động sang tương tác, chú trọng việc hướng dẫn sinh viên tự học. Sử dụng tối ưu các phương tiện kỹ thuật hiện đại,
Thứ tư, nâng cao năng lực NCKH theo hướng chuyên sâu và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
đào tạo tiến sĩ và góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các thước đo về phương diện các quy trình hoạt động nội bộ của Nhà trường
Thứ nhất, thước đo số lần sai sót mắc phải trong mỗi kỳ thi tuyển sinh. Hàng
năm, Nhà trường đều tổ chức cho các thí sinh khu vực miền Trung và Tây Nguyên thi
vào Trường và các trường đại học khác trên tồn quốc. Những sai sót trong các kỳ tuyển sinh là không thể tránh khỏi tuy nhiên Nhà trường luôn cố gắng hạn chế số lần sai sót này đến mức thấp nhất để tránh gây thiệt hại cho thí sinh và người thân.
Thứ hai, thước đo mức chi hỗ trợ xây dựng chương trình, giáo trình hàng năm.
Mức chi càng cao càng chứng tỏ Nhà trường quan tâm đến vấn đề đổi mới chương trình đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Theo Quy chế chi tiêu nội bộ, Nhà trường quy
định mức chi xây dựng chương trình đào tạo đối với các ngành như sau:
Nội dung Đại học, cao đẳng Sau đại học
- Biên soạn đề cương chi tiết học phần 50.000 đồng/tín chỉ 75.000 đồng/tín chỉ
- Thẩm định và nghiệm thu chương trình
+ Chi cho cấp Khoa +Chi cho cấp Trường
+Chi trách nhiệm quản lý cấp Trường
25.000 đồng/tín chỉ 60% 30% 10% 40.000 đồng/tín chỉ 60% 30% 10% Thứ ba, thước đo đánh giá giảng viên tập sự và giảng viên dưới 5 năm kinh
nghiệm. Hàng năm, các giảng viên tập sự đều phải chuẩn bị 10 tiết giảng, trong đó giảng viên hướng dẫn sẽ đánh giá 6 tiết và 4 tiết giảng còn lại sẽ được đánh giá bởi Hội
đồng gồm Trưởng khoa, 3 giảng viên chuyên môn và một thành viên của Phòng Tổ chức – Cán bộ. Các giảng viên có kinh nghiệm dưới 5 năm cũng chuẩn bị 2 tiết để giảng cho các thành viên trong Bộ môn nghe và góp ý cả về nội dung và phương pháp.
Thứ tư, thước đo số lượng cơng trình nghiên cứu được nghiệm thu hàng năm.
Hàng năm, Phòng Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế đều thống kê và báo cáo
Lãnh đạo Nhà trường về số lượng cơng trình NCKH được nghiệm thu theo từng loại cụ thể (xem Phụ lục 9) để đánh giá năng lực NCKH của Nhà trường.
Thứ năm, thước đo tổng NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học. Nhìn vào nguồn
kinh phí NSNN cấp nghiên cứu khoa học eo hẹp như hiện nay (xem Phụ lục 9) có thể
nói để đẩy mạnh hoạt động NCKH là điều rất khó. Chỉ khi nào nguồn kinh phí đủ cho
giảng viên thì nhiệm vụ NCKH mới được thực hiện một cách nghiêm túc, các cơng trình nghiên cứu mới thực sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2.2.3. Phương diện học hỏi và phát triển
2.2.3.1. Tình hình nhân sự, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin và môi trường
làm việc của Nhà Trường Nhân sự
Trường Đại học Quy Nhơn có kế hoạch, tiêu chí, quy trình tuyển dụng rõ ràng, minh bạch. Kế hoạch và nhu cầu tuyển dụng đều được Nhà trường thông báo
đến các Khoa và Phòng ban. Trên cơ sở đó, các Khoa tuyên truyền đến các sinh
viên giỏi để họ nộp hồ sơ dự tuyển về phòng Tổ chức – Cán bộ. Những năm gần
đây, Nhà trường cũng đã thông báo rộng rãi thông tin tuyển dụng trên các phương
tiện thông tin đại chúng để thu hút những sinh viên giỏi từ các trường đại học khác. Nhà trường cũng có chính sách hỗ trợ về tài chính (hỗ trợ 100% học phí theo
quy định của Nhà nước, được hưởng 100% lương và các chế độ phúc lợi), tạo điều kiện về thời gian (được giảm từ 50 – 100% giờ chuẩn) cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đi học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ (Quy chế chi tiêu nội bộ, 2013).
Đến nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên của Trường
Đại học Quy Nhơn gồm có hơn 850
người, trong đó có 586 giảng viên
(xem Phụ lục 10) trong đó có 14 Phó
giáo sư (2,39%), 01 Tiến sĩ khoa học
(0,17%), 86 Tiến sĩ (14,68%), 345 Thạc sĩ (58,87%), 84 giảng viên đang học nghiên cứu sinh và 90 giảng viên
đang học thạc sĩ).
Hình 2.4: Trình độ chun mơn của giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn
Nhà trường cũng chú trọng đến công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý thực sự có
trình độ và có năng lực vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường làm việc hiệu quả, ln hồn thành nhiệm vụ được giao. Hiện tại, Trường có 70 cán bộ quản lý (xem Phụ lục 11) trong đó phó giáo sư chiếm 11%, tiến sĩ chiếm đến 50%, thạc sĩ
chiếm 36% và cử nhân chỉ chiếm 3%.
Hình 2.5: Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý Trường Đại học Quy Nhơn
Cơ sở vật chất
Trường Đại học Quy Nhơn tọa lạc trên đường An Dương Vương, của Thành
phố Quy Nhơn với diện tích 145.570 m2. Trường nằm ở vị trí giao thơng thuận lợi, hướng ra biển và được đánh giá là một trong những trường có vị trí đẹp nhất nước ta. Đến năm 2006, Trường được UBND tỉnh Bình Định giao 97.299 m2 đất tại xã Nhơn
Tân, huyện An Nhơn (cách thành phố Quy Nhơn 40 km) làm trại thực nghiệm. Thực trạng CSVC của Trường Đại học Quy Nhơn (Phụ lục 12) cụ thể như sau:
Khu giảng đường: Trường hiện có 109 phịng học với diện tích sàn xây dựng
là 14.127 m2. Hầu hết các phòng học đều được bố trí bàn, ghế, bảng, âm thanh, ánh sáng, máy chiếu đầy đủ phù hợp với hệ thống đào tạo tín chỉ.
Khu Hành chính và các Khoa: Hiện nay, Nhà trường đang sử dụng tòa nhà 4
tầng và tòa nhà 15 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 14.557 m2 để bố trí cho các phòng ban và các khoa làm việc.
Khu thể dục thể thao: Nhà trường có một nhà tập thể dục 490 m2
, 2 sân bóng
đá và các sân bãi phục vụ hoạt động thể dục thể thao. Hiện nay, Nhà trường đang tiến
Ký túc xá: Hiện nay, Nhà trường có 6 ký túc xá khang trang với 450 phòng với tổng diện tích sàn xây dựng 22.439 m2, đã bố trí chỗ ở cho 4.800 sinh viên.
Diện tích bình qn trên một sinh viên ở ký túc xá là 4,67 m2/sinh viên.
Thư viện: Thư viện Trường có khn viên độc lập, n tĩnh, thống mát với
diện tích sàn xây dựng 2.560 m2, trong đó có 6 kho chứa sách, báo – tạp chí; 1
phịng tra cứu; 1 phòng hội thảo và 1 phòng khai thác mạng. Hệ thống phòng đọc
với 900 chỗ ngồi mở cửa phục vụ từ 7h00 đến 17h00 hàng ngày.
Khu thực hành, thực nghiệm: Trung tâm Thí nghiệm – Thực hành có gần 60
phịng, xưởng thí nghiệm được bố trí tập trung ở nhà A6 và A7 phục vụ cho các học phần của gần 20 ngành đào tạo đại học và cao học. Năm 2006, Nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định giao cho 97.299 m2 để làm trại thực nghiệm.
Công nghệ thông tin
Thời gian qua, Nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư các trang thiết bị tin học nhằm hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động dạy học và NCKH. Hiện tại, hầu hết các phòng học đều được trang bị máy chiếu, hệ thống âm thanh để phục vụ tốt cho việc dạy và học. Các phịng thí nghiệm, thực hành được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để sinh viên và giảng viên học tập và nghiên cứu.
Trung tâm Thơng tin – Tư liệu, Phịng Kế hoạch – Tài chính, Phịng Đào tạo
và Phịng Tổ chức – Cán bộ cũng được trang bị phần mềm quản lý riêng. Trường
cũng đã phối hợp với Viettel nối mạng Internet cáp quang và phủ sóng Wifi khắp diện tích trường, có trang thơng tin điện tử của Trường và các Khoa/ Phòng ban. Các Khoa, trung tâm, các phòng chức năng đều được trang bị máy tính, kết nội mạng nội bộ và Internet nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý và phục vụ đào tạo.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát các bên liên quan (Phụ lục 20, 21) cho thấy các
bên liên quan chưa hài lòng với chất lượng của CSVC của Nhà trường. Mức độ hài
lịng bình qn của sinh viên về CSVC là 3,2 còn mức độ hài lòng bình quân của cán bộ, giảng viên và nhân viên về CSVC là 3,3. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống wifi, thư viện của Nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tra cứu của sinh viên và giảng viên.
Môi trường làm việc
Nhà trường luôn tạo môi trường dân chủ để cán bộ quản lý, giảng viên và nhân
viên tham gia góp ý kiến rộng rãi đối với các chủ trương, kế hoạch của Trường. Hàng tuần, theo lịch công tác tuần, Hiệu trưởng đều tiếp cán bộ, giảng viên và sinh viên tại phịng làm việc của mình. Hàng năm, Hội nghị công chức, viên chức tại các đơn vị
được thực hiện trước Hội nghị công chức, viên chức cấp trường, do đó những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giảng viên đều được đông đảo cán bộ góp ý bằng văn bản chuyển đến các cấp lãnh đạo của Trường và được
Hiệu trưởng trực tiếp giải đáp trong Hội nghị công chức, viên chức cấp trường.