.Những biện pháp đƣợc sử dụng để đối phó với rủi ro và áp lực kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 47 - 59)

Bên cạnh nêu rõ những rủi ro và áp lực kinh tế thƣờng gặp phải, các hộ gia đình đƣợc khảo sát cịn cho biết những biện pháp khác nhau mà họ đã sử dụng để đối phó với rủi ro và áp lực kinh tế. Có thể phân các biện pháp thành 2 loại: các biện pháp giảm rủi ro và các biện pháp đối phó với rủi ro

a. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro và áp lực kinh tế:

Các chị em cho biết họ đều đã nghĩ đến những rủi ro và áp lực kinh tế này khi nó chƣa xảy ra và có những biện pháp chuẩn bị sẵn để giải quyết. Khi đƣợc hỏi về việc đã có những biện pháp chuẩn bị để đối phó với rủi ro và áp lực kinh tế thì 88% số chị em đƣợc phỏng vấn cho biết họ đã có ít nhất một biện pháp. Các biện pháp các chị em thƣờng sử dụng:

 Tiết kiệm dƣới nhiều hình thức nhƣ tiền, thóc gạo, hiện vật …. Khá nhiều chị em sử dụng biện pháp này.

 Mua bảo hiểm chỉ có rất ít các chị đã sử dụng biện pháp này (1/10 số chị đã có biện pháp đối phó) và chủ yếu là mua BHYThay bảo hiểm tai nạn học sinh.  Các biện pháp phi tài chính nhƣ cải thiện chất lƣợng, số lƣợng các bữa ăn hàng

ngày hay dành thời gian nghỉ ngơi sau khi lao động vất vả để giảm khả năng ốm đau; không chọn những công việc nguy hiểm để tránh tai nạn lao động; hay chú ý đến việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn nhƣ tiêm phịng trong chăn ni, sử dụng các điều kiện ni gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh, phun thuốc diệt sâu bệnh,…. để giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

b. Các biện pháp đối phó với rủi ro và áp lực kinh tế

Đối với bất kỳ rủi ro hay áp lực kinh tế nào, ngƣời dân thƣờng một lúc sử dụng nhiều biện pháp để xử lý, việc này cho thấy khả năng hạn chế của các biện pháp để đối phó với các sự kiện nhƣ vậy ở khu vực nông thôn.

Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thôn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]

Biểu đồ 2.8 cho thấy mức độ sử dụng các biện pháp khác nhau để đối phó với các áp lực kinh tế là khá thƣờng xuyên. Sử dụng tiền tiết kiệm, vay vốn từ các tổ chức TCVM, từ bạn bè/ngƣời nhà và từ những ngƣời cho vay nặng lãi, giảm chi tiêu và mua chịu là những biện pháp thƣờng xuyên đƣợc chị em sử dụng nhất. Khoảng 80% ngƣời đƣợc phỏng vấn cho biết là đã áp dụng các biện pháp này. Đặc biệt, 96% số chị em là khách hàng của hai tổ chức TCVM đƣợc khảo sát cho biết họ đã vay vốn từ Tổ chức TCVM để đối phó với rủi ro và các áp lực kinh tế và chỉ có 4% trong số những chị em đƣợc khảo sát chƣa bao giờ hay hiếm khi sử dụng vốn vay. Rất hiếm khi các chị em phải bán các tài sản cố định trong nhà nhƣ ti vi, đài, xe đạp, vay từ các ngân hàng, vay từ hiệu cầm đồ. Một số ít các chị em ở hai huyện đƣợc khảo sát

(3%) tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng chính thức nhƣ NHNo&PTNT, NHCSXH. Việc không thƣờng xuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng chính thức có thể đƣợc giải thích do các thủ tục phức tạp của ngân hàng đã hạn chế khả năng tiếp cận tới các chị em. Các chị em cảm thấy khó khăn khi phải hồn thành các loại giấy tờ đƣợc yêu cầu. Ngoài ra, để nhận đƣợc vốn vay và phải chờ đợi đến một vài tháng và qua nhiều thủ tục. Đối với khách hàng không vay vốn từ các tổ chức TCVM thì hầu nhƣ họ sẽ vay từ bạn bè và họ hàng (trên 60% số chị đƣợc phỏng vấn), hoặc sẽ rút tiền tiết kiệm (46%) để chi cho các sự kiện lớn. Vay tiền từ những ngƣời cho vay lãi cũng đƣợc xem là một biện pháp có thể sử dụng để đối phó với các rủi ro mặc dù lãi suất rất cao, từ 1-3% một ngày. Chị em ở hai huyện cho biết họ sẽ đến những ngƣời cho vay lãi, họ hàng hay bạn bè để vay tiền nếu không vay đƣợc từ tổ chức TCVM. Bán tài sản trong nhà cũng đƣợc xem là một biện pháp đối phó quan trọng. Tài sản đƣợc bán trong trƣờng hợp này thƣờng là lúa gạo hoặc vật nuôi. Mọi ngƣời thƣờng bán vật ni những lúc gặp khó khăn mặc dù họ khơng muốn làm nhƣ vậy vì vật ni là nguồn thu tiền mặt chính của gia đình.

Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nơng thơn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]

Cho con nghỉ học cũng là một biện pháp để đối phó với các rủi ro. Các chi phí

cho giáo dục nhƣ tiền học phí, mua sách vở, bảo hiểm, đóng góp cho nhà trƣờng và các chi phí liên quan khác nhƣ quần áo, thực phẩm thƣờng là những áp lực lớn đối với ngƣời nghèo. Một số ngƣời cho rằng, một số năm học tiểu học với chất lƣợng các dịch vụ giáo dục thấp cũng không đem lại một tƣơng lai sáng sủa hơn cho con cái họ nhƣng chi phí cho giáo dục lại lớn hơn là lợi ích nhận đƣợc. Cho con đi lao động đôi khi cũng là cách dễ nhất đối với ngƣời nghèo để đối phó với tình trạng thiếu thốn của họ.

Biện pháp giảm chi tiêu đƣợc phản ảnh rõ nét nhất trong chất lƣợng và số lƣợng

bữa ăn, đặc biệt là để đối phó với các áp lực kinh tế theo mùa vụ. Biện pháp đối phó này về lâu dài sẽ dẫn đến sức khoẻ giảm sút và chất lƣợng lao động thấp.

Sự tương trợ của cộng đồng cũng đƣợc coi là một biện pháp đối phó đối với

ngƣời nghèo ở cả hai huyện điều tra. Tuy nhiên, cộng đồng cũng không thể giúp ngƣời nghèo đƣợc nhiều vì những hộ gia đình khác trong cộng đồng cũng nghèo. Gia đình (bố mẹ, anh chị em), bạn thân rồi đến hàng xóm trở thành những ngƣời trợ giúp quan trọng với ngƣời nghèo. Trên thực tế, mọi ngƣời nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ từ những ngƣời nêu trên hơn, đặc biệt trong trƣờng hợp ốm đau hay ma chay. Sự trợ giúp của mạng lƣới an sinh xã hội ít khi thấy ở các khu vực điều tra.

 Các chị em đƣợc phỏng vấn cịn cho biết họ cũng đã phải bán nơng sản hay vật ni để đối phó với các áp lực kinh tế nhƣ ốm đau hay tai nạn. Ở huyện Ý Yên, một số chị em cho biết đôi khi họ phải bán gạo thậm chí là bán lúa non khi cịn chƣa gặt. Nhiều phụ nữ trong các cuộc thảo luận nhóm cịn nói họ ít khi có tiền tiết kiệm ở nhà và họ phải tìm đến các loại vốn vay để trang trải tiền thuốc men nếu nhƣ khơng cịn gà hay thóc trong nhà để bán. Vay nặng lãi cũng rất phổ biến ở Ý Yên. Các hộ nghèo ở khu vực này thƣờng phải đi vay để chi trả cho các chi phí ốm đau hay tai nạn.

 Để có tiền chi tiêu trong các sự kiện lớn nhƣ Tết, giỗ, cƣới xin hay ma chay, mọi ngƣời thƣờng bán vật nuôi hay mua thực phẩm chịu. Một đặc điểm thú vị có thể

thấy ở vùng nơng thơn là các gia đình thƣờng hỗ trợ bằng hiện vật để cùng chia sẻ những sự kiện nhƣ vậy, ví dụ góp gà hay ngan vịt. Mua chịu cũng là một hình thức đƣợc sử dụng phổ biến cho các khoản chi liên quan đến sản xuất nhƣ mua thóc giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và thuốc tiêm phòng cho gia súc hay điều trị bệnh với 70% số chị em đƣợc phỏng vấn đã áp dụng cách thức này cho các khoản chi tiêu hàng ngày và cho sản xuất. Tuy nhiên mua chịu làm tăng thêm một số chi phí giao dịch cho nơng dân. Ví dụ, ngƣời dân có thể mua một bao thức ăn cho lợn trả tiền ngay với giá 45.000 đồng. Tuy nhiên, nếu họ mua chịu và chỉ có khả năng trả khi bán đƣợc lợn (thƣờng phải mất đến 3-4 tháng), thì số tiền họ phải trả cho bao thức ăn đó là 50.000 đồng một bao..

