Xây dựng quy định, chế tài chặt chẽ về việc giám sát thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại chi nhánh cũng như các đơn vị kinh doanh tại hội sở chính. Thơng qua cơ chế giám sát này, Techcombank có thể đảm bảo việc thực hiện thống nhất theo cơ chế chung từ tất cả các đơn vị kinh doanh liên quan, đồng thời, nó cũng là cơng cụ đắc lực để xử lