Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển văn hóa phục vụ khách hàng của công ty VMS MOBIFONE trong giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

1.2. Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp

1.2.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh vơ cùng quan trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thơng qua con đƣờng tuyển dụng, thiếu thị trƣờng có thể từng bƣớc mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chƣớc và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhƣng lại không thể bắt chƣớc hay đi mua đƣợc sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh.

Văn hóa doanh nghiệp có những vai trị sau:

- Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh: Văn hóa

doanh nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó chính là nguồn lực, là lợi thế so sánh khi khách hàng phải quyết định lựa chọn các đối tác khác nhau. Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng, tạo ra tâm lý tin tƣởng cùng hợp tác liên kết lâu dài và bền vững. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự chuyên nghiệp trong mọi suy nghĩ và hành động của doanh nghiệp.

- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc của doanh nghiệp: Từ những

định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp ta có thể thấy rằng bản chất của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho một tổ chức, doanh nghiệp là gồm những điểm chính cơ bản sau đây: Về nội dung, xây dựng văn hoá doanh nghiệp là xác định và lựa chọn một hệ thống các giá trị sẽ đƣợc sử dụng làm “thƣớc đo” mọi hành vi, hoạt động của mọi thành viên trong tổ chức và những nguyên tắc vận dụng cơ bản làm triết lý hành động; thiết lập những phƣơng pháp ra quyết định mang phong cách riêng của tổ chức, doanh nghiệp. Về mục đích, việc thiết lập hệ thống giá trị, triết lý và phƣơng pháp hành động nêu trên là nhằm đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức của mọi thành viên

tổ chức và giúp họ hình thành năng lực hành động một cách nhất quán. Về ý nghĩa, với sự hỗ trợ tích cực của những ngƣời lãnh đạo, bằng các biện pháp, chính sách quản lý, các hoạt động trong chƣơng trình văn hố doanh nghiệp, nhận thức của ngƣời lao động đƣợc chuyển hoá thành động lực để biến năng lực hành động thành hành vi cụ thể. Khi hành vi của nhiều thành viên cùng thể hiện một hệ giá trị thống nhất, một triết lý nhất quán và mang phong cách đặc thù, thƣơng hiệu của doanh nghiệp sẽ đƣợc hình thành bằng bản sắc riêng của tổ chức, doanh nghiệp.

- Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược và cùng đồng hành phát triển theo doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp có

ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạch định chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp thơng qua việc chọn lọc thơng tin thích hợp (áp dụng kinh nghiệm, mơ hình phù hợp), đặt ra những nguyên tắc, tiêu chuẩn theo giá trị của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lƣợc đúng sẽ giúp cho các thành viên phát huy đƣợc ở mức cao nhất vai trò của họ trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa mạnh tức là đã tạo ra đƣợc sự thống nhất và tuân thủ cao của mọi thành viên đối với tổ chức, góp phần thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển của tổ chức (văn hóa doanh nghiệp xác định luật chơi).

- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự ổn định của tổ chức: Có thể nói rằng,

văn hóa doanh nghiệp nhƣ một chất keo kết dính các thành viên trong tổ chức đó.

- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự cam kết chung, vì mục tiêu và giá trị của bản thân doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển văn hóa phục vụ khách hàng của công ty VMS MOBIFONE trong giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w