* Nguyên tắc thực hiện:
Quản lý vốn tập trung và thống nhất:
Tập trung và thống nhất là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung. Trên nguyên tắc đó, Hội sở sẽ kiểm sốt được thu nhập, chi phí của từng Chi nhánh, và điều hành thơng qua các chính sách quản lý vốn chung một cách hiệu quả.
Nguồn vốn của Ngân hàng được quản lý tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh. Vốn do chi nhánh huy động sẽ chuyển vào nguồn vốn chung của toàn Ngân hàng, Chi nhánh được hiểu như một đơn vị kinh doanh huy động vốn cho Hội sở, Hội sở sẽ trả cho chi nhánh phần lãi suất điều chuyển vốn. Đối với các khoản Chi nhánh cho khách hàng vay, Chi nhánh sẽ phải mua vốn từ Hội sở và phải trả chi phí cho Hội sở thơng qua lãi suất điều chuyển vốn. Do đó, Chi nhánh chỉ quan tâm đến lãi suất điều chuyển vốnnội bộ và các hạn mức kinh doanh được giao làm cơ sở thương lượng lãi suất với khách hàng, khơng chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn từ phía khách hàng, các rủi ro trong công tác quản lý vốn hoàn toàn do Hội sở chịu trách nhiệm.
Với cơ chế quản lý vốn tập trung, việc tính lãi phải thu phải trả giữa các Chi nhánh chỉ mang tính chất danh nghĩa mà khơng có sự dịch chuyển của dịng tiền. Phần thu nhập và chi phí vốn của Chi nhánh sẽ được tính tự động định kỳ theo cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ do Hội sở quy định và ghi nhận vào kết quả tài chính của từng đơn vị.
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng cũng sử dụng thống nhất các chính sách và cơng cụ sau để quản lý toàn bộ hệ thống các Chi nhánh:
- Công cụ kế hoạch kinh doanh (kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn,...) - Công cụ hạn mức: Hạn mức tín dụng, đầu tư.
- Các chính sách khách hàng, chính sách đầu tư, sản phẩm, lãi suất. - Các cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ.
- Hệ thống chi tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Thực hiện cơ chế mua-bán vốn giữa Hội sở với chi nhánh:
Quan hệ điều chuyển vốn điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở và Chi nhánh được
thực hiện theo cơ chế mua - bán vốn. Điều này có nghĩa là tất cả các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của Chi nhánh đều phải được định giá vốn điều chuyển: tồn bộ Tài sản Có sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ Tài sản Nợ và vốn tự có sẽ nhận được thu nhập điều chuyển vốn. Việc mua bán vốn này được định giá thông qua lãi suất điều chuyển vốn.
Lãi suất điều chuyển vốn được Hội sở xác định và thông báo tới các đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ. Lãi suất này chính là cơng cụ quan trọng trong hoạt động điều hành vốn của Hội sở và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện của khách hàng và lãi suất điểu chuyển vốn với Hội sở.
Hình 1.1: Minh họa cơ chế mua bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh
Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất:
Cơ chế quản lý vốn tập trung sẽ giúp các Ngân hàng quản lý các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất tại Hội sở chính, tách biệt các loại rủi ro này khỏi hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh.
Thứ nhất, về quản lý tập trung rủi ro thanh khoản: Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa Chi nhánh và khách hàng đều được Chi nhánh thực hiện đối ứng với Hội sở. Khi có nhu cầu thanh tốn hoặc cho vay khách hàng, Chi nhánh chỉ cần mua vốn từ Hội sở mà không cần phải huy động nguồn vốn nào khác để đảo bảo thanh tốn. Tồn bộ rủi ro thanh khoản đều được chuyển từ Chi nhánh về Hội sở để quản lý tập trung.
Thứ hai, về quản lý tập trung rủi ro lãi suất: Toàn bộ Tài sản Nợ và Tài sản Có của Chi nhánh đều được mua bán với Hội sở căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền và lãi suất điều chuyển vốntại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của Tài sản Nợ hay Tài sản Có, Chi nhánh ln được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn. Do đó, rủi ro lãi suất cũng được chuyển toàn bộ về Hội sở và được Hội sở quản lý tập trung nhằm đề ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu.