Định hƣớng và chiến lƣợc hoạt động của TCVMở nƣớc ta trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 97 - 104)

3.1.2 .Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và xố đói giảm nghèo

3.1.4. Định hƣớng và chiến lƣợc hoạt động của TCVMở nƣớc ta trong

gian tới

Hiện nay ở nƣớc ta chƣa có chiến lƣợc toàn diện nào đề ra định hƣớng chiến lƣợc của ngành TCVM trong 10 năm tới. Điều này do TCVM thƣờng đƣợc nhìn nhận là một cơng cụ xã hội hơn là một phần của khu vực tài chính, TCVM khơng đƣợc đƣa vào nhƣ một bộ phận trong chiến lƣợc phát triển khu vực tài chính của đất nƣớc. Hơn nữa, thiếu sự liên kết mang tính mạng lƣới giữa các tổ chức cung cấp TCVM ở nƣớc ta. Do hầu hết các tổ chức cung cấp TCVM là các tổ chức phi chính phủ đa mục đích, trọng tâm ban đầu của họ là phát triển cộng đồng địa phƣơng chứ không phải là phát triển một mạng lƣới cấp quốc gia các tổ chức tài chính phục vụ ngƣời nghèo. Do vậy, thị trƣờng TCVM Việt Nam đã phát triển một cách rời rạc, theo đó mỗi tỉnh hoặc địa phƣơng hoạt động một cách riêng rẽ với những mục đích và mục tiêu riêng của mình. Tuy nhiên với việc Chính phủ ban hành Nghị định 28/2005/NĐ – CP ngày 9/3/2005 đã tạo ra một khung pháp lý cho TCVM và sẽ là cơ sở để đề ra chiến lƣợc phát triển hoạt động TCVM ở nƣớc ta. Trong đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 do Thủ tƣớng chính phủ ban hành ngày 24/5/2006, Chính phủ đã xác định rõ giải pháp lớn cần thực hiện trong thời gian tới về TCVM: “Củng cố, phát triển và tăng cƣờng quản lý các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, kể cả các tổ chức tài chính qui mơ nhỏ” [24]

3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro cho phụ nữ nghèo ở nơng thơn và hoạt động TCVM chính thức ở nƣớc ta

3.2.1. Những giải pháp nhằm phát triển sản phẩm quản lý rủi ro trong các tổ chức TCVM

3.2.1.1. Phát triển sản phẩm Tiết kiệm với những loại hình phù hợp với phụ

nữ nghèo

Kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2 đã khẳng định rằng tiết kiệm là một biện pháp phổ biến và hữu ích nhất mà phụ nữ nơng thơn sử dụng khi gặp phải những sự kiện đột xuất có tính tiêu cực hay những áp lực kinh tế có thể lƣờng trƣớc. Mặt khác từ kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức TCVM đã cho thấy những ngƣời có thu nhập thấp vẫn có thể tiết kiệm và họ cần những dịch vụ tiết kiệm phù hợp.

Các tổ chức tài chính khu vực chính thức có các sản phẩm tiết kiệm phong phú và an toàn nhất, nhƣng đáng tiếc là chƣa phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của ngƣời nghèo. Thị trƣờng tiết kiệm mới chỉ phát triển tại những khu vực kinh tế phát triển trong khi ngƣời nghèo chủ yếu sống ở những khu vực kinh tế kém phát triển hơn (khu vực nông thôn). Các qui định về tiền gửi tối thiểu và số dƣ tối thiểu/tối đa của các tổ chức tín dụng chính thức đã vơ hình chung loại trừ ngƣời có thu nhập thấp đƣợc tham gia do các món gửi của họ thấp. Ngồi ra, địa điểm, thời gian và thời điểm giao dịch của các tổ chức này chƣa thật phù hợp với hồn cảnh của ngƣời có thu nhập thấp.

Từ kinh nghiệm huy động tiết kiệm và đặc điểm tổ chức hoạt động của các tổ chức TCVM trong suốt hơn 14 năm qua, và đặc biệt với việc cho phép chính thức thực hiện hoạt động tiết kiệm trong Nghị định 28/2005/NĐ – CP các tổ chức TCVM có thể chính thức hố mở rộng sản phẩm tiết kiệm bằng cách cải tiến sản phẩm tiết kiệm hiện có, mở thêm các loại hình tiết kiệm mới phù hợp. Đặc tính của sản phẩm tiết kiệm cần đáp ứng yêu cầu: an toàn, gần gũi và thuận tiện cho phép phụ nữ nghèo tiết kiệm với một mức gửi phù hợp khả năng tiết kiệm của họ; đƣợc rút tiết kiệm khi họ cần tiền; và có mức lãi suất phù hợp. Để phát triển và mở rộng sản

phẩm tiết kiệm các tổ chức TCVM có thể thực hiện một số biện pháp sau: a. Mở rộng hơn nữa việc thu hút gửi tiền tiết kiệm bắt buộc của thành viên

thông qua việc cải tiến những qui định về tiết kiệm bắt buộc hiện nay:

Trong suốt thời gian qua ở hầu hết các tổ chức TCVM hoạt động tiết kiệm đã trở thành sản phẩm bắt buộc, đã góp phần xây dựng thói quen tiết kiệm của ngƣời nghèo đồng thời đã huy động đƣợc nguồn vốn tại chỗ. Ở khá nhiều tổ chức tiết kiệm đã chiếm tỉ lệ quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của tổ chức. Các tổ chức TCVM đã huy động tiền tiết kiệm từ thành viên mà không làm tăng quá nhiều chi phí do họ đã thực hiện hoạt động này thơng qua các nhóm vay vốn và đặc biệt đã thiết kế sản phẩm này gắn kết với sản phẩm vốn vay. Tuy nhiên, những đặc tính sản phẩm tiết kiệm nhƣ vậy chỉ phù hợp với những tổ chức TCVM mới bắt đầu hoạt động và những thành viên mới tham gia vào hoạt động của tổ chức. Khi những tổ chức này hoạt động lâu hơn, những thành viên tham gia dài hơn thì đặc tính sản phẩm tiết kiệm cần đƣợc thay đổi thì mới thu hút đƣợc nhiều thành viên tham gia. Các tổ chức TCVM nên cải tiến:

 Cần nới lỏng qui định về thời gian rút tiết kiệm bắt buộc: Các tổ chức có thể xem xét cho phép thành viên đƣơc rút tiết kiệm sau một năm tham gia gửi tiền và chỉ yêu cầu để lại một số tiền gửi tiết kiệm tƣơng ứng với phần trăm nhất định (có thể 20%) so với số vốn xin vay. Thay vì giữ nguyên qui định chỉ cho phép thành viên đƣợc rút tiền tiết kiệm bắt buộc khi ra khỏi tổ chức hoặc đã tham gia gửi đƣợc 5 năm. Việc nới lỏng qui định này sẽ không làm khách hàng chán nản vì quá lâu mới đƣợc rút tiết kiệm, mặt khác cũng giúp họ sử dụng tiền tiết kiệm khi gặp những rủi ro và áp lực kinh tế lớn.

 Cho phép thành viên đƣợc trích tiền gửi tiết kiệm bắt buộc để trả nợ vốn vay đang vay tổ chức TCVM. Hiện nay các thành viên trong các tổ chức TCVM đang nhận thấy sự bất hợp lý khi tham gia hoạt động, đó là tiền tiết kiệm bắt buộc họ gửi ở tổ chức khá lớn (có những thành viên có hơn 4 triệu đồng), nhƣng họ không đƣợc phép rút ra để trả toàn bộ tiền vốn vay của tổ chức TCVM đó. Qui định khơng hợp lý này dẫn đến có khá nhiều thành viên buộc phải xin ra khỏi tổ chức để rút tiền tiết kiệm để trả số vốn đang nợ. Sau đó một thời gian họ

xin quay trở lại để tiếp tục vay vốn và tiết kiệm. Điều đó làm cho các tổ chức TCVM tốn thêm chi phí để đào tạo lại thành viên đồng thời ảnh hƣởng đến doanh số cho vay của tổ chức do họ buộc phải cho những thành viên quay trở lại vay mức ban đầu nhƣ thành viên mới tham gia.

 Áp dụng lãi suất tiền gửi phù hợp để khuyến khích thành viên gửi tiền tiết kiệm bắt buộc lâu tại tổ chức. Các tổ chức TCVM có thể phân ra các mức lãi suất tiền gửi theo thời gian gửi hoặc áp dụng lãi suất gửi góp với loại hình tiết kiệm này thay vì áp dụng mức lãi suất khơng kỳ hạn đồng loạt cho tồn bộ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc nhƣ hiện nay. Những khoản gửi tiết kiệm dài hơn thì có mức lãi suất cao hơn sẽ làm cho khách hàng không muốn rút tiết kiệm nếu không gặp những việc đột suất.

