1.1 .TCVM và hoạt động giảm nghèo tại Việt Nam
1.2.1.1 .Tính dễ bị tổn thƣơng và nghèo đói
a. Q trình thốt khỏi đói nghèo đƣợc thực hiện bằng hai việc: tạo thu nhập và tích lũy tài sản. Trong q trình đó, một cú sốc nhƣ ốm đau, hay một thành viên lao động qua đời hoặc gặp hỏa hoạn có thể nhanh chóng làm ngƣời nghèo hoặc gia đình họ quay trở lại điểm đầu tiên của q trình đó. Thực tế ngƣời nghèo phải đối mặt với hai vấn đề chính: khó khăn để tạo thu nhập thƣờng xun và dễ bị các cú sốc về kinh tế, tự nhiên, hay chính trị.
b. Dễ bị tổn thƣơng và nghèo đói là hai yếu tố ảnh hƣởng lẫn nhau. “Dễ bị tổn thƣơng là sự bất lực của một hộ gia đình đối phó với những rủi ro và áp lực kinh tế” [27]. Nó là nguyên nhân của đói nghèo và cũng là kết quả của đói nghèo. Dễ
bị tổn thƣơng là kết quả của nhiều cú sốc hoặc nhiều sự kiện làm kiệt quệ đời sống kinh tế của ngƣời nghèo, và nếu nó xảy ra thƣờng xuyên có thể làm mất hết tài sản của gia đình và đẩy họ dấn sâu hơn vào nghèo đói.
c. Giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thƣơng của những ngƣời có thu nhập thấp để đạt đƣợc mục tiêu XĐGN bền vững là nội dung đƣợc nhấn mạnh trong các nghiên cứu phát triển gần đây. Theo Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, khái niệm dễ bị tổn thƣơng đƣợc định nghĩa là “sự bất lực của một cá nhân để tận dụng các cơ hội tạo ra từ xã hội để cải thiện cuộc sống của chính họ” [26]. Những nhóm đƣợc xếp vào nhóm dễ bị tổn thƣơng bao gồm dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, phụ nữ làm việc nhƣng chƣa tốt nghiệp cấp một, thanh niên chƣa tốt nghiệp cấp hai, gia đình đơng con, hoặc những ngƣời vừa trải qua thiên tai, ngƣời già cơ đơn và trẻ mồ cơi.
d. Chiến lƣợc Xóa đói Giảm nghèo (HEPR) và Chiến lƣợc Tăng trƣởng và Giảm nghèo Toàn diện (CPRGS) 2001-2010 đã nhận ra nhu cầu cần giải quyết những rủi ro và tính dễ bị tổn thƣơng nhằm góp phần giảm nghèo bền vững. Trong Chiến lƣợc tồn diện về tăng trƣởng và XĐGN do Thủ tƣớng Chính phủ ban hàng tại văn bản số 2585 ngày 21/5/2002, một trong những ƣu tiên của chính sách BHXH(nhƣ hạn chế rủi ro và nguy cơ rơi vào cảnh đói nghèo và xác định các phƣơng pháp bảo trợ xã hội hiệu quả) là hỗ trợ ngƣời nghèo giảm rủi ro. Trong đó việc thiết lập một hệ thống lƣới an tồn hợp lý và tăng đầu tƣ vào các dịch vụ công cộng nhằm giảm khả năng bị tổn thƣơng và giảm bớt rủi ro là cần thiết để cho phép ngƣời dân đầu tƣ vào các hoạt động mạo hiểm hơn nhƣng sinh lợi nhiều hơn, và cũng cho phép quốc gia đối phó với tiềm năng khủng hoảng kinh tế vĩ mơ trong q trình tồn cầu hóa.