Thử nghiệm sản phẩm tiết kiệm linh hoạt do Quỹ Tình Thƣơng (TYM) thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 88 - 91)

2.2.1 .Bảo hiểm

2.2.1.1 .Giới thiệu bảo hiểm

2.3.2. Thử nghiệm sản phẩm tiết kiệm linh hoạt do Quỹ Tình Thƣơng (TYM) thực

thực hiện

2.3.2.1. Giới thiệu về tổ chức thực hiện

Theo quyết định số 563 của Chính Phủ, dự án Quỹ Tình Thƣơng (viết tắt là TYM), ứng dụng mơ hình ngân hàng Grameen (Bangladesh) để hỗ trợ phụ nữ nghèo với rất nhiều sản phẩm đa dạng, nhƣ: vốn vay, tiết kiệm, quỹ tƣơng trợ (một dạng bảo hiểm), sản phẩm phi tài chính đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/1992. Đến tháng 10/2005, Quỹ đã có 16 chi nhánh tại 7 tỉnh (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Nam Định, Thanh Hoá và Nghệ An) với 20.972 thành; dƣ nợ vốn gần 51 tỉ đồng.

2.3.2.2. Giới thiệu về sản phẩm thử nghiệm

a. Hầu hết các khoản tiết kiệm của TYM trƣớc khi thử nghiệm sản phẩm mới này là tiết kiệm bắt buộc. Cũng có tiết kiệm tự nguyện nhƣng khơng thực sự đƣợc phát triển vì sản phẩm khơng đủ tính linh hoạt. Trong tháng 9 năm 2004, với sự hỗ trợ từ dự án của ILO (ILO), TYM đã chính thức bắt đầu thử nghiệm thí điểm sản phẩm tiết kiệm linh hoạt có tên Tiết Kiệm Gia Đình. Thử nghiệm thí điểm này đƣợc thực hiện tại 2 chi nhánh, là chi nhánh Sóc Sơn và Mê Linh.

b. Sản phẩm Tiết Kiệm Gia Đình bao gồm: (a) loại gửi khơng kỳ hạn, tỷ lệ lãi suất là 0.3%/tháng, không yêu cầu mức gửi tối thiểu là bao nhiêu; (b) loại kỳ hạn 3

tháng, tỷ lệ lãi suất 0.55%/tháng, mức gửi tối thiểu 300.000 Việt Nam đồng; (c) loại kỳ hạn 6 tháng, tỷ lệ lãi suất 0.6%/tháng, mức gửi tối thiểu cũng là 300.000

Việt Nam đồng. Việc gửi tiền và rút tiền có thể thực hiện tại các địa điểm họp (gần nhà thành viên) hoặc ngay tại văn phòng chi nhánh. Các khách hàng gửi tiết kiệm loại khơng kỳ hạn có thể quyết định mức tiền gửi và mức độ thƣờng xuyên của việc gửi tiền. Khi tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đạt 300.000đ, thành viên có thể chuyển sang loại tiết kiệm có kỳ hạn.

2.3.2.3. Kết quả đạt đƣợc

Tính tới tháng 5 năm 2005, sau 9 tháng thử nghiệm, đã có 1.303 thành viên gửi tiết kiệm với tổng số tiền gửi đạt 932 triệu Việt Nam đồng, so với con số 830 ngƣời gửi và tổng tiền gửi là 502 triệu Việt Nam đồng tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm thí điểm. Nhƣ vậy là đã tăng 85% cả về số ngƣời gửi tiền và tổng số tiền gửi huy động đƣợc. Sản phẩm tiết kiệm đã chiếm 45% số khách hàng và 13% tổng số vốn cho vay tại 2 chi nhánh trên [23]

a. Sự thoả mãn của khách hàng: Phỏng vấn những ngƣời gửi và không gửi tiết

kiệm cho thấy sản phẩm Tiết Kiệm Gia Đình đƣợc tất cả tiếp đón và đánh giá cao. Cụ thể, các thành viên cho rằng các quy trình thực hiện một khoản gửi và rút tiền là khá dễ dàng và đặc biệt là rất tiện khi TYM chấp nhận cả những khoản nhỏ chứ không nhƣ các ngân hàng khác. Một số thành viên thậm chí đã rút tiền ở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng để gửi vào TYM.

b. Khả năng tiết kiệm của các hộ dân nghèo: Một số thành viên phát biểu rằng

với sản phẩm tiết kiệm này, họ đã cố gắng hơn trong việc để dành ra một số tiền nhỏ. Do khơng có giới hạn hoặc khoản quy định trƣớc nào, họ có thể gửi bất cứ khoản nào họ có khi dự các cuộc họp. Ngồi ra, sản phẩm đã giúp thu hút thêm các thành viên mới, đặc biệt là những ngƣời khơng có nhu cầu vay mà chỉ cần gửi tiết kiệm.

2.3.2.4. Các thách thức khi nhân rộng sản phẩm

a. Khả năng chuyên môn về quản lý sản phẩm tiết kiệm chƣa có do vậy Quỹ chƣa tính đủ các chi phí cho việc thực hiện này do vậy chƣa xác định đƣợc tính bền vững của sản phẩm; mức dự phòng tiền mặt cần thiết cho việc thanh toán tiền tiết kiệm khi thành viên xin rút...

b. Hệ thống thông tin quản lý thủ công (phần lớn bằng tay) do vậy mất rất nhiều thời gian của cán bộ khi thực hiện giao dịch gửi, rút và tính lãi tiền gửi .

Tóm lại, trong chương 2, Luận văn đã phản ánh thực trạng những rủi ro và những biện pháp giải quy ết của phụ nữ nghèo ở hai tổ chức TCVMđã được khảo sát. Luận văn cũng làm rõ các nhà cung cấp và đặc biệt các sản phẩm tài chính quản lý rủi ro hiện đang được cung cấp cho phụ nữ nghèo nơng thơn, đồng thời cũng trình bày về kết quả và hạn chế khi thử nghiệm một vài sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tại một số tổ chức TCVM.

CHƢƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÁC TỔ CHỨC TCVM TẠI VIỆT NAM

3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu, giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội, XĐGN và hoạt động TCVM của nƣớc ta trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w