Thử nghiệm sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhận do Quỹ hỗ trợ phụ nữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 84 - 88)

2.2.1 .Bảo hiểm

2.2.1.1 .Giới thiệu bảo hiểm

2.3.1. Thử nghiệm sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhận do Quỹ hỗ trợ phụ nữ

nữ huyện Ninh Phƣớc (Ninh Thuận) thực hiện

2.3.1.1. Giới thiệu về tổ chức thực hiện

a. Quỹ hỗ trợ Phụ nữ huyện Ninh Phƣớc (Quỹ HTPNNP), cung cấp hoạt động tín dụng tiết kiệm cho chị em phụ nữ nghèo tại ba xã Phƣớc Hải, An Hải, và Phƣớc

Dinh là một hợp phần của Dự án giảm nghèo huyện Ninh Phƣớc, do tổ chức ActionAid Việt Nam tài trợ, Ủy ban Nhân dân huyện thực hiện. Mục tiêu của chƣơng trình là thiết lập một hệ thơng bền vững cung cấp dịch vụ tiết kiệm và tín dụng cho chị em phụ nữ nghèo để giúp họ và gia đình tự tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao địa vị của ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội.

b. Quỹ HTPNP bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2001, ứng dụng mơ hình Ngân hàng Grameen5. Đến nay Quỹ có 2.169 thành viên, tất cả đều là phụ nữ, trong số đó 80% thuộc diện nghèo. Hai loại hình sản phẩm chính của quỹ là cho vay vốn và tiết kiệm. Thành viên trả dần tiền vay và gửi tiết kiệm theo định kỳ, mỗi kỳ là 15 ngày. Về vốn vay, quỹ có ba sản phẩm vốn gồm vốn chung (thời hạn một năm, lãi suất 10%/năm), vốn trung hạn (hai năm, lãi suất 1,5%/tháng), và vốn thời vụ (6 tháng, lãi suất 1,2%/tháng). Tổng dƣ nợ gốc là 2,9 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn trả là 97%. Về sản phẩm tiết kiệm, Quỹ huy động tiết kiệm quy định (5.000đ/kỳ/thành viên) và tiết kiệm tự nguyện. Kể từ tháng 1/2005 Quỹ bắt đầu thử nghiệm cung cấp sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhân gắn với vốn vay [22]

2.3.1.2. Giới thiệu về sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhân

a. Ý tƣởng về sản phẩm này xuất phát từ một thực tế mà Quỹ phải đối mặt là hàng năm đều có thành viên tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thành viên không may qua đời một mặt khiến gia đình họ lâm vào khó khăn vì mất nguồn thu nhập, phải lo chi phí tang lễ, đồng thời phải gánh những món nợ ngƣời quá cố để lại mà gai đình cũng khơng thể trả. Mặt khác, Quỹ cũng không thu hồi đƣợc nợ; điều này phần nào ảnh hƣởng tới mục tiêu hoạt động bền vững của tổ chức. Trong bối cảnh đó, Ban Điều hành Quỹ và cán bộ lãnh đạo Dự án giảm nghèo Ninh Phƣớc đã suy nghĩ về việc phát triển một sản phẩm nào đó cho phép giảm thiểu rủi ro cho cả thành viên và gia đình họ, cũng nhƣ cho Quỹ.

b. Dự án TCVM của ILO đã hỗ trợ Quỹ tìm kiếm đối tác là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, và cùng với Ban điều hành Quỹ và lãnh đạo Dự án giảm nghèo 5Ngân hàng dành cho ngƣời nghèo tại Băng-la-đét, do giáo sƣ Muhammad Yunus sáng lập năm 1976.

NP thƣơng thuyết với Bảo Việt từ tháng 4 đến tháng 12/2004. Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nghèo của Quỹ HTPN NP, Phịng Bảo hiểm con ngƣời của Tổng Cơng ty Bảo Việt đã điều chỉnh một sản phẩm sẵn có là sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhân, để cung cấp cho các thành viên vay vốn của Quỹ. Các đặc điểm chính của sản phẩm có thể đƣợc tóm tắt trong Bảng 2.13 [22] sau đây.

Bảng 2.13: Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhân

Điều kiện tham gia Sự kiện bảo hiểm Phí bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Thời hạn bảo hiểm Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm (Thời gian chờ)

Nguồn: Báo cáo kết quả thử nghiệm sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhân [22]

c. Tổng Công ty giao cho Công ty Bảo Việt Ninh Thuận trực tiếp ký hợp đồng với Quỹ HTPN NP và thực hiện sản phẩm này. Ngày 9/12/2004, Quỹ HTPNNP và Bảo Việt Ninh Thuận đã ký hợp đồng đại lý. Theo hợp đồng, Quỹ có trách nhiệm tiếp thị và bán sản phẩm cũng nhƣ cung cấp dịch vụ khách hàng. Bảo Việt Ninh Thuận chi trả hoa hồng cho Quỹ bằng 12% tổng phí thu đƣợc. Trong trƣờng hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, Bảo Việt Ninh Thuận chi trả số tiền bảo hiểm cho thành viên hoặc gia đình thành viên gặp rủi ro thông qua Quỹ HTPNNP; Quỹ sẽ giữ lại số tiền thành viên cịn nợ Quỹ và lập bút tốn xóa nợ, số tiền cịn lại sẽ chuyển cho thành viên hoặc gia đình.

2.3.1.3. Kết qủa đạt đƣợc

Tính đến cuối tháng 11/2005, đã có 1.519 thành viên tham gia bảo hiểm, bằng 71,2% tổng số thành viên trong toàn quỹ. Các thành viên cịn lại chƣa tham gia vì chƣa đến kỳ vay vốn mới. Tổng phí bảo hiểm thu đƣợc là 32.278.800 đồng, trong đó Bảo Việt trích lại hoa hồng cho Quỹ là 3.873.456 đồng. Đã có hai thành viên tử

vong trong diện đƣợc bảo hiểm, số tiền bối thƣờng đã chi trả là 4.000.000đ. Thử nghiệm đã đạt đƣợc những kết quả ban đầu rất tốt cho cả thành viên, Quỹ HTPN NP, và Bảo Việt [22]

a. Đối với thành viên

Đây là lần đầu tiên các chị đƣợc tham gia bảo hiểm và sản phẩm thực sự đã góp phần giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thƣơng cho họ và gia đình. Nhiều thành viên đƣợc phỏng vấn cho biết, hiện giờ họ yên tâm hơn khi vay vốn, vì dù có điều gì xảy ra với họ thì gia đình cũng khơng phải mang nợ nữa. Từ khi triển khai thử nghiệm đến nay, tồn quỹ đã có hai trƣờng hợp tử vong thuộc diện đƣợc bảo hiểm. Bảo Việt và Quỹ HNPTNP đã nhanh chóng hồn tất các thủ tục bồi thƣờng và xóa nợ, gia đình các chị khơng phải lo trả nợ, lại có thêm tiền lo mai táng. Các thành viên khác chứng kiến càng tin tƣởng vào Quỹ, và đề nghị đƣợc mua bảo hiểm cho tất cả các khoản vay.

b. Đối với Quỹ HTPNNP và Bảo Việt:

 Khi hợp tác với Bảo Việt là một công ty bảo hiểm hàng đầu, Quỹ đã học hỏi đƣợc các cách quản lý chuyên nghiệp hơn. Cán bộ Quỹ đƣợc đào tạo và làm quen với việc kinh doanh bảo hiểm, một sản phẩm mới. Hiện nay cán bộ của Quỹ đã thành thạo trong các cơng việc bán bảo hiểm, thu phí, lƣu trữ hồ sơ, cập nhật và trao đổi thơng tin hàng ngày.

 Sản phẩm bảo hiểm cho phép bảo toàn nguồn vốn cho vay của Quỹ trong trƣờng hợp thành viên tử vong, góp phần tăng khả năng tiến tới hoạt động bền vững. Ngồi ra, sản phẩm cịn đem lại một nguồn thu từ hoa hồng đại lý. Khoản hoa hồng này về lâu dài đủ để bù đắp các chi phí quản lý sản phẩm

 Mối quan hệ hợp tác giữa Quỹ HTPNNP và Bảo Việt hết sức tốt đẹp và có lợi cho cả hai bên. Về phía Quỹ đã cung cấp đƣợc một sản phẩm mới góp phần bảo vệ cho cả khách hàng và Quỹ, mà không phải đầu tƣ nhiều về kỹ thuật và tài chính. Việc hợp tác với một công ty lớn nhƣ Bảo Việt làm tăng thêm uy tín cho Quỹ. Về phía Bảo Việt, hợp tác với một tổ chức TCVM, tuy cịn ở quy mơ nhỏ, nhƣng đã mở ra một hƣớng đi mới cho phép tiếp cận hiệu quả một thị trƣờng bảo hiểm rộng lớn cịn chƣa đƣợc khai thác, đó là thị trƣờng cho khách hàng có

thu nhập thấp ở khu vực nơng thơn. Cán bộ của công ty đã khẳng định, đây là lần đầu tiên một công ty bảo hiểm thƣơng mại đƣa đƣợc sản phẩm bảo hiểm sinh mạng cá nhân đến các phụ nữ nghèo ở nông thôn.

2.3.1.4. Những thách thức đối với mở rộng sản phẩm

a. Sản phẩm đã bảo vệ được gia đình thành viên, nhưng lại chưa thực sự bảo vệ được chính thành viên

Thành viên vay vốn của Quỹ đều sử dụng vào những hoạt động chung của cả gia đình, khơng phân biệt tiền của chồng hay của vợ. Trƣờng hợp thành viên không may gặp rủi ro qua đời thì chồng, con đƣợc hƣởng tiền bảo hiểm, nên khơng phải trả nợ, giảm phần nào khó khăn về kinh tế. Ngƣợc lại, nếu chồng của thành viên khơng may thiệt mạng, gia đình cũng sẽ mất nguồn thu nhập và gặp phải những khó khăn kinh tế tƣơng tự, tuy vậy vẫn phải tiếp tục trả nợ Quỹ nhƣ bình thƣờng.

b. Tăng cường công tác tuyên truyền cho thành viên

Tuy bƣớc đầu thành viên đã hiểu về bảo hiểm, song phần lớn chị em đã nhiều tuổi, trình độ học vấn thấp thậm chí nhiều ngƣời mù chữ, nên hay quên. Vì vậy cần phải tuyên truyền và giải đáp thắc mắc thƣờng xuyên, theo phƣơng thức “mƣa dầm thấm lâu” thì các chị mới hiểu sâu, mới nhớ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm tài chính quản lý rủi ro tới phụ nữ nghèo ở nông thôn trong các tổ chức tài chính vi mô tại việt nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w