* Ưu điểm:
Thứ nhất về khả năng quản lý tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất tại Hội sở chính:
Đây là hai rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trước khi ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh doanh, khơng hiệu quả và khơng kiểm sốt được thường xuyên hoạt động của các Chi nhánh. Với cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh với khách hàng, toàn bộ rủi ro thanh khoản và lãi suất sẽ được chuyển giao cho Hội sở chính quản lý.
Thứ hai là cơ chế này giúp hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản tại các Chi nhánh:
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của Chi nhánh đều phải tập trung về Hội sở chính thơng qua Trung tâm vốn. Khi huy động được nguồn tiền gửi, chi nhánh thực hiện bán tồn bộ cho Trung tâm; khi có nhu cầu thanh tốn, đầu tư, cho vay,... chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ Trung tâm vốn. Trung tâm vốn sẽ thực hiện động tác luân chuyển vốn giữa các Chi nhánh. Vì thế, các chi nhánh khơng cần quan tâm đến vấn đề thanh khoản và sẽ khơng tồn tại tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại các Chi nhánh.
Thứ ba, sử dụng cơ chế này tạo điều kiện linh hoạt hơn trong việc quản lý, giám sát và điểu hành nguồn vốn đối với các Chi nhánh:
Điều này thể hiện qua việc Hội sở chính xác định một giá điều chuyển vốn thống nhất cho các Chi nhánh để thực hiện mua bán vốn mà không can thiệp cụ thể vào hoạt động cụ thể của từng chi nhánh. Quan hệ điều chuyển vốn giữa Chi nhánh và Hội sở là quan hệ mua bán vốn, không phải quan hệ vay gửi vốn nên cũng làm tăng tính độc lập và hiệu quả trong hoạt động điều hành, quản lý của Hội sở chính.
Thứ tư, đây là cơ chế hiện đại theo sát với thông lệ quốc tế, giúp tăng cường chun mơn hóa, hiện đại hóa trong các Ngân hàng:
Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý tiên tiến được các ngân hàng ở các nước phát triển áp dụng rộng rãi. Việc thực hiện cơ chế này là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của ngành Tài chính Ngân hàng và tiềm lực Tài chính của các Ngân hàng đang gia tăng nhanh chóng. Đồng thời, cơ chế quản lý vốn tập trung giúp các Ngân hàng gia tăng tính chun mơn hóa. Các Chi nhánh trong cơ chế này đóng vai trị là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các nguồn vốn và điều chuyển về Hội sở. Các giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, hoạt động đầu tư, quản trị rủi ro đều được các bộ phận chuyên trách ở Hội sở thực hiện. Chính sự tập trung chun mơn hóa cao này giúp các Ngân hàng xử lý dữ liệu hiệu quả, trên cơ sở đó gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, cơ chế này bao gồm hệ thống báo cáo đa dạng, kịp thời, chính xác góp phần tích cực vào việc quản lý và đánh giá hoạt động của các Chi nhánh:
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, kết quả hoạt động kinh doanh của từng Chi nhánh được tổng hợp mỗi ngày thông qua Hệ thống báo cáo điều chuyển vốn tự động FTP thuộc mạng nội bộ của các Ngân hàng. Vì thế, cơ chế này đã loại bỏ được các công tác báo cáo thủ công về thu nhập, thanh khoản mà các Chi nhánh phải thực hiện trước đó. Đồng thời, chi phí hoạt động của Chi nhánh từ hoạt động lập báo cáo cũng sẽ được giảm bớt. Hệ thống báo cáo kịp thời và chính xác cũng giúp Hội sở giám sát và đưa ra các quyết định về phát triển hoạt động kinh doanh và quản lý các rủi ro một cách kịp thời và hiệu quả.
* Nhược điểm:
Thứ nhất là hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh:
Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề cơng nghệ để hình thành Tập đồn tài chính ngân hàng với đặc tính tất cả giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro đều được tập trung về Hội sở chính. Trong tương lai, các Chi nhánh chỉ đóng vai trị là các đơn vị kinh doanh tiếp xúc trực tiếp khách hàng, chủ yếu thực hiện các hoạt động huy động và cho vay thuần túy. Vì vậy, các thao tác nghiệp vụ tại Chi nhánh sẽ giảm bớt dần, làm hạn chế trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn của các nhân viên tại Chi nhánh.
Thứ hai là tồn tại chi phí ứng dụng cao:
Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng phải triển khai hệ thống mạng đồng bộ đến tất cả các Chi nhánh ngân hàng trên tồn quốc. Đối với các ngân hàng có mạng lưới Chi nhánh rộng lớn trải rộng trên nhiều địa bàn khác nhau, việc đầu tư cho phát triển công nghệ để ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung địi hỏi phải có tiềm lực vốn rất lớn. Ngồi ra, việc đào tạo chuyên môn, kỹ năng sử dụng hệ thống mạng cho các cán bộ tại Hội sở chính và Chi nhánh cũng sẽ là khoản chi phí đáng kể khi các Ngân hàng áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung.
Thứ ba là làm gia tăng khối lượng công việc và mức độ rủi ro cho Hội sở chính:
Tồn bộ nguồn vốn cũng như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất từ Chi nhánh sẽ chuyển hóa về Hội sở trong cơ chế quản lý vốn tập trung. Điều này sẽ tạo áp lực cho Hội sở trong việc định giá điều chuyển nguồn vốn ở mức hợp lý để bảo đảm mức lợi nhuận cho cả Hội sở và Chi nhánh, đồng thời khuyến khích hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh. Bên cạnh đó, Hội sở cịn phải thực hiện các giao dịch kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng, mua bán ngoại tệ, đầu tư để phòng ngừa các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Khối lượng công việc lớn và phức tạp địi hỏi các Ngân hàng phải có các chính sách quản trị rủi ro hiệu quả, theo sát với các thông lệ quốc tế và đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn giỏi và kỹ năng nghiệp vụ thật sự thuần thục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Chương 1 của khóa luận đã trình bày những kiến thức tổng quan về ngân hàng cũng như những đặc điểm đặc trưng của hệ thống ngân hàng thương mại qua đó nhận thức cụ thể về tầm quan trọng của hệ thống đó với nền kinh tế. Từ đó, cơng tác quản trị ngân hàng cần thiết được quan tâm và chú trọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Trọng tâm của chương 1 là trình bày cụ thể và chi tiết những lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung. So với cơ chế quản lý vốn phân tán, cơ chế quản lý vốn tập trung có ưu điểm là giúp các Ngân hàng quản lý tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, cũng như đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh qua hệ thống báo cáo chính xác và kịp thời. Cơ chế quản lý vốn tập trung cũng là cơ chế quản lý vốn hiện đại, tiên tiến được áp dụng phổ biến tại các Ngân hàng ở các nước phát triển trên thế giới.
Dựa trên cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung đã trình bày, chương 2 của Khóa luận sẽ nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ chế này tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam và đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế của việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM