Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế, tạo tiền đề cho sự hợp tác và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước cần chủ động hơn trong việc tham gia vào các hiệp hội, diễn đàn nhằm ký kết các hiệp định về hợp tác giữa các định chế tài chính trong khu vực cũng như trên tồn thế giới. Qua đó, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ có những hỗ trợ tích cực trong việc hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế 1 cách năng động và chủ động hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần đề ra những chính sách hỗ trợ khuyến khích một cách hợp lý để các Tổ chức Tài chính trong nước mạnh dạn mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngồi và tận dụng được nguồn vốn, cơng nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho các cán bộ của Ngân hàng nhà nước và một số Ngân hàng thương mại, tận dụng sự hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ thanh tra, giám sát tiên tiến trên thế giới.
Ngân hàng nhà nước cần nâng cao trong năng lức điều hành các chính sách tiền tệ. Biến động kinh tế trên thế giới cũng như trong nước có sự thay đổi thường xuyên và rất khó để dự báo được, do vậy, các chính sách điều hành của ngân hàng nhà nước đề ra cần có được sự linh hoạt trên cơ sở đảm báo tính chính xác cao, tránh tình trạng lúng túng, bị động trong việc phản ứng và xử lý đối với những biến động bất thường trên thì trường tài chính quốc tế.
Hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, thơng thống trong hành lang pháp lý theo hướng hội nhập với nên kinh tế, tài chính ngân hàng trên thị trường quốc tế. Cơng tác rà sốt Luật ngân hàng nhà nước cần tiếp tục được chú trọng đẩy mạnh nhằm bổ sung, chỉnh sửa một số quy định còn bất hợp lý, những quy định lỗi thời, lạc hậu và không theo kịp sự biến đổi, phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tài chính, tổ c hức tín dụng đang hoạt động. Khơng chỉ có vậy, u cầu và thách thức từ việc hội nhập ngày càng sâu sắc cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ đối với nền pháp lý trong hệ thống Ngân hàng. Hệ thống luật được ban hành làm sao phải đạt được những địi hỏi về hội nhập, song bên cạnh đó cũng cần có những hỗ trợ phù hợp và tích cực cho các ngân hàng nội trong công cuộc cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tài chính hùng mạnh đến từ các nền kinh tế có hệ thống tài chính lâu đời và phát triển cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Chương 3 của Khóa luận đã trình bày định hướng phát triển kinh doanh cũng như những tôn chỉ trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng kỹ thương Việt Nam, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực Quản trị Tài sản Nợ - Có và quản trị rủi ro cũng như hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung của Techcombank trong các năm tới.
Khóa luận đồng thời cũng đã đề ra các giải pháp đối với Hội sở và các Chi nhánh của Techcombank để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung từ mặt bổ sung các lỗ hổng trong hệ thống tính giá FTP, đến những hồn thiện trong q trình vận hành cũng như đưa hệ thống áp dụng tới các đơn vị kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó là các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước để tăng hiệu quả các chính sách điều hành thị trường Tài chính, tiền tệ và phát triển hoạt động của hệ thống Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Cơ chế quản lý vốn trung là một cơ chế hiện đại góp phần quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Việc áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam là một bước phát triển vượt bậc, theo sát với thông lệ quốc tế và đã giúp Techcombank đạt được nhiều thành tựu đáng kể về hoạt động kinh doanh. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Cơ chế quản lý vốn tập trung để hướng tới mục tiêu trở thành một Tập đồn Tài chính vững mạnh, hiện đại.
Khóa luận với đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung của Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” gồm có 3 chương đã tập trung
nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý vốn tập trung của Techcombank. Khóa luận đã hồn thành được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, Khóa luận đã hệ thống hóa một số lý luận chung về cơ chế quản lý vốn nội bộ và cơ chế quản lý vốn tập trung của Ngân hàng thương mại. Khóa luận cũng trình bày các nguyên tắc, nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung và hệ thống định giá điều chuyển vốn FTP.
Thứ hai, Khóa luận đã đi nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung và hệ thống tính giá điều chuyển vốn nội bộ mới của Techcombank từ năm 2013 đến nay, để từ đó có thể đánh giá những thành tựu và hạn chế cần hồn thiện của cơ chế này.
Thứ ba, Khóa luận đã đề ra các giải pháp đối với ngân hàng trên cả hai phương diện là hoàn thiện hệ thống và nâng cao hiệu quả trong vận hành hoạt động kinh doanh, cũng như các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung của Techcombank.
Do kiến thức còn hạn hẹp và kinh nghiệm cịn hạn chế nên Khóa luận khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy, cơ giáo, các nhà nghiên cứu để khóa luận được hồn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Học viện Ngân hàng (2013), giáo trình Quản trị Ngân hàng. 2. Học viện Ngân hàng (2013), giáo trình Tiền tệ Ngân hàng. 3. Peter S. Rose (2013), giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại.
4. David Cook (2011), giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các Tổ chức Tín dụng.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các Tổ chức Tín dụng.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 5/12/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các Tổ chức Tín dụng.
8. Ths Trương Võ Kim Ngân, Luận văn Thạc sĩ “Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” năm 2008, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
9. Ths Đồn Thanh Huệ, Luận văn Thạc sĩ “Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam” năm 2010, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
10. Ths Nguyễn Thị Hằng, Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình” năm 2013, Học viện Ngân hàng. 11. Ths Lại Văn Hải, Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt” năm 2013, Học viện Ngân hàng.
12. Cử nhân Chu Đức Dũng, Khóa luận tốt nghiệp “Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” năm 2014
Đặng Văn Quang Ngân hàng thương mại H — K14
13. Báo cáo thường niên, báo cáo Tài chính Ngân hàng TMCP Kỹ thương các năm 2014.
14. Nataliya Pushkima, “An Simple Funds Transfer Pricing Model for a Commercial Bank”, February 2013, University of The Witwatersrand.
15. Jean Dermine, “Fund Transfer Pricing for Deposits and Loans, Foundation and Advanced, 2012, INSEAD the Business School for the World.
16. Lukasz Kugiel, “Fund Transfer Pricing in a Commercial Bank”, 2009, Aathus School of Business.
17. Các trang web điện tử: www.techcombank.com.vn , www.vnba.org.vn ,
sbv.gov.vn/ , www.thoibaonganhang.vn