 Các tổ chức TCVM không nên thực hiện huy động tiết kiệm bắt buộc bằng cách khấu trừ vốn vay của thành viên khi nhận vốn vay. Việc này sẽ làm ảnh hƣởng đến việc sử dụng vốn vay vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên đồng thời dễ làm thành viên hiểu lầm đó là khoản trả lãi vốn vay, đặc biệt đối với những thành viên nghèo khơng có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này

b. Giải pháp phát triển sản phẩm tiết kiệm tự nguyện để thu hút nhiều chị em tham gia gửi tiền vào tổ chức TCVM

Nếu thời gian trƣớc các tổ chức TCVM còn dè dặt chƣa mạnh dạn phát triển và mở rộng sản phẩm tiết kiệm tự nguyện do chƣa có văn bản pháp lý cho hoạt động này thì với Nghị định 28/2005/NĐ-CP họ có thể đẩy mạnh phát triển sản phẩm này. Việc phát triển mạnh mẽ sản phẩm tiết kiệm tự nguyện sẽ giúp cho thành viên nghèo có cơ hội gửi những khoản tiền nhàn rỗi rất nhỏ, sẽ rút ra ngay khi họ gặp rủi ro hay áp lực phải chi tiêu và nhƣ vậy sẽ giúp thành viên nghèo tự giải quyết tốt những khó khăn của họ. Tuy nhiên khi phát triển sản phẩm tiết kiệm tự nguyện các tổ chức TCVM vẫn phải dựa vào đặc điểm tổ chức và hoạt động riêng có của mình để thiết kế sản phẩm. Họ nên sử dụng tổ chức nhóm vay vốn, địa điểm, thời gian của các buổi sinh hoạt, hồn trả vốn, lãi của nhóm để thu tiết kiệm. Cách làm này sẽ giúp giảm chi phí giao dịch và thành viên không phải đi gửi quá xa. Kinh nghiệm từ việc thử nghiệm sản phẩm tiết kiệm gia đình của Quỹ TYM đã cho thấy rõ điểm

này.

Các tổ chức TCVM có thể từng bƣớc áp dụng nhiều hình thức huy động tiết kiệm tự nguyện hấp dẫn và phù hợp sau:

Tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là sản phẩm có tính thanh khoản cao, cho phép

phụ nữ nghèo gửi và rút ra bất cứ lúc nào mà khơng bị hạn chế số lần rút. Điều này có thể là một giải pháp hỗ trợ rất tốt chị em khi gặp rủi ro hay áp lực kinh tế. Ngoài ra, tiết kiệm không kỳ hạn là cách giúp họ tích lũy tiền ngay từ những khoản thu nhỏ. Khuyến khích họ gửi tiết kiệm cho dù là "nhỏ giọt" nhƣ vậy cũng là một thành cơng.

Tiết kiệm gửi góp: Loại hình này cũng đƣợc ngƣời nghèo quan tâm khi họ có

nguồn thu nhập ổn định và đã có những dự kiến chi tiêu trong tƣơng lai. Để sử dụng đƣợc sản phẩm này chị em phụ nữ phải đảm bảo gửi đều đặn một khoản tiền cố định theo định kỳ đã đƣợc thỏa thuận trƣớc theo ngày/tuần/tháng/q. Tiết kiệm gửi góp cho hƣởng lãi suất cao hơn loại tiết kiệm không kỳ hạn và giúp ngƣời gửi tăng tính kỷ luật trong tiết kiệm.

Tiết kiệm có kỳ hạn: Loại hình này đƣợc ngƣời nghèo quan tâm chỉ khi họ có

khoản thu nhập lớn, muốn dự trữ cho nhu cầu chi tiêu hay đầu tƣ trong tƣơng lai nhƣ dành tiền học cho con vào Đại học, sửa chữa nhà hoặc đầu tƣ phát triển sản xuất, ... Tiết kiệm loại này đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn hai loại trên.

c. Giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức TCVM nhằm phát triển sản phẩm tiết kiệm

Việc quản lý sản phẩm tiết kiệm tƣơng đối phức tạp và địi hỏi chun mơn trong khi đó thì năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của các tổ chức TCVM còn rất hạn chế và khơng có chun mơn, do vậy cần thực hiện một số giải pháp sau khi phát triển sản phẩm tiết kiệm:

Đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý của các tổ chức TCVM về nghiệp vụ quản lý tiết kiệm

Các tổ chức TCVM đã có kinh nghiệm quản lý dịch vụ tín dụng và tiết kiệm bắt buộc trong nhiều năm. Tuy nhiên tiết kiệm bắt buộc luôn đƣợc gửi với số lƣợng cố định và thời gian dự tính trƣớc, hiếm khi bị thành viên rút ra bất ngờ. Còn với

tiết kiệm tự nguyện thì khác hẳn. Việc sử dụng tiền tiết kiệm để cho vay và dự phòng tiền mặt để đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền tiết kiệm của thành viên đặt ra những yêu cầu cao hơn cho công tác lập kế hoạch và quản lý. Do vậy các tổ chức TCVM cần phải chuẩn bị và đƣợc hỗ trợ về chun mơn để có thể xây dựng đƣợc:

- Kế hoạch duy trì mức dự trữ thanh khoản với các khoản tiền gửi tiết kiệm: Các tổ chức TCVM cần lập kế hoạch duy trì mức dự trữ thanh khoản cao hơn so với tiết kiệm bắt buộc. Khi lập kế hoạch thanh khoản cần dự tính mức hoạt động tiết kiệm cao nhất đối với cả tiền gửi và tiền rút. Đặc biệt phải tính trƣớc đƣợc nhu cầu rút tiền theo thời vụ nhƣ trƣớc các mùa lễ hội, Tết nguyên đán, trƣớc vụ gieo trồng … Ngoài ra các tổ chức TCVM nên dự tính khả năng thành viên rút tiền tiết kiệm trong thời gian đầu và xem xét các biện pháp khuyến khích thành viên khơng để họ rút tiền tiết kiệm ngay khi vừa gửi. Do lúc đầu, thành viên nghèo muốn thử xem liệu họ có thể thực sự rút tiền tiết kiệm ra ngay đƣợc khơng và liệu có thể tin tƣởng vào chất lƣợng dịch vụ của tổ chức TCVM khơng. Khi họ đã tin tƣởng thì sẽ tham gia đơng hơn và tích cực hơn. Tuy nhiên việc thử thách này không kéo dài, chỉ dƣới một năm hay vài tháng.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh của tổ chức: Trong đó xác định kế hoạch lƣợng tiền tiết kiệm huy động đƣợc, dự phòng thanh khoản và sử dụng tiền tiết kiệm cịn lại để cho vay. Nếu khơng xây dựng đƣợc kế hoạch kinh doanh thì sẽ xảy ra tình trạng khi thì thiếu nguồn để cho vay, khi thì cho vay quá nhiều vƣợt quá yêu cầu thanh khoản. Trong điều kiện về năng lực và hệ thống thông tin quản lý của các tổ chức cịn có hạn có thể các tổ chức cần cân nhắc việc áp dụng chính sách yêu cầu khách hàng báo trƣớc khi muốn rút những khoản tiền lớn hoặc xem xét cơ cấu lãi suất khơng khuyến khích việc rút tiền gửi tiết kiệm đột suất. Có thể yêu cầu khách hàng muốn rút tiết kiệm phải báo trƣớc 24 giờ hay những khách hàng nào rút tiết kiệm trƣớc hạn không đƣợc hƣởng lãi hoặc lãi không kỳ hạn.

Đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng

Điều lo ngại nhất đối với khách hàng gửi tiền vào các tổ chức là sợ rủi ro và sợ bị lộ các thơng tin tài chính của họ. Vì vậy các tổ chức TCVM cần có chính sách

bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng. Các tổ chức TCVM có thể tham gia bảo hiểm tiền gửi, treo các giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại các văn phòng giao dịch hoặc thông báo rộng rãi để chị em an tâm về sự đảm bảo khoản tiền gửi của họ. Việc thiết lập quỹ bảo hiểm tiền gửi cũng có thể đƣợc xem xét với việc đa dạng hố các hình thức bảo hiểm và tỷ lệ bảo hiểm nhằm làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp. Bên cạnh một chính sách lãi suất hấp dẫn thì an tồn tiền gửi rất đƣợc khách hàng coi trọng, do vậy các tổ chức TCVM cần nhận thức rõ điều này để có những qui định phù hợp. Ngồi ra các tổ chức TCVM cần đảm bảo nguyên tắc bí mật về số dƣ tiền gửi của thành viên vì khách hàng bao giờ cũng e ngại số dƣ tiền gửi của mình bị tiết lộ.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiệu quả

- Các tổ chức TCVM cần tiến hành rà sốt và cải tiến qui trình giao dịch các nghiệp vụ trong tổ chức, đảm bảo nó đƣợc thực hiện thống nhất và đƣợc chính thức hố thành văn bản nghiệp vụ. Ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động các tổ chức TCVM khơng có nhiều chun mơn về hoạt động tiết kiệm và mục đích của họ cố gắng hỗ trợ càng nhiều ngƣời nghèo càng tốt do vậy hoạt động của họ không chuyên nghiệp và mang tính tự phát. Mỗi tổ chức học đƣợc gì thì áp dụng điều đó, cán bộ hiểu đến đâu thực hiện theo cách của riêng mình. Khi mở rộng thực hiện sản phẩm tiết kiệm đòi hỏi các tổ chức TCVM phải xây dựng đƣợc qui trình nghiệp vụ thống nhất. Đây cũng là cơ sở để kiểm soát hoạt động và tin học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w