Những điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 45)

chức cấp xã.

1.3.2.1. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức và cơ chế tuyển dụng.

Tiêu chuẩn CBCC là yêu cầu về phẩm chất và năng lực để hồn thành

nhiệm vụ, ln đƣợc bổ sung và cụ thể hoá để phù hợp với từng giai đoạn

phát triển của cách mạng. Đây là căn cứ để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đánh

giá, quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CBCC. Do vậy các tiêu chuẩn khi tuyển

dụng, bổ nhiệm đề ra phải khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế, bên cạnh

đó phải đƣợc vận dụng thực hiện một cách khách quan, trung thực, đúng đắn

tại đơn vị. Có tiêu chuẩn phù hợp mới có cơ sở rà sốt, đánh giá khách quan

đội ngũ CBCC hiện có, loại bỏ những CBCC cơ hội, thoái hoá biến chất. Mặt

khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, từng cán bộ, cơng chức sẽ phấn đấu hồn thiện

bản thân mình. Phải xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ: đây là khâu quan

trọng để lựa chọn cán bộ có đủ cả đức và tài tham gia vào đội ngũ cán bộ chính

quyền cấp xã. Mọi ngƣời đều có quyền và có điều kiện phát huy khả năng của

mình, ai có tài, có đức thì đƣợc trọng dụng. Khắc phục tƣ tƣởng trọng nam,

khinh nữ, dịng họ, ê-kíp, bè cánh... Phải xây dựng đƣợc tiêu chuẩn cụ thể đối

với từng chức danh nếu cần có thể tiến hành thi tuyển hoặc thơng qua thăm dị

tín nhiệm của quần chúng ở cơ sở. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ cũng

cần quán triệt quan điểm dựa vào quần chúng để lựa chọn nhân tài. Bất kỳ

một vị trí nào, đều đƣợc giới thiệu công khai, đƣa ra các tiêu chuẩn lựa chọn

để mọi ngƣời có thể tham gia ứng cử thi tuyển một cách dân chủ. Nhƣ Lênin

đã viết:" Sự cần thiết phải thu hút rộng rãi các tài năng tổ chức mới tham gia

vào sự nghiệp quản lý nhà nƣớc" [31, tr. 177]. Cần kết hợp thi tuyển, kiểm

tra, đánh giá năng lực về chuyên môn nghiệp vụ với xem xét phẩm chất chính

Hiện nay, tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm

011 của Chính phủ về công chức xã, phƣờng, thị trấn; Thông tƣ số

6/2012/TT-BNV ngày 30/9/2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về chức trách,

2 0

tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phƣờng, thị trấn

ngoài những tiêu chuẩn chung thì cũng có những tiêu chuẩn cụ thể đối với

từng loại CBCC cấp xã đƣợc xác định khác nhau về tuổi đời, trình độ học

vấn, chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và có sự phân biệt tiêu

chuẩn giữa đội ngũ CBCC cấp xã ở khu vực đồng bằng và miền núi.

Lựa chọn CBCC cấp xã hiện nay đƣợc tiến hành thông qua hình thức

bầu cán bộ chuyên trách và tuyển dụng công chức.

+Bầu cán bộ chuyên trách xã: Việc bầu cán bộ bộ chuyên trách xã của

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) đƣợc

thực hiện theo

Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND. Việc bầu cán

bộ chuyên trách cấp xã trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực

hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. +Tuyển dụng công chức cấp xã: Việc tuyển dụng phải căn

cứ vào nhu

cầu cơng việc, vị trí cơng tác, tiêu chuẩn và số lƣợng chức danh cần tuyển

dụng. Việc tuyển dụng công chức ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân

tộc thiểu số thì có thể thơng qua xét tuyển. Ngƣời đƣợc tuyển dụng phải thông

qua thời gian tập sự 6 tháng. Khi hết thời gian tập sự Chủ tịch UBND cấp xã

căn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả công việc của ngƣời tập sự, nếu đủ tiêu

chuẩn thì đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét quyết định tuyển dụng; nếu

khơng đủ tiêu chuẩn tuyển dụng thì cho thơi việc.

1.3.2.2. Tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức.

Đánh giá CBCC là công việc rất quan trọng trong công tác cán bộ, là cơ

sở để thực hiện các khâu khác nhƣ quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, khen

thƣởng... Đây là cơng việc hết sức khó khăn và nhạy cảm vì đánh giá đúng

cán bộ sẽ phát huy tiềm năng của từng CBCC và của cả đội ngũ CBCC. Đánh

giá không đúng sẽ dẫn đến việc lựa chọn CBCC không đủ phẩm chất và năng

lực bố trí vào những cƣơng vị có trọng trách, dẫn đến ảnh hƣởng hiệu quả

cơng việc. Vì vậy, khi đánh giá CBCC cấp xã phải căn cứ vào những tiêu

chuẩn đƣợc đề ra môt cách phù hợp, đảm bảo khách quan, trên tinh thần xây

dựng, tránh việc đánh giá cán bộ nhằm các mục đích cá nhân khác nhƣ hạ uy

tín, danh dự của ngƣời đƣợc đánh giá. Thêm vào đó việc đánh giá CBCC phải

đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm theo Quyết định số

286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ chính trị về quy chế đánh giá cán bộ,

công chức.

1.3.2.3. Tiêu chuẩn quy hoạch.

Quy hoạch CBCC là quá trình tổng thể thực hiện các chủ trƣơng, biện

pháp tạo nguồn CBCC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở dự báo

nhu cầu cán bộ, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời gian nhất định

và lâu dài. Quy hoạch CBCC đƣợc thực hiện và xây dựng tốt sẽ khắc phục

tình trạng hụt hẫng về cán bộ, đảm bảo có đủ cán bộ dự nguồn để mỗi nhiệm

kỳ có thể đổi mới, trẻ hóa đƣợc đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đảm bảo sự

phát triển liên tục và kế thừa đội ngũ CBCC, đảm bảo cho công tác cán bộ đi

vào nền nếp, đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, bên cạnh đó

cơng tác quy hoạch phải đảm bảo đúng quy trình, có tầm nhìn xa với phƣơng

châm "động" và "mở".

1.3.2.4. Nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

Chất lƣợng cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã hình thành và chịu

ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và quan trọng là thơng qua đào

tạo, bồi dƣỡng với mục đích "làm cho trở thành ngƣời có năng lực theo tiêu

Đào tạo cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã là làm cho đội ngũ này có

đƣợc những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Năng lực ở đây bao

gồm trình độ về kiến thức, năng lực về hiểu biết, nhận thức sự việc, năng lực

điều hành, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất giải

pháp để thực hiện đạt mục tiêu... Có nhiều hình thức đào tạo và phƣơng pháp

đào tạo; đào tạo ngắn ngày, dài ngày; đào tạo tập trung; đào tạo từ xa.

Bồi dƣỡng là làm cho tăng thêm năng lực, phẩm chất. Bồi dƣỡng

CBCC là bổ túc thêm những kiến thức mới, cần thiết để nâng cao kiến thức và

kỹ năng, sau khi đƣợc đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho CBCC.

Đào tạo, bồi dƣỡng CBCC cấp xã muốn có chất lƣợng phải có nội

dung, chƣơng trình, hình thức, phƣơng pháp phù hợp với từng đối tƣợng.

Ngoài ra phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ của

từng chức danh.

Trong sự nghiệp cách mạng Lênin đặc biệt coi trọng vai trị của cơng tác

đào tạo đối với việc nâng cao chất lƣợng của cán bộ. Ngƣời viết: "Trong lịch sử

cách mạng chƣa hề có một giai cấp nào giành đƣợc quyền thống trị nếu không

đào tạo ra đƣợc trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu

tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [18, tr.473].

Đối với Hồ Chí Minh từ quan niệm: cán bộ là gốc của mọi công việc,

Ngƣời xác định: huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng, nên trong suốt

cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo đào tạo, bồi

dƣỡng cán bộ cho Đảng cho cách mạng. Ngƣời căn dặn cán bộ đi học là để làm

việc, làm ngƣời, làm cán bộ. Nhƣ vậy, theo Ngƣời việc học tập là để hình thành

năng lực của ngƣời cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế.

Hiện nay, đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, trong bối cảnh có những thời cơ, thuận lợi mới nhƣng cũng có

nhiều khó khăn, thách thức mới. Nhiệm vụ chính trị rất nặng nề phức tạp, đặt ra

nhiều vấn đề cho cơng tác cán bộ và đào tạo cán bộ. Địi hỏi toàn Đảng, toàn dân

phải xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ sở ngang tầm, có bản lĩnh

chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực thực tiễn góp phần thực hiện thắng

lợi hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Phải nhận thức sâu sắc rằng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công

chức là một khoa học, hơn nữa là một khoa học về con ngƣời, do đó cần đƣợc

hiểu sâu sắc. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ sẽ tạo tiền đề cho

quá trình tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối của Đảng vào thực tiễn cách mạng Việt

Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng đã đánh dấu sự đổi mới

toàn diện trên các lĩnh vực của đất nƣớc. Đại hội VII; VIII đã tiếp tục khẳng

định: Phải chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành và đổi

mới quan niệm, phƣơng pháp đánh giá, sử dụng cán bộ trong tình hình mới.

Trƣớc hết, phải coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã, phƣờng, thị

trấn tại chỗ - đây là chiến lƣợc mục tiêu lâu dài. Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa IX cũng khẳng định:

Nâng cao mặt bằng dân trí; mở rộng mạng lƣới trƣờng dạy nghề, trung

cấp, cao đẳng ở các tỉnh, huyện, các trƣờng, lớp nội trú cho con em đồng bào các

dân tộc để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở. Có chính sách thu thút những ngƣời đƣợc

đào tạo chun môn, nhất là sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng về làm cán

bộ, công chức ở cơ sở. Ở những nơi còn thiếu cán bộ tại chỗ, nhất là các xã vùng

sâu, vùng xa, vùng biên giới, cần kết hợp đào tạo cán bộ thông qua việc thực

hiện nghĩa vụ quân sự, luân chuyển cán bộ ở huyện, tỉnh về cơng tác ở cơ sở với

nhiệm vụ chính là dìu dắt, bồi dƣỡng cán bộ tại chỗ [15].

Đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho

cán bộ, công chức cấp xã là cần thiết và cấp bách. Họ là những ngƣời trực tiếp

gần gũi nhân dân; vì vậy, trƣớc hết phải hiểu sâu sắc đƣờng lối, Chỉ thị, Nghị

quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc để giải thích cho dân hiểu

và trả lời những thắc mắc của dân; đi sâu đi sát, tìm hiểu thực tế, gƣơng mẫu, đi

đầu trong việc thực hiện những chủ trƣơng nhƣ xóa đói giảm nghèo, chống quan

liêu, tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội... và coi đó là nhiệm vụ của chính

mình mà Đảng, tổ chức đã giao cho.

Tuy nhiên do chƣa nhận thức đúng vai trị, vị trí, cơng tác bồi dƣỡng,

đào tạo cán bộ, công chức ở cơ sở nên nhìn chung cán bộ, cơng chức chƣa

thực sự đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt là cán bộ,

cơng chức chính quyền cấp xã thuộc khu vực miền núi. Những bất cập trong

đào tạo, bồi dƣỡng ảnh hƣởng đến chất lƣợng cán bộ, cơng chức chính quyền

cấp xã thuộc khu vực miền núi đƣợc thể hiện:

- Đối tƣợng đƣa đi đào tạo chủ yếu là xét cử chứ chƣa xét tuyển, kết

quả đào tạo vì thế cịn nhiều bất cập, nội dung chƣơng trình đào tạo cịn chƣa

phù hợp, chƣa gắn cơng tác quy hoạch và công tác đào tạo, các cơ quan quản

lý cán bộ chƣa có quy hoạch và kế hoạch tạo nguồn cán bộ cơ sở một cách cơ

bản do nguồn ở những địa phƣơng này quá mỏng.

Phƣơng pháp chƣa linh hoạt, cứng nhắc, không phù hợp - đặc biệt là

đối với học viên là ngƣời dân tộc thiểu số, không đạt đƣợc mục tiêu đào tạo

đề ra, không nâng cao đƣợc kỹ năng thực hành; chƣa nâng cao đƣợc tƣ duy

kinh tế, năng lực quản lý kinh tế cho cán bộ, cơng chức để có thể tổ chức, điều

hành nhằm đƣa đời sống của nhân dân ở cơ sở thoát khỏi tình trạng nghèo nàn

và lạc hậu.

- Nội dung chƣơng trình đào tạo chƣa phù hợp với đối tƣợng học viên,

chƣa có sự đầu tƣ thỏa đáng trong xây dựng chƣơng trình. Một số bài giảng

khơ khan, nặng về truyền đạt lý luận một cách bài bản với những thuật ngữ

trừu tƣợng, phức tạp trong khi trình độ tiếp thu của học viên khá hạn chế.

- Công tác quản lý đào tạo, bồi dƣỡng không khoa học, việc quản lý

mang nặng về phƣơng pháp hành chính đơn thuần, chƣa kết hợp chặt chẽ giữa

quản lý bằng nội quy, quy chế với quản lý bằng nội dung kiến thức.- Chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn lực tham gia đào tạo

đối với cán

bộ, cơng chức thuộc khu vực đặc biệt khó khăn.

Sau khi đào tạo nhiều ngƣời không đƣợc sử dụng vào cơng việc

-

chun mơn của mình; chính sách về đào tạo chƣa hợp lý.

Từ những phân tích trên đây cho thấy đào tạo, bồi dƣỡng ảnh hƣởng rất

lớn đến việc hình thành và nâng cao chất lƣợng của cán bộ, cơng chức chính

quyền cấp xã. Tuy nhiên, những bất cập trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhất

là đối với các xã miền núi làm cho chất lƣợng cán bộ, cơng chức chính quyền

cấp xã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng của đội ngũ này.

1.3.2.5. Bố trí, luân chuyển CBCC cấp xã.

Việc bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ cấp xã cũng hết sức quan

trọng. Phải căn cứ vào tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán

bộ để thực hiện việc bố trí, ln chuyển sao cho có hiệu quả và phát huy tác

dụng của việc này trong công tác cán bộ. Luân chuyển CBCC cấp xã là cơng

tác thƣờng xun và theo u cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở nhằm tạo điều

kiện rèn luyện, bồi dƣỡng, thử thách CBCC. Thơng qua đó cán bộ đƣợc trải

qua các môi trƣờng công tác khác nhau, nhất là cán bộ trẻ có thêm kinh

nghiệm thực tiễn và năng lực quản lý.

1.3.2.6. Ban hành các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với CBCC cấp xã.

Chế độ chính sách đối với CBCC nói chung và đối với CBCC cấp xã

nói riêng bao gồm chế độ chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng, về sử dụng và

quản lý, đảm bảo các lợi ích về vật chất và tinh thần. Khi thực hiện các chế

độ, chính sách đối với CBCC cần chú ý sử dụng đồng bộ, trong đó chế độ,

chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối

với tinh thần và chất lƣợng của đội ngũ CBCC. Chế độ, chính sách phù hợp

tạo điều kiện cho CBCC cấp xã yên tâm, phấn khởi, nhiệt tình trong cơng tác;

ngƣợc lại, chế độ chính sách khơng phù hợp hoặc khơng kịp thời thì nó sẽ kìm

hãm, thậm chí gây ra sự hời hợt, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w