Tiêu chí đánh giá hiệu quả riêng của hệ thống
Hệ thống tính giá điều chuyển vốn nội bộ mới đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2013, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trong công tác tổng hợp phân tích cũng như quản lý hệ thống, chưa có một báo cáo cụ thể nào đưa ra được những tiêu chí đánh giá về hiệu quả hoạt động của riêng hệ thống tính giá điều chuyển vốn mới này cũng như tỷ lệ mức độ thỏa mãn các tiêu chí đánh giá đó, để dựa trên những phân tích thống kê như vậy giúp các lãnh đạo ngân hàng chỉ ra được những đóng góp của hệ thống mới vào hiệu quả kinh doanh chung của toàn ngân hàng.
Các Chi nhánh bị phụ thuộc vào lãi suất mua vốn và lãi suất bán vốn của Hội sở chính:
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn chịu áp lực cạnh tranh với các Chi nhánh khác cùng hệ thống. Các Chi nhánh áp dụng các mức lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng nhưng lại bị phụ thuộc vào lãi suất mua bán vốn của Hội sở do chênh lệch lãi suất áp dụng với khách hàng và lãi suất mua bán vốn là lợi nhuận của Chi nhánh. Áp lực cạnh tranh khiến Chi nhánh có những thời điểm phải huy động vốn cao hơn mức giá mua vốn của Hội sở chính hoặc nhiều Chi nhánh đã mất đi nguồn vốn huy động lớn do lãi suất không cạnh tranh được với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời, đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi Chi nhánh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đặc điểm của khu vực, địa bàn
hoạt động, nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng...Nhưng Chi nhánh không tự đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh hơn do phụ thuộc vào lãi suất mua bán vốn với Hội sở chính; và đặc biệt là khung lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng. Đây là một hạn chế lớn đối với hoạt động của các Chi nhánh. Ngoài ra, để thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng tiềm năng, các Chi nhánh thường có những chính sách tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng nằm ngồi những chương trình khuyến mại mà Trụ sở chính triển khai trong tồn hệ thống. Những chi phí này thường được hạch tốn vào các đầu tài khoản chi phí nằm ngồi chi phí trả lãi cho khách hàng. Các chi phí này sẽ khơng phải là cấu phần trong lãi suất huy động, và cũng sẽ khơng được tính đến trong giá mua vốn mà Trụ sở chính áp dụng cho các Chi nhánh, như vậy các Chi nhánh có thể có lãi khi kinh doanh vốn với Trụ sở chính nhưng lại có thu nhập rịng âm đối với khách hàng.
Các Chi nhánh vẫn phải tuân thủ các hạn mức thanh tốn và chênh lệch rịng khi mua bán vốn với Hội sở chính:
Nguồn vốn do các Chi nhánh Techcombank huy động được chuyển giao vào nguồn vốn chung và nguồn vốn Chi nhánh cho vay được lấy từ nguồn vốn của hệ thống. Việc chi nhánh cho vay từ nguồn vốn của hệ thống được thực hiện thông qua tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ”. Tài khoản này có thể dư âm (khi tại thời điểm tính tốn, giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của Chi nhánh lớn hơn Tài sản Nợ) hoặc dương (khi tại thời điểm tính tốn, giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của Chi nhánh nhỏ hơn Tài sản Nợ). Dòng tiền ra, vào tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” bị giới hạn bởi các hạn mức sau đây:
Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch mua vốn của Chi nhánh, trường hợp Chi nhánh có giao dịch mua vốn vượt hạn mức thanh tốn phải có báo cáo lên Trụ sở chính và giao dịch chỉ được thực hiện khi được sự phê duyệt của Trụ sở chính.
Hạn mức chênh lệch ròng: là mức tối đa số dư âm trên tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” đối với từng Chi nhánh, thể hiện chênh lệch giữa số dư cho vay của Chi nhánh với số dư huy động vốn.
Việc tồn tại của hạn mức thanh toán là do các Chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Trong khi đó, hạn mức tín dụng Hội sở chính cấp cho Chi nhánh cịn mang tính chủ quan và hạn chế hoạt động cho vay của các Chi nhánh.
Trong khi cơ chế quản lý vốn tập trung là một cơ chế quản lý hiện đại và khoa học thì việc giao các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng được thực hiện một cách chủ quan thơng qua việc tính tốn số dư tín dụng của năm trước và dự đoán tốc độ phát triển kinh tế địa phương của từng Chi nhánh. Đây là những bất hợp lý cần được xem xét gỡ bỏ để giúp các Chi nhánh chủ động hơn trong quá trình kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Khóa luận đã trình bày thực trạng quá trình triển xây dựng và triển khai áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP Techcombank. Qua 3 năm triển khai áp dụng cơ chế quản lý vốn mới, Techcombank đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về hiệu quả kinh doanh trên toàn hệ thống và hoạt động quản trị rủi ro. Bằng việc quản lý tập trung nguồn vốn và các rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất; Techcombank đã điều hành thống nhất và hiệu quả các chính sách phát triển kinh doanh và quản lý Tài sản Nợ - Có trên tồn hệ thống. Tuy nhiên, do mới chỉ ở giai đoạn đầu áp dụng, cơ chế quản lý vốn tập trung của Techcombank còn nhiều hạn chế tồn tại như tính chưa đồng bộ, các hạn mức áp dụng cho các Chi nhánh chưa hợp lý và hiệu quả, mức lãi suất điều chuyển vốn chưa linh hoạt.
Trên cơ sở thực trạng ở Chương 2, Chương 3 của Khóa luận sẽ đề xuất các kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTMCP Techcombank trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM