2.1.1 .Giới thiệu về đợt khảo sát
2.1.3. Kết quả khảo sát:
2.1.3.1. Những rủi ro và áp lực kinh tế chính
Biểu đồ 2.1 cho thấy 6 rủi ro và áp lực kinh tế lớn nhất xảy ra với phụ nữ nghèo
ở hai tổ chức đƣợc khảo sát. Các số liệu cho thấy mức độ xảy ra thƣờng xuyên của các rủi ro khác nhau tại các hộ gia đình.
a. Những rủi ro:
Ốm đau đƣợc xem là rủi ro thƣờng xảy ra nhất với 60% những ngƣời đƣợc
phỏng vấn lo lắng về vấn đề này. Khi trong gia đình có ngƣời ốm thì nhân lực làm việc của hộ gia đình giảm do ngƣời kiếm tiền chính bị ốm hoặc phải dành thời gian chắm sóc những ngƣời khác trong gia đình.
Bên cạnh ốm đau, những rủi ro liên quan đến sản xuất nông nhiệp nhƣ vật nuôi bị ốm, sâu bệnh /chuột phá hoại mùa màng và thiên tai ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất của gia đình. Chi phí cho giáo dục có thể khơng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc làm ăn thất bát, nhƣng lại gián tiếp làm tăng áp lực tài 3Chuẩn đói nghèo cho từng vùng/khu vực do Bộ LĐTBXH xây dựng năm 2002 nhƣ sau: thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng tháng ở khu vực nông thôn là 100.000 đồng, miền núi là 80.000 đồng và thành thị là 120.000 đồng.
chính cho gia đình. Vì thế, chi phí giáo dục đƣợc xếp trong số những rủi ro của các hộ gia đình nơng thơn.
Biểu đồ 2.1: Sắp xếp thứ tự các rủi ro trong kinh doanh sản xuất
Biểu đồ 2.2: Mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thôn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]
Những rủi ro đặc tính:
Rủi ro đặc tính đƣợc mơ tả trong Chƣơng 1 là những sự kiện bất ngờ, làm cho một gia đình phải tăng các khoản chi tiêu và giảm thu nhập, hoặc cả hai. Trong đợt khảo sát này, ốm đau, tử vong, tai nạn và vật ni ốm/chết, là những rủi ro đặc tính dễ thấy đƣợc nhiều ngƣời quan ngại.
- Thành viên trong gia đình ốm đau: Ốm đau đƣợc cho là rủi ro lớn nhất do khả
năng thƣờng xuyên xảy ra, khiến mọi ngƣời khơng làm việc đƣợc và phải chi phí tốn kém để chữa bệnh. Có 30% hộ đƣợc phỏng vấn cho biết họ phải thƣờng xuyên hoặc rất thƣờng xuyên chi tiêu vào việc khám chữa bệnh. Hơn nữa, so với các khoản chi tiêu khác, chi phí cho chăm sóc sức khoẻ là một khoản mục khó thanh tốn đối với phụ nữ ở nơng thơn. 16% hộ gia đình cho biết họ nhận thấy khó trả và 41% cho thấy rất khó trả cho loại chi phí đó.
Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thôn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]
Cuộc khảo sát cũng tập trung xem xét vấn đề ốm đau ở một số thành viên trong hộ gia đình. Biểu đồ 2.4 cho thấy mức độ thƣờng xuyên xảy ra các trƣờng hợp ốm đau trong các hộ gia đình. Biểu đồ cho thấy những ngƣời lao động trụ cột trong gia đình thƣờng bị ốm nhất (61%). Ốm đau có thể làm suy sụp một gia đình nếu ngƣời bị ốm là ngƣời kiếm thu nhập chính trong gia đình. Trong những trƣờng hợp đó ốm đau có tác động hai mặt: tăng chi tiêu trong gia đình vì phải chi trả các khoản điều trị và làm giảm thu nhập của gia đình nếu ngƣời ngƣời trụ cột trong gia đình bị ốm hoặc phải chăm sóc ngƣời ốm
Để hiểu rõ hơn về các chi phí cho sức khoẻ, nghiên cứu này cũng đã xem xét chi phí trung bình cho sức khoẻ của những hộ gia đình nghèo và những gia đình khá giả. Biểu đồ 2.5 cho thấy chi phí chăm sóc sức khoẻ tính theo đầu ngƣời theo 5 nhóm.
Biểu đồ 2.5: Chi phí y tế trung bình trên đầu ngƣời theo nhóm thu nhập
Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thôn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]
Chi phí chăm sóc sức khoẻ trung bình cho một ngƣời/năm gần 200.000 đồng. Các khoản chi phí y tế trung bình của các gia đình rất nghèo và gia đình rất giàu trên thực tế là tƣơng đƣơng, bởi vì những ngƣời rất nghèo có thể bị ốm thƣờng xuyên hơn và phải chi tiêu nhiều lần hơn cho thuốc thang và chữa bệnh. Trong khi đó, những ngƣời giàu cũng phải chi tiêu nhiều do họ có nhiều tiền hơn để phịng bệnh và cũng có khả năng chi trả các loại thuốc đắt tiền hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lƣợng cao. Đối với ba nhóm thu nhập khác (nghèo, trung bình và khá giả), chi phí cho sức khoẻ trung bình khoảng 150.000 đồng/ngƣời/năm.
- Tai nạn: Tai nạn ở đây gồm có tai nạn giao thơng và tai nạn lao động. Mọi
ngƣời rất lo gặp phải tai nạn bởi vì tai nạn khơng lƣờng trƣớc đƣợc và có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực nghiêm trọng đến gia đình. Những phụ nữ đƣợc phỏng vấn cho biết đàn ông ở độ tuổi lao động là đối tƣợng dễ gặp loại rủi ro này. Tai nạn xảy ra với ngƣời kiếm tiền chính trong gia đình khơng chỉ làm mất đi thu nhập mà cịn làm tăng chi phí cho gia đình (ví dụ: chi phí thuốc men chữa trị hay tổ chức ma chay). Biểu đồ 2.2 cho thấy tai nạn có ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất đến các gia đình. Hơn 60% phụ nữ đƣợc phỏng vấn đã nói rằng ảnh hƣởng của tai nạn đến công việc của họ rất nghiêm trọng và số cịn lại cho đó là vấn đề khá
nghiêm trọng. Các vụ tai nạn nghiêm trọng có thể gây tử vong hoặc thƣơng tật nghiêm trọng hoặc tàn tật.
- Vật nuôi ốm/chết: Vật nuôi (gia súc, gia cầm) ốm chết cũng là một rủi ro phổ
biến đối với nông dân. Khoảng 1/3 hộ gia đình điều tra gặp phải rủi ro này trong năm qua. Các hộ gia đình thƣờng coi vật ni nhƣ là một hình thức tiết kiệm, là chỗ dựa chống lại những cú sốc do vậy vật nuôi chết có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với gia đình. Mất đi con lợn hay đàn gà đồng nghĩa với việc mất một khoản tiết kiệm đáng kể đối với ngƣời nghèo, đồng thời mất luôn chỗ dựa để phịng khi xảy ra sự cố. Vì vậy, vật ni bị chết làm tăng đáng kể mức độ dễ bị tổn thƣơng của các hộ nghèo.
Nhƣ ở biểu đồ 2.2, mức độ nghiêm trọng của tình trạng vật ni bị ốm, chết khá cao. Có 40% phụ nữ cho rằng vật ni ốm/chết sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc làm ăn, và 40% số khác thì cho rằng việc này có tác động khá nghiêm trọng. Nghiên cứu cũng tìm hiểu kỹ xem có những loại tác động nào mà rủi ro này có thể gây nên, nhƣ giảm thu nhập, giảm quy mô làm ăn và số lƣợng gia súc hoặc công việc làm ăn sụp đổ. Biểu đồ 2.3 cho thấy vấn đề vật nuôi ốm/chết chỉ xếp sau vấn đề ốm đau, tử vong và tai nạn. Khoảng 70% những ngƣời đƣợc phỏng vấn nói rằng rủi ro này làm giảm thu nhập của gia đình. Gia đình họ có thể phải ngừng chăn ni một vài tháng để khử trùng các vùng nuôi khi lợn gà bị ốm hoặc chết. Hơn nữa, vì vật ni đặc biệt là gà sẽ đƣợc bán trong các trƣờng hợp khẩn cấp để lấy tiền trả nợ cho nên gà chết có thể dẫn đến khả năng bị rủi ro lớn hơn cho gia đình khi phải đối mặt với những sự việc đột xuất khác. Nhiều trƣờng hợp, lợn hoặc gà chết đã đẩy gia đình vào vịng nợ luẩn quẩn. Ở nhiều trƣờng hợp, vật ni chết hàng loạt có thể dẫn đến cơng việc làm ăn đổ vỡ và có thể phải mất vài năm để phục hồi lại
Có hai loại rủi ro hiệp biến ở hai vùng tiến hành điều tra: thiên tai, nạn chuột và sâu bệnh. Những loại rủi ro này thƣờng xuyên xảy ra ở đồng ruộng, ảnh hƣởng đến sản lƣợng nông nghiệp.
- Sâu bệnh, chuột:
Hơn 1/4 những ngƣời đƣợc phỏng vấn cho biết sâu bệnh/chuột phá hoại mùa màng là một rủi ro phổ biến. Sâu bệnh hoặc chuột rất có thể xuất hiện ngồi ruộng và làm giảm thu nhập của những ngƣời nơng dân nghèo. Thời điểm nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra ở huyện Ý Yên cũng là lúc nông dân đang rất bận phải diệt chuột. Theo nhƣ những ngƣời đƣợc phỏng vấn kể lại, chuột có thể làm giảm năng suất vụ mùa một nửa hoặc có thể hơn. Biểu đồ 2.3 cho thấy khá nhiều phụ nữ (khoảng 90%) lo lắng về dịch chuột và sâu bệnh sẽ làm giảm thu nhập của họ. Trong suốt năm vừa qua, hơn 20% các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đã bị chuột tàn phá mùa màng. Nếu ốm đau và vật nuôi chết là những rủi ro nghiêm trọng nhất trong chăn ni, thì dịch chuột và sâu bệnh là mối quan tâm hàng đầu của nông dân khi trồng lúa. 40% chị em đƣợc phỏng vấn cho biết ảnh hƣởng của loại rủi ro này rất nghiêm trọng và 45% cho là khá nghiêm trọng. (Biểu đồ 2.2)
[2]
- Thiên tai:
Cả hai tỉnh đƣợc điều tra (Nam Định và Quảng Ninh) không bị ảnh huởng nhiều bởi thiên tai. Tuy nhiên, đã có một số hiện tƣợng liên quan đến thời tiết có thể gây tác động tiêu cực đến sinh kế và sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng. Mƣa to và hạn hán đã xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây. Ở huyện Đông Triều, một số làng nằm ngoài đê thƣờng phải chống chọi với lũ lụt, những trận lụt có thể làm mất trắng mùa. Một số xã ở Ý Yên là những vùng trũng rất dễ bị lụt sau những đợt mƣa to, và thƣờng thu hoạch kém vào vụ mùa hè thu. Ảnh hƣởng trƣớc mắt của mất mùa đối với nguồn chi tiêu của hộ gia đình là họ chỉ cịn có thể chi một số tiền quá khiêm tốn của mình ra để mua thóc và những thực phẩm thiết yếu khác. Những chi tiêu khác, nhƣ học phí, trở thành một gánh nặng thực sự đối với họ.
b. Những áp lực kinh tế:
Các chi phí liên quan đến giáo dục:
Mặc dù các chi phí giáo dục (bao gồm học phí và các chi phí khác liên quan đến việc học hành) khơng xảy ra đột ngột mà có thể thấy trƣớc và lên kế hoạch trƣớc, chúng vẫn là một áp lực kinh tế quan trọng đối với phụ nữ nghèo. 60% phụ nữ đƣợc phỏng vấn thấy việc dành tiền cho các khoản chi phí liên quan đến giáo dục là khó khăn.
Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thơn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]
Các khoản chi cho giáo dục đƣợc đóng góp theo kế hoạch (thƣờng là một năm hai lần) và ngƣời dân thƣờng phải tiết kiệm tiền để chi cho khoản này. Tuy nhiên, đối với những hộ gia đình nghèo và rất nghèo, khoản chi tiêu này là một gánh nặng lớn. Biểu đồ 2.6 cho thấy có tới 52% số phụ nữ trong nhóm rất nghèo cho rằng học phí là một vấn đề khó giải quyết, cịn 32% thì ho rằng rất khó khăn. Mức độ khó khăn giảm dần khi thu nhập theo đầu ngƣời của các hộ gia đình tăng. Một số phụ nữ nói rằng cả cuộc đời họ chỉ mong ƣớc cho con mình
đƣợc đi học đại học. Khi con họ thi đỗ đại học, họ rất tự hào nhƣng lại cũng rất lo lắng không biết kiếm tiền ở đâu để trang trải việc học tập của con mình. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, giải pháp phổ biến nhất là vay tiền ngân hàng, bởi vì ngân hàng là nơi duy nhất có thể cho vay khoản tiền lớn nhƣ vậy. Tuỳ vào cấp giáo dục, khoản chi phí tăng dần khoảng từ 10 nghìn đồng4 đến 5 triệu đồng mỗi học kỳ. Đối với nhóm có thu nhập cao, khoản chi tiêu này không phải là vấn đề quá khó khăn đối với họ. 72% số hộ gia đình này cho vấn đề học phí là bình thƣờng hoặc dễ dàng chi trả.
Những áp lực kinh tế khác:
- Ngồi các khoản lệ phí cho giáo dục cịn có một số áp lực kinh tế khác có tác động đến tình hình kinh tế của gia đình. Nhƣ mơ tả ở biểu đồ 2.7, các khoản chi tiêu cho những sự kiện lớn trong cuộc sống nhƣ đám cƣới hoặc đám tang, thƣờng là những gánh nặng đối với các gia đình. Hơn 2/3 những ngƣời trả lời nói rằng họ rất khó tiết kiệm tiền để trang trải chi phí đám cƣới, nó thƣờng bao gồm tiệc đám cƣới và mua sắm những đồ dùng cần thiết khác cho gia đình mới. - Có tới 62% số phụ nữ nói rằng chi phí đám tang cho những ngƣời trong gia đình
và họ hàng cũng rất khó trả. Sửa chữa (xây, hoặc mua) nhà, các phƣơng tiện chăn nuôi và xây mồ mả địi hỏi các gia đình phải lên kế hoạch trƣớc. Thiếu việc làm ở ngƣời lớn cũng là một vấn đề khó khăn ở hai vùng nơng thơn này. Chi phí tìm việc rất cao đối với các gia đình nghèo, nhất là đối với những gia đình muốn con cái mình đi kiếm tiền ở Đài Loan hoặc Ma-lai-xi-a. Đối với hộ sản xuất gia đình, máy móc bị hỏng hoặc hoạt động ì ạch và giá cả giao động nhiều cũng làm cho họ phải lo lắng.
4Ngƣời nghèo có thể đƣợc miễn đóng học phí cho con cái và họ có thể mƣợn sách của nhà trƣờng cho con; học sinh tiểu học đƣợc miễn tiền học phí nhƣng vẫn phải chi tiền mua vở, bút…
Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thôn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]