Vay vốn khẩn cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 81 - 84)

2.2.1 .Bảo hiểm

2.2.1.1 .Giới thiệu bảo hiểm

2.2.3. Vay vốn khẩn cấp

2.2.3.1. Giới thiệu:

a. Vốn vay khẩn cấp là những khoản vốn nhỏ, ngắn hạn, đƣợc cấp ngay lập tức, với những thủ tục đơn giản.

b. Ở Việt nam, dịch vụ cho vay khẩn cấp hay ở một số địa phƣơng còn gọi là "giật tạm" từ lâu đã diễn ra khá phổ biến trong nhân dân. Vay khẩn cấp đƣợc sử dụng nhiều đối với những ngƣời buôn bán nhỏ, ngƣời buôn chuyến khi họ tìm đƣợc một món hàng "hời" mà khơng đủ tiền để trả. Vay khẩn cấp cũng xẩy ra khi một hộ gia đình cần tiền mặt để chi tiêu ngay trong trƣờng hợp có ngƣời bị ốm đau, tai nạn, hiếu, hỉ, trả tiền học cho con, thiếu đói ... Đối tƣợng đi vay khẩn cấp khá đa dạng, nhƣng thƣờng là những ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời nghèo, họ khơng có tiền dự trữ hay tiết kiệm, khi đó nếu khơng vay đƣợc tiền ngay để mua thuốc, khám chữa bệnh kịp thời thì sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng; trƣờng hợp cần tiền để cho con đi học cũng vậy, nếu khơng đáp ứng ngay thì sẽ mất đi cơ hội học tập của con... Trong những tình huống nhƣ vậy, nếu khơng vay đƣợc tiền ngay thì ngƣời có thu nhập thấp có khi phải bán cả tài sản hay tƣ liệu sản xuất. Vì vậy, có thể nói rằng các dịch vụ cho vay khẩn cấp đã có tác dụng nhất định giúp ngƣời nghèo hạn chế đƣợc tác động của rủi ro mang tính tức thời và giúp họ vƣợt qua khó khăn. Tuy nhiên, dịch vụ cho vay khẩn cấp hiện vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều trong các tài liệu TCVM ở Việt nam cả về khái niệm, nội dung, quy mô và phạm vi tác động của nó

2.2.3.2. Các nhà cung cấp vốn vay khẩn cấp:

a. Nhìn chung các ngân hàng nhà nƣớc và tƣ nhân, kể cả NHCSXH, đều không cung cấp vốn vay khẩn cấp. Trƣờng hợp duy nhất mà khách hàng có thể vay một khoản vay khẩn cấp ở ngân hàng là khi họ cầm cố các giấy tờ có giá trị (chứng chỉ tiết kiệm có kỳ hạn, trái phiếu kho bạc...). Một số sản phẩm do các tổ chức TCVM cung cấp có tính chất gần giống nhƣ một vốn vay khẩn cấp (nhƣ vốn vay bổ sung của Quỹ AAV hay vốn đa mục đích của Quỹ TYM). Tuy nhiên các khoản vốn này cũng không thể cấp trong ngày, và các thủ tục để đƣợc vay (dù đơn giản hơn so với thủ tục của ngân hàng) vẫn còn là một hạn chế.

b. Do vậy, chỉ có ngƣời cho vay tƣ nhân, các hiệu cầm đồ và hai quỹ tiết kiệm tín dụng của hội phụ nữ ở Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh là những nhà cung cấp sản phẩm vốn vay khẩn cấp "thực".

2.2.3.3. Nhận xét về việc cung cấp vốn vay khẩn cấp cho ngƣời có thu nhập thấp thấp

a. Mặc dù các tổ chức tài chính chính thức và bán chính thức đã phát triển mạnh, thay đổi nhanh các hình thức cung cấp các sản phẩm vốn vay phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều hộ gia đình khơng thể tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn này. Hơn nữa, khả năng đáp ứng nhanh của các sản phẩm này vẫn chƣa có.

b. Các chƣơng trình lớn của Chính phủ đều quan tâm đến đối tƣợng ngƣời nghèo, nhƣng lại khơng đáp ứng tính "khẩn cấp" vì mục đích sử dụng vốn cho vay chỉ bó hẹp cho sản xuất hoặc đầu tƣ mang tính dài hạn nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng hay đầu tƣ cho giáo dục...

c. Các tổ chức TCVM có xu hƣớng mở rộng địa bàn hoạt động, song phạm vi phục vụ chƣa nhiều, mỗi tổ chức thƣờng tập trung ở một số địa phƣơng, tuy có nhiều hình thức cung cấp sản phẩm, nhƣng hồn tồn chƣa phục vụ cho vay khẩn cấp.

d. Mơ hình quỹ tiết kiệm phụ nữ cho vay khẩn cấp ở Nghệ An, và thành phố Hồ Chí Minh rất có hiệu quả đối với các đối tƣợng có nhu cầu vay khẩn cấp trong một xã hoặc một phƣờng, song chƣa đƣợc nhân rộng trên phạm vi cả nƣớc.

e. Khu vực tài chính chính thức và phi chính thức đều đã cung cấp dịch vụ cho vay khẩn cấp. Tuy nhiên, quy mơ các dịch vụ này cịn hạn chế và chƣa phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nƣớc (chủ yếu ở khu vực thành thị). Khu vực thành thị có nhiều hiệu cầm đồ và ngƣời cho vay lãi hơn, nhƣng mục đích cung cấp các sản phẩm không hƣớng tới ngƣời nghèo. Khả năng mở rộng quy mô của ngƣời cho vay lãi khơng lớn vì các lí do:

 Hoạt động cho vay tƣ nhân ngày càng khó khăn do tính khơng chính thức, dƣ luận xã hội vẫn khơng ủng hộ và cịn cho rằng họ là những ngƣời cho vay nặng lãi.

 Sự hoạt động mạnh của các ngân hàng thƣơng mại đặc biệt là NHNo&PTNT đã đơn giản hoá thủ tục cho vay, lãi suất đƣợc khống chế rất thấp nên cạnh tranh mạnh với ngƣời cho vay lãi, buộc ngƣời cho vay lãi phải hạ thấp lãi suất, lợi nhuận từ hoạt động này không cao nhƣ trƣớc đây trong khi đó nguy cơ rủi ro cao nên nhiều ngƣời đã từ bỏ hoạt động cho vay lãi hoặc không mở rộng quy mô.

 Xuất phát từ nhu cầu vay khẩn cấp của ngƣời dân, vai trò của dịch vụ này và khả năng cũng cấp dịch vụ cho vay khẩn cấp hiện có, cần thiết phải mở rộng dịch vụ này đối với ngƣời có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ nghèo. Về mặt luật pháp, các tổ chức tài chính chính thức và bán chính thức hồn tồn có thể cung cấp dịch vụ này đối với ngƣời có thu nhập thấp, nhƣng những thách thức trƣớc mắt đối với các tổ chức này là:

- Đa số ngƣời có thu nhập thấp và có nhu cầu vay khẩn cấp đều ở khu vực nông thôn.

- Số ngƣời có nhu cầu vay nhiều, nhƣng quy mơ mức vay thấp sẽ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, thu hồi vốn, nhất là việc cập nhật thông tin, số liệu để quản lý.

- Độ rủi ro cao, ngƣời thu nhập thấp bình thƣờng đã nghèo, khi gặp rủi ro thì khả năng hồn trả tiền vay thấp. Khơng đáp ứng mục tiêu bảo toàn vốn và hiệu quả bền vững của tổ chức.

- Khả năng đáp ứng về cán bộ để thực hiện dịch vụ cho vay khẩn cấp trên phạm vi rộng cịn hạn chế.

f. Với những thách thức đó, các tổ chức tài chính chƣa có ý định hoặc khơng quan tâm đến việc mở rộng khách hàng có thu nhập thấp, nhất là cung cấp dịch vụ cho vay khẩn cấp đối với ngƣời nghèo. Tuy nhiên, trong số các tổ chức tài chính chính thức thì ngân hàng NNo&PTNT và NHCSXH có khả năng nhất trong việc khắc phục những thách thức trên khi cung cấp dịch vụ cho vay khẩn cấp và mở rộng đối với ngƣời có thu nhập thấp, vì có số lƣợng chi nhánh rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, đội ngũ cán bộ đông đảo.

g. Các tổ chức TCVM đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của mình, nhiều tổ chức đã hoạt động đƣợc trên dƣới 10 năm và đã có những thành cơng bƣớc đầu, các tổ chức này hoạt động thơng qua các đối tác đồn thể quần chúng, một số nội dung trong phƣơng thức cho vay gần nhƣ ngƣời cho vay lãi (lựa chọn đối tƣợng cho vay, chọn ngƣời bảo lãnh, mức vay nhỏ, trả góp món vay...). Nên nếu các tổ chức này mở ra dịch vụ vay khẩn cấp có thể khơng gặp nhiều khó khăn. h. Vấn đề mấu chốt nhất là khắc phục đƣợc độ rủi ro khi cung cấp dịch vụ cho vay

khẩn cấp đối với ngƣời có thu nhập thấp. Thực tế, những ngƣời cho vay tƣ nhân, quỹ tiết kiệm tín dụng của hội phụ nữ và hiệu cầm đồ trong hoạt động cho vay khẩn cấp phải áp dụng nhiều biện pháp tự vệ để giảm rủi ro. Họ có cách lựa chọn khách hàng là ngƣời quen hoặc có ngƣời bảo lãnh. Để có khách hàng quen, xác định đƣợc mục đích vay tiền chính đáng, cần dựa vào chính quyền địa phƣơng, coi các tổ chức đoàn thể nhƣ là ngƣời bảo lãnh.

2.3. Kết quả thử nghiệm hai sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tại hai tổ chức TCVM

Từ kết quả của hai nghiên cứu trên, hai tổ chức TCVMđã mạnh dạn thử nghiệm 2 sản phẩm tài chính quản lý rủi ro: tiết kiệm linh hoạt và bảo hiểm sinh mạng – tín dụng theo mơ hình đại lý - đổi tác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w