7. Kết cấu nội dung
1.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chấm điểm tín dụng
1.4.1 Ưu điểm.
Với những ưu điểm nổi bật và tầm quan trọng của mình, thì hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong việc thẩm định của NHCV.
Sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn khi xem xét quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp,
rút ngắn thời gian để xem xét đơn xin vay nợ và ra quyết định. Đối với các hồ sơ xin vay vốn, thường các NHCV phải xem xét khoản vay khoảng từ 1 đến 2 tuần, còn với hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp sẽ làm cho khoảng thời gian nay rút ngắn lại khoảng từ 5 đến 10 giờ đồng hồ. Việc tiết kiệm được khoảng thời gian nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào việc tiến hành của nhân viên tín dụng thuộc bộ phận chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Việc tiết kiệm được thời gian cũng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho NHCV, và mang lại những lợi ích nhất định cho khách hàng. Việc cung cấp thông tin của khách hàng không phải rắc rối nữa, nó trở nên đơn giản và ngắn hơn, khi mà giờ đây những thông tin mà khách hàng cung cấp chỉ cần dựa trên hệ thống chấm điểm tín dụng.
1.4.2 Những điểm cịn hạn chế.
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một công tác rất quan trọng trong việc đưa ra quết định khi xem xét đơn xin vay vốn của khách hàng, do đó nó địi hỏi tính chính xác rất cao, và là vấn để đáng quan tâm, chủ trọng nhất trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nếu mọi cố gắng trong công tác chấm điểm tín dụng từ việc tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, nhưng kết quả đưa ra lại khơng chính xác thì mọi cố gắng xem như cũng bằng khơng. Điều đó địi hỏi phải có sự quan tâm và quản lý tốt công tác này, việc cập nhật dữ liệu kịp thời nhưng phải chính xác, trung thực, khách quan. Đối với công tác chấm điểm tín dụng thì đưa lại kết quả sẽ khác nhau đối với những đối tượng đi vay khác nhau, và trong từng giai đoạn biến động khác nhau của nền kinh tế, phản ánh được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.
Từ việc chấm điểm tín dụng, sẽ đưa ra kết quả xếp loại đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Khơng phải những doanh nghiệp có kết quả xếp loại dưới điểm sàn đều không tốt, và không phải doanh nghiệp nào trên điểm sàn đều tốt cả. Do đó, phải nghiên cứu, và xem xét những doanh nghiệp ở gần điểm sàn, từ đó NHCV đưa ra quyết định có nên chấp nhận đơn vay vốn của khách hàng hay không.
Để xây dựng được một hình mẫu chấm điểm tín dụng tốt khơng phải là đơn giản, vì những thơng tin khách hàng cung cấp chưa chắc là đúng 100%, có nhiều thơng tin sai lệch, do đó, địi hỏi cán bộ tín dụng phải thu thập và xử lý lại số liệu, sao cho có thể đưa ra một hình mẫu chấm điểm tín dụng tương đối tốt.