Nhóm giải pháp về hỗ trợ cán bộ, nhân viên chấm điểm tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 107 - 109)

7. Kết cấu nội dung

3.2 Đề xuất hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh

3.2.3 Nhóm giải pháp về hỗ trợ cán bộ, nhân viên chấm điểm tín dụng

9 Tổ chức cuộc hội thảo phân tích về phương pháp chấm điểm tín dụng trong tồn Ngân hàng

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được áp dụng vào CN NHCT Bình Phước cách đây hơn bốn năm, tuy nhiên cho đến nay hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, sửa chữa. Những CBTD – những người trực tiếp tiến hành các bước chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng để từ đó ra quyết định cho vay vốn, họ là người hiểu rõ nhất những khó khăn và hạn chế còn vưỡng mắc của phương pháp chấm điểm này. Do đó, Ngân hàng nên tạo điều kiện, khuyến

khích các CBTD đưa ra những ý kiến của mình về những khó khăn, hạn chế cịn vướng mắc cần phải giải quyết, và những vấn đề nào chưa rõ trong quy trình chấm điểm tín dụng được ban hành.

Bên cạnh đó, CN cũng cần tham khảo thêm phương pháp chấm điểm tín dụng ở các Ngân hàng khác, tìm ra những điểm phù hợp để sửa đối và áp dụng vào quy trình chấm điểm của Ngân hàng mình. Sau khi tham khảo các phương pháp chấm điểm ở các Ngân hàng khác, thì tiến hành tổ chức hội thảo cho các CBTD. Việc Ngân hàng tổ chức hội thảo sẽ giúp cho CBTD phân tích các thủ tục, chính sách, và những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay, từ đó đưa ra đề xuất xây dựng mơ hình chấm điểm ngày hồn thiện hơn. Bên cạnh đó việc tổ chức hội thảo sẽ giúp cho CBTD nắm bắt và hiểu rõ hơn về quy trình chấm điểm, cũng như hiệu quả và lợi ích từ việc sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng.

Cho đến nay, CN NHCT Bình Phước chưa tổ chức các cuộc hội thảo nào để phân tích cho CBCĐTD hiểu rõ về quy trình chấm điểm tín dụng

9 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Kết quả Bảng 2.23 – Trang 69 cho thấy, số người có trình độ đại học chiểm

48%, số nhân viên có trình độ cao đẳng chiểm 28%, trung cấp chiểm 10%, những người có trình độ sau đại học cũng chiểm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiểm 14%. Điều này cho ta thấy số người có trình độ cao chưa nhiều. Do đó cần nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, Ngân hàng cần phải:

Cần phải tăng cường đào tạo đội ngũ CBTD để họ nắm vững những kiến thức về tín dụng, đặc biệt là bộ phận chấm điểm. Ngồi ra thì bộ phận phê duyệt, kiểm sốt kết quả cũng cần theo dõi sát sao hoạt động của các cán bộ chấm điểm để kịp thời hạn chế những hợp đồng mà cấp vốn không tốt, và giúp họ nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc, và nắm rõ ưu nhược điểm của từng chỉ tiêu để biết nên phải chú trọng vào chỉ tiêu nào, từ các chỉ tiêu đó thấy đuợc điểm mạnh, yếu của các doanh nghiệp và đưa ra quyết định hợp lý.

Ngân hàng cần áp dụng chế độ thưởng phạt cơng minh nhằm khuyến khích các thành viên tích cực, gắn cơng việc với trách nhiệm của mình.

Định kỳ tổ chức việc đánh giá và rút ra kinh nghiệm về hoạt động chấm điểm tín dụng nói riêng, và hoạt động thẩm định nói chung từ cấp trung ương đến từng chi nhánh.

9 Thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn cho Cán bộ, nhân viên

Qua Bảng 2.33 - Trang 80 ta thấy việc Ngân hàng tổ chức các lớp đào tạo

cho Cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng rất ít. Có tới 54% số người cho rằng CN ít tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho Cán bộ, nhân viên.

Do đó CN cần phải thường xuyên mở các lớp đào tạo cho Cán bộ, nhân viên, nhằm bồi dưỡng trình độ cho họ, giúp họ có được những kiến thức vững chắc hơn, có được những cái nhìn tổng quan hơn về cơng việc chấm điểm. Hơn nữa hệ thống chấm điểm tín dụng mới áp dụng vào CN trong mấy năm gần đây, việc các Cán bộ, nhân viên tín dụng cịn bở ngỡ với phương pháp này là điều dễ hiểu. Vì vậy, qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp họ tiếp cận và xử lý công việc một cách ngày càng chuyên nghiệp hơn.

9 Hợp tác với các ngân hàng khác hoặc các tổ chức tài chinh khác để học hỏi thêm kinh nghiệm

CN cần phải có sự hợp tác với các Ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng khác để học hỏi kinh nghiệm chấm điểm tín dụng của họ, giúp cho CBTD có được sự mở rộng về kiến thức chuyên môn trong chấm điểm, từ đó vận dụng vào quy trình chấm điểm tại CN của mình, thấy được cái gì phù hợp và cái gì cịn hạn chế để từ đó có bước chính sửa một cách hợp lý nhất, giúp cho hệ thống chấm điểm tại CN của mình ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương – chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)