Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tài chính và dự báo cho công ty TNHH sambo ISE nha trang (Trang 66 - 75)

Qua bảng 2.25 và biểu đồ 2.21 thì ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm dần. Đây là một tín hiệu khơng tốt cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đang dần giảm xuống. Cụ thể:

Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là âm 1,0%. Đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt âm 1,91% giảm so với năm 2009 là 0,91%. Sang năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm xuống âm 64,5%, tức năm này với 100 đồng vốn chủ sở hữu bình qn thì cơng ty khơng thu được đồng lợi nhuận ròng mà mất 64,5 đồng vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân của sự giảm là do trong năm lợi nhuận ròng đã lỗ là 1.959.617.049 đồng với sức tốc độ tăng lỗ so với năm 2010 là 2104,08%, còn vốn chủ sở hữu bình quân giảm xuống là 3.038.272.467 đồng với tốc độ giảm là 37,74% nên đã làm cho tỷ suất giảm.

67

Nhìn chung việc giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là một tín hiệu khơng tốt với công ty, cho thấy được chất lượng đầu tư đã có chuyển biến xấu hơn. Thể hiện ở việc khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đã giảm xuống rõ rệt. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty so với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của bình quân ngành quá thấp. Điều này là do đòn bẩy tài chính khơng có tác dụng là gia tăng lợi nhuận rịng.

2.2.6. Tổng kết tình hình tài chính của cơng ty

Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của cơng ty qua 3 năm 2009- 2011.

Bảng 2.26. Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính các năm 2009 – 2011

Kết quả

Chỉ số Đơn vị 2009 2010 2011

TS ngắn hạn/Tổng TS % 11,46% 6,72% 11,84% Tỷ suất đầu tư % 88,54% 93,28% 88,16% Tỷ suất nợ % 64,77% 69,36% 88,31% Tỷ suất tài trợ % 35,23% 30,64% 11,69%

Các KPThu/TTS % 67,62% 78,99% 82,90% Tỷ lệ KPThu/KPTra % 104,40% 113,88% 93,88% Kỳ thu tiền ngày 154,80 154,20 226,65 Vòng quay KPThu vòng 2,33 -0,85 -0,27 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 0,178 0,097 0,134 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,050 0,053 0,007 Hệ số thanh toán bằng tiền Lần 0,001 0,013 0,002 Hệ số thanh toán lãi vay Lần 0,422 0,255 -22,983 Hệ số giữa nợ và VCSH Lần 1,838 2,264 7,551 Số vòng quay tài sản vòng 1,498 1,710 1,287 Hiệu suất sử dụng TSCĐ vòng 6,625 11,110 15,848 Số vòng quay VLĐ vòng 15,422 18,769 13,712 Số ngày quay vòng ngày 23,3 19,2 26,3

Tỷ lệ lãi gộp % 14,62% 19,30% 20,06% Tỷ suất sinh lợi/ doanh thu % -0,26% -0,37% -10,41% Tỷ suất EBIT/Tổng tài sản % 0,28% 0,22% -12,84% Tỷ suất LN/TSCĐ % -1,69% -4,08% -164,96% Tỷ suất LNST/Tổng tài sản % -0,38% -0,63% -13,40% Tỷ suất LN/ VCSH % -1,00% -1,91% -64,50% Tỷ suất LN/ VLĐ % -3,94% -6,89% -142,72%

68

Nhận xét tổng qt về tình hình tài chính của cơng ty TNHH Sambo ISE Nha Trang:

Về kết cấu của tài sản và nguồn vốn:

Nhìn vào kết quả phân tích thì ta có thể thấy được là quy mơ hoạt động sản xuất của cơng ty đang có chiều hướng ổn định, để vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Điều này thể hiện ở việc tài sản của công ty không ngừng được nâng cao qua các năm, tài sản cố định được giữ ổn định, tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh hạn chế đi vay. Nhưng bên cạnh việc mở rộng sản xuất thì cũng kéo theo đó là việc gia tăng của các khoản phải thu, hàng tồn kho. Đây cũng là một đặc trưng riêng của ngành may mặc nói chung.

Đối với nguồn vốn thì sự gia tăng chủ yếu của các năm qua là giá trị của khoản nợ phải trả. Điều này cho ta thấy được rằng với việc mở rộng quy mơ thì nhu cầu về vốn của công ty cũng tăng mạnh để có thể trang trải cho hoạt động sản xuất của mình. Nhưng bên cạnh đó thì nguồn vốn chủ sở hữu các năm qua lại giảm, mà do chủ yếu là sự giảm mạnh của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, đặc biệt qua bốn năm phân tích đều âm. Việc này dẫn đến khả năng tự chủ về nguồn vốn của công ty luôn bị giảm trong khi yêu cầu của hoạt động đang ngày càng tăng cao nên nguồn vốn trang trải chủ yếu của công ty là đi chiếm dụng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh tốn của cơng ty.

Về tình hình thanh tốn:

Cơng ty thu hồi các khoản nợ chưa hiệu quả thể hiện ở tỷ lệ của khoản phải thu trên tổng nguồn vốn và nợ đều đã có xu hướng tăng. Đây cũng là một báo hiệu không tốt cho hoạt động của công ty những khoản bị chiếm dụng ngày càng tăng. Khoản phải thu tăng đột biến cũng khiến cho công ty mất đi một khoản vốn đầu tư vào hoạt động.

Về khả năng thanh tốn:

Trong ngắn hạn:

Nhìn chung các khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty trong các năm qua là tương đối thấp và cũng đang có xu hướng giảm. Điều này là do tài sản

69

ngắn hạn của cơng ty có hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn khiến các tài sản thanh khoản có giá trị thấp.

Trong dài hạn:

Trong các năm qua thì tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu đang có dấu hiệu gia tăng, cho thấy cơng ty đang sử dụng vốn bên ngồi nhiều hơn vốn tự có để trang trải cho hoạt động. Bên cạnh đó thì khả năng trả lãi vay của cơng ty cũng đang có dấu hiệu giảm sút điều này sẽ khiến cho rủi ro về chi trả của công ty tăng cao.

Về hiệu quả sử dụng vốn:

Trong các năm qua doanh thu thuần của công ty luôn tăng trưởng, nhưng bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng tăng với tỷ lệ không kém nên đã khiến cho lãi gộp của các năm đạt giá trị thấp có sự biến động. Đây cũng một phần do ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu và nhân công tăng trong các năm qua khiến lợi nhuận của công ty đạt thấp. Lợi nhuận rịng của cơng ty qua các năm giảm mạnh, đặc biệt lỗ ba năm 2009, 2010, 2011. Điều này cũng cho thấy kết quả đầu tư của công ty là chưa hiệu quả nếu xét theo quy mơ hoạt động.

Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ngày càng được củng cố thể hiện ở vòng quay của tài sản và vốn lưu động đang có xu hướng tăng. Nhưng thực tế thì các năm qua khả năng sinh lời của vốn và tài sản cố định ngày càng giảm cho thấy công ty ngày càng sử dụng vốn chưa hiệu quả cũng như việc ít đầu tư thêm vào tài sản cố định là quyết định chưa hợp lý.

Nhìn chung trong các năm qua thì cơng ty đã nỗ lực nâng cao sử dụng vốn của mình một cách hiệu quả nhất có thể cũng như tăng vòng quay của vốn và tài sản cố định nhưng do một số nguyên nhân là sự khó khăn trong nguồn vốn tái đầu tư, cộng với kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng rất chậm, một số thị trường quen thuộc như Mỹ, châu Âu gặp khủng hoảng và suy thoái nên thị trường ngày càng thu hẹp khách hàng tiêu dùng ngày càng ít. Dẫn đến lợi nhuận của công ty ngày giảm và bị lỗ trong năm 2009, 2010 và 2011. Công ty cần quản lý chặt chẽ các chi phí ngồi sản xuất của mình hơn nữa để có thể tạo ra được lợi nhuận là cao nhất.

70

2.3. Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã khái quát sự hình thành và phát triển của cơng ty TNHH Sambo ISE Nha Trang. Đồng thời giới thiệu cơ cấu bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất của công ty. Ngoài ra chương này sử dụng các báo tài chính của cơng ty để tiến hành phân tích báo cáo tài chính dựa trên các kỹ thuật phân tích như phân tích tỷ số, phân tích cơ cấu. Phân tích tài chính để đánh giá các mặt sau: khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh lợi.. nhằm đánh giá tình hình tài chính của cơng ty có những quyết định phù hợp. Mặc dù phân tích báo cáo tài chính cung cấp được nhiều thơng tin hữu ích và quan trọng nhưng nó vẫn có những mặt hạn chế cần nắm vững để vượt qua hoặc những tác động là sai lệch kết quả phân tích.

71

CHƯƠNG 3

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP

3.1. NHẬN XÉT

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty đi theo xu hướng tăng dần. Mặc dù trong kỳ đã có khơng ít những khó khăn về chủ quan lẫn khách quan làm cản trở phần nào hoạt động của Công ty.

Qua các chỉ số chúng ta vừa phân tích có thể thấy được phần nào những điểm tích cực cũng như những điểm tồn tại mà công ty TNHH Sambo ISE Nha Trang đang còn mắc phải, từ đó đưa ra những kết luận sát với tình hình thực tế của cơng ty.

Từ những phân tích nêu trên em xin rút ra một số nhận xét về mặt mạnh của công ty như sau:

- Với gần 10 năm kinh nghiệm trong công tác sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, cơng ty đã dần tạo dựng uy tín trên thị trường và thu hút được nhiều đối tác hơn. Thị trường của công ty các năm qua liên tục được mở rộng

- Khả năng đầu tư của công ty tăng lên rõ rệt nhờ công ty trong các năm qua đã tập trung tăng cường đầu tư phát triển các máy móc thiết bị để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như tăng năng suất hoạt động.

- Hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty có sự biến động khi đồng vốn của cơng ty bỏ ra đang ngày càng thu về được ít lợi nhuận hơn. Điều này thể hiện ở việc lợi nhuận kinh doanh của công ty các năm qua đang giảm đáng kể, tuy nhiên vòng quay vốn đang ngày được cải thiện hơn rút ngắn thời gian xoay vòng vốn, giúp đưa vốn vào chu kỳ sản xuất nhanh hơn.

- Ngoài ra các nhân tố gián tiếp cũng đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của cơng ty mà chúng ta cũng cần nêu ra như sau:

Bộ phận kế tốn ln hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuân thủ chặt chẽ chế độ kế tốn ban hành. Bên cạnh đó các chứng từ sổ sách được sắp xếp bố trí một

72

cách khoa học giúp cho việc tra cứu thuận lợi, dễ kiểm soát cũng như dễ dàng quản lý và theo dõi tình hình tài chính của cơng ty.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên với tay nghề cao, giàu kinh nghiệm đã đảm bảo. Thêm vào đó hằng năm cơng ty cịn tạo điều kiện bồi dưỡng thêm kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ kỹ sư để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, cũng như nắm bắt được các quy trình cơng nghệ mới. Tạo được uy tín từ khách hàng và lòng tin của nhà cung cấp.

Mặt khác với sự quan tâm đến đời sống nhân viên của ban lãnh đạo là một động lực thúc đẩy giúp cho cán bộ cơng nhân viên hồn thành tốt nhiệm vụ của mình hơn.

- Cùng với các chính sách ưu đãi về thuế của nhà nước đã giúp công ty yên tâm hơn trong sản xuất, tăng cao lợi nhuận.

Từ những mặt mạnh mà chúng ta vừa nêu thì cơng ty cịn có nhiều điều thiếu xót cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động như sau:

- Khả năng thanh tốn của cơng ty đã có xu hướng phục hồi trở lại sau mấy năm giảm sút, tuy nhiên sự gia tăng trở lại này vẫn chưa bằng được với các hệ số thanh tốn trung bình của ngành. Điều này cho thấy lượng tài sản lưu động chưa đáp ứng được với tốc độ gia tăng nợ ngắn hạn của cơng ty, gây khó khăn trong việc bảo đảm thanh tốn cũng như tạo lịng tin đối với các tổ chức tín dụng trong việc huy động vốn.

- Giá trị vốn bằng tiền đã có chiều hướng tăng lên nhưng vẫn cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh tốn của cơng ty.

- Phần tài sản cố định của công ty trong năm gần đây nhất cũng mới chỉ chiếm 4,22% trong tổng tài sản. Đối với một cơng ty may mặc thì tỷ trọng tài sản cố định như trên là hơi thấp. Điều này cũng góp phần làm cho năng suất hoạt động của công ty chưa thật sự hiệu quả.

- Vay ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của công ty ngày càng gia tăng là một dấu hiệu không thật sự tốt. Dẫu biết rằng đối với đặc thù của ngành may mặc thì việc vay vốn để đẩy nhanh tiến độ sản xuất là chuyện bình thường nhưng

73

việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty khi mà công ty hàng năm phải trích một phần lợi nhuận để trang trải cho chi phí lãi vay, làm cho lợi nhuận của cơng ty cịn lại rất ít. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu các năm qua khơng tăng mà lại giảm, năm gần đây nhất chiếm tỷ lệ chưa cao (11,69% so với tổng nguồn vốn). Điều này cho ta thấy được khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty là chưa cao, vốn tự có của cơng ty chưa thể trang trải cho tài sản cố định cũng như trong sản xuất do đó cơng ty phải huy động từ các nguồn vốn bên ngoài để bù đắp.

- Sức sinh lời của cơng ty các năm qua đã có chiều hướng giảm mạnh có thể nói là đang cịn thấp so với sức sinh lời bình quân của ngành, và hai năm gần đây sức sinh lời bị âm . Đây là do cơng ty cịn bị chiếm dụng vốn nhiều, lượng hàng tồn kho các năm qua luôn ở mức cao, các các lô hàng may mặc xuất khẩu có giá trị lớn việc thanh tốn thường diễn ra chậm, nên việc thúc đẩy nhanh tiến độ nên là mối quan tâm lớn của công ty.

3.2. GIẢI PHÁP

Từ những điểm yếu mà công ty cần phải khắc phục như đã nêu trên thì từ đây em xin được đưa ra một số giải pháp để có thể góp một phần nhỏ bé vào việc cải thiện tình hình hoạt động của công ty tốt hơn như sau:

3.2.1. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

- Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ phải trả

Trong các năm qua nợ phải trả của công ty luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn (cụ thể năm 2011 nợ phải trả chiếm 88,31% tổng nguồn vốn). Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh của cơng ty cịn thấp, lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn ít. Nên khi nhu cầu vốn tăng cao, việc huy động cũng như chiếm dụng vốn trong công ty đạt giá trị thấp bắt buộc công ty phải đi vay từ các tổ chức bên ngồi để có thể trang trải cho các chi phí phát sinh trong hoạt động của mình. Điều này bắt buộc cơng ty phải kinh doanh có hiệu quả để có thể trang trải cho chi phí lãi phải trả. Việc sử dụng địn bẩy tài chính này cũng như là con dao hai lưỡi: có thể giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn hoặc sẽ gây cho cơng ty khó khăn về tài chính và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó cơng ty nên chú ý đến việc gia

74

tăng vốn tự có bằng việc phát triển tích lũy từ lợi nhuận hay thu hút đầu tư từ các thành viên. Bên cạnh đó cơng ty cịn có thể tăng cường chiếm dụng vốn của đơn vị khác để có thể trang trải thêm mà giảm được áp lực vốn vay.

- Quản lý tài sản lưu động

Đây là tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty (cụ thể là

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tài chính và dự báo cho công ty TNHH sambo ISE nha trang (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)