Phần tiếp theo sẽ đi vào chi tiết các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro (tiết kiệm, vốn vay và bảo hiểm) để đối phó với rủi ro và các áp lực kinh tế

- Tiết kiệm:

Mặc dù những chị em đƣợc phỏng vấn nói rằng rất khó tiết kiệm tiền vì họ khơng mấy khi có tiền, nhƣng 90% trong số họ nói rằng vẫn có tiết kiệm bằng cách này hay cách khác. Số liệu từ điều tra cho thấy 35% chị em đƣợc phỏng vấn sử dụng tiết kiệm bằng tiền mặt hay hiện vật để trang trải các chi phí trong cuộc sống hàng ngày; 28% trong số họ sử dụng tiết kiệm không thƣờng xuyên và một tỷ lệ tƣơng tự nói rằng họ hiếm khi hoặc khơng bao giờ đụng đến tiết kiệm.

Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thôn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]

 Biểu đồ 2.10 cho thấy mức độ sử dụng tiết kiệm của các đối tƣợng có các mức thu nhập khác nhau. Sử dụng tiền tiết kiệm rất phổ biến đối với 34% chị em có mức thu nhập trung bình trong khi tỷ lệ này là 40% đối với chị em khá giả và 47% đối với những ngƣời giầu. Những chị em có mức thu nhập thấp thì khơng có khả năng tiết kiệm vì vậy khơng có nhiều khả năng sử dụng tiền tiết kiệm khi cần.

 Những hình thức tiết kiệm thơng dụng nhất mà các chị em đã sử dụng là tiết kiệm tại nhà, tiết kiệm theo nhóm, tiết kiệm bằng cách đầu tƣ chăn nuôi gia súc, gia cầm hay mua nông sản (gạo), tiết kiệm bằng hiện vật (đồ kim hoàn) và gửi tiết kiệm tự nguyện vào các tổ chức TCVM:

Tiết kiệm tiền mặt tại nhà là một cách tiết kiệm linh hoạt. Mọi ngƣời không

phải mang tiền đến bất kì nơi nào hay điền bất kỳ một giấy tờ nào và tiền luôn sẵn sàng bất kỳ lúc nào họ cần. 54% chị em đƣợc phỏng vấn có tiền tiết kiệm nói rằng họ tiết kiệm tiền tại nhà. Tuy nhiên các chị em cũng cho biết tiết kiệm theo cách này hồn tồn khơng bền vững vì có sẵn tiền tiết kiệm ở nhà sẽ dễ dàng tiêu vào những việc khơng cần thiết, vì vậy khó có thể tích luỹ đƣợc một

khoản tiền lớn. Ngồi ra, tiết kiệm tại nhà cịn khơng an tồn vì dễ bị mất trộm hay thậm chí là bị thành viên khác trong gia đình tiêu mất.

Tiết kiệm theo nhóm kiểu "chơi họ" truyền thống (một số nơi gọi là chơi hụi hay

chơi phƣờng) cũng rất phổ biến ở hai huyện đƣợc khảo sát khi có 38% chị em đƣợc phỏng vấn tham gia vào các nhóm tiết kiệm. Tiết kiệm theo nhóm ở Ý n và Đơng Triều rất an tồn vì nhóm thƣờng gồm những ngƣời là bạn bè thân thiết của nhau, họ hàng hay hàng xóm biết nhau rất rõ và tin tƣởng nhau. Nguyên tắc của nhóm là mọi ngƣời cùng góp một khoản tiền nhƣ nhau theo kỳ và lần lƣợt từng ngƣời một đƣợc sử dụng toàn bộ số tiền của cả nhóm góp. Các nhóm tiết kiệm này có thể phù hợp với các hộ gia đình nghèo và cụ thể là với phụ nữ nghèo. Số tiền đóng mỗi lần có thể thấp, nhƣng khi đến lƣợt, ngƣời tham gia có thể nhận đƣợc một khoản tiền lớn. Tiết kiệm theo nhóm là một cách chuẩn bị đối phó hiệu quả với các áp lực kinh tế, nhƣng chƣa đƣợc linh hoạt trong trƣờng hợp một ngƣời nào đó đột nhiên rơi vào tình trạng mất mát về tài chính mà lại chƣa đến lƣợt. Thêm vào đó, khơng phải lúc nào chị em cũng có thể dễ dàng tìm đƣợc những ngƣời đáng tin cậy đồng ý cùng nhau định kỳ góp một khoản tiết kiệm cố định.

Tiết kiệm bằng vật nuôi hay nông sản cũng rất phổ biến, 26% ngƣời đƣợc

phỏng vấn cho biết họ tiết kiệm theo cách này. Mọi ngƣời có thể bán vật ni hay thóc khi cần tiền. Hình thức tiết kiệm này có tính thanh khoản thấp do vậy mọi ngƣời ít dùng hình thức này cho những mục đích khơng quan trọng. Nhƣng tiết kiệm theo cách này có thể sẽ chịu rủi ro về giá cả và đôi khi không dễ chia nhỏ ra để sử dụng, ví dụ ngƣời nào đó chỉ cần một khoản tiền nhỏ nhƣng lại có một con lợn to, ngƣời đó khơng thể bán đi nửa con lợn để có đƣợc khoản tiền cần thiết. Hạn chế đó cũng tƣơng tự đối với hình thức tiết kiệm bằng đồ kim

hồn. Có 13% ngƣời đƣợc phỏng vấn nói rằng họ sử dụng hình thức tiết kiệm

bằng đồ kim hoàn.

Gửi tiết kiệm tự nguyện tại tổ chức TCVM rất phát triển ở Đông Triều. 24% chị

em đƣợc phỏng vấn đã gửi tiền tiết kiệm tại tổ chức Quỹ AAV. Chị em bày tỏ sự hài lịng đối với dịch vụ tiết kiệm vì tính linh hoạt của nó. Chị em có thể gửi

tiết kiệm một khoản nhỏ 1.000 đồng/lần. Tiền tiết kiệm đƣợc thu tại thôn hai tuần/lần. Những ngƣời không phải là khách hàng vay vốn của Quỹ cũng có thể tham gia tiết kiệm. Một hạn chế của dịch vụ tiết kiệm này là khi mọi ngƣời muốn rút tiền tiết kiệm phải thơng báo trƣớc cho Quỹ ít nhất 2 tuần. Trong trƣờng hợp khẩn cấp, việc chậm chi trả này làm mọi ngƣời cảm thấy không thuận tiện.

Tiết kiệm tại các tổ chức tài chính chính thức chỉ có ít chị em đƣợc phỏng vấn

tham gia hình thức này (3,5% ngƣời đƣợc phỏng vấn cho biết là có sử dụng một trong 2 hình thức tiết kiệm này). Thủ tục phức tạp và quy định mức gửi tối thiểu (50.000 đồng) của các tổ chức chính thức này là lý do chính mà các chị em khơng tham gia gửi tiền. Ngồi ra, chị em cịn khơng muốn phải đi một quãng đƣờng xa để đến đƣợc ngân hàng hay bƣu điện, các điểm giao dịch này thƣờng chỉ mở cửa vào giờ làm việc khi mà ngƣời muốn gửi tiền đang phải làm việc. Đây thực sự là một sự phiền phức, đặc biệt khi họ chỉ có một khoản tiền rất nhỏ. - Vốn vay:

Vay mƣợn là một trong những biện pháp phổ biến để đối phó với rủi ro và các áp lực kinh tế. 82% chị em không phải là khách hàng của tổ chức TCVM đƣợc phỏng vấn cho biết họ cũng đã từng đi vay vốn. Chị em buộc phải đi vay vì khơng có biện pháp giải quyết nào khác nhƣ rút tiết kiệm hay đƣợc bảo hiểm. Phần lớn các chị em sử dụng vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra chị em cũng sử dụng cho các mục tiêu khác nhƣ sắm Tết (10%), thanh tốn các chi phí liên quan đến sức khoẻ (9%), giáo dục (8%), xây dựng, sửa sang nhà cửa (8%) và mua thực phẩm kể cả mua gạo (7%).

Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thôn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]

Chị em vay vốn chủ yếu từ họ hàng và bạn bè, từ ngƣời cho vay lãi, từ tổ chức TCVM, NHNo&PTNT và từ NHCSXH. Biểu đồ 2.12 dƣới đây cho thấy nguồn vay vốn chủ yếu của phụ nữ nghèo ở hai huyện đƣợc khảo sát

Nguồn: Báo cáo khảo sát nhu cầu của phụ nữ nghèo khu vữ nông thơn Việt Nam với các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro – năm 2004 [2]

Vay từ họ hàng/bạn bè là biện pháp thƣờng xuyên nhất để đối phó với ốm đau,

tai nạn và một số sự kiện trong chu kỳ cuộc sống. Khi vay nóng từ họ hàng hay bạn bè, mọi ngƣời thƣờng khơng phải trả lãi và có thể vay đƣợc ngay nếu ngƣời cho vay có sẵn tiền. Tuy nhiên chị em thƣờng khơng có nhiều họ hàng hay bạn bè giàu có để cho vay tiền.

Vay tiền từ những người cho vay lãi cũng là nguồn vay thƣờng xuyên của các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w