Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tài chính và dự báo cho công ty TNHH sambo ISE nha trang (Trang 73 - 74)

6. Kết cấu của Khóa luận

3.2. GIẢI PHÁP

3.2.1. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

- Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ phải trả

Trong các năm qua nợ phải trả của công ty luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn (cụ thể năm 2011 nợ phải trả chiếm 88,31% tổng nguồn vốn). Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh của cơng ty cịn thấp, lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn ít. Nên khi nhu cầu vốn tăng cao, việc huy động cũng như chiếm dụng vốn trong công ty đạt giá trị thấp bắt buộc công ty phải đi vay từ các tổ chức bên ngồi để có thể trang trải cho các chi phí phát sinh trong hoạt động của mình. Điều này bắt buộc cơng ty phải kinh doanh có hiệu quả để có thể trang trải cho chi phí lãi phải trả. Việc sử dụng địn bẩy tài chính này cũng như là con dao hai lưỡi: có thể giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn hoặc sẽ gây cho cơng ty khó khăn về tài chính và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó cơng ty nên chú ý đến việc gia

74

tăng vốn tự có bằng việc phát triển tích lũy từ lợi nhuận hay thu hút đầu tư từ các thành viên. Bên cạnh đó cơng ty cịn có thể tăng cường chiếm dụng vốn của đơn vị khác để có thể trang trải thêm mà giảm được áp lực vốn vay.

- Quản lý tài sản lưu động

Đây là tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty (cụ thể là năm 2011 là 1.804.003.952 đồng và chiếm 11,84% tổng tài sản) cũng cần được quan tâm quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó tài sản lưu động cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh tốn của cơng ty, và thực tế đã cho chúng ta thấy khả năng thanh tốn của cơng ty thấp so với bình quân của ngành và đang giảm sút trong các năm qua (cụ thể là khả năng thanh toán hiện hành đã giảm từ 0,178 lần năm 2009 xuống còn 0,134 lần trong năm 2011). Tuy nhiên thì với nỗ lực thì các năm qua việc sử dụng tiết kiệm vốn lưu động hơn đã là một động thái tích cực của công ty (trong năm 2010 vốn lưu động tiết kiệm được là 279 triệu đồng). Nhưng chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa việc quản lý và sử dụng vốn lưu động hiện nay.

+ Đối với vốn bằng tiền tuy đã được tích lũy chiều hướng tăng dần qua các năm nhưng vẫn đạt giá trị thấp, hiệu quả thanh toán chưa cao (chỉ là 24.839.019 đồng cho năm 2011). Do đó cơng ty cần gia tăng tích lũy vốn bằng tiền từ các khoản thu nhiều hơn nữa để tăng khả năng thanh toán lên cao hơn.

+ Đối với các khoản nợ phải thu ở đây chủ yếu phải thu của khách hàng công ty cần tăng cường thu hồi công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn tăng khả năng thanh tốn. Đối với khoản trả trước cho người bán thì cơng ty có thể thu dần từ việc mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ việc sản xuất của công ty.

+ Đối với hàng tồn kho thì chủ yếu các năm qua vẫn là vải, phụ liệu may, sản phẩm chưa xuất khẩu (năm 2011 là 1.711.087.433 đồng). Do đó cơng ty cần đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm may mặc, hoặc bán cho công ty cùng ngành các phụ liệu may, vải. Điều này sẽ giúp cho cơng ty nhanh chóng thu hồi vốn và giải thốt lượng vốn bị chôn chân trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tài chính và dự báo cho công ty TNHH sambo ISE nha trang (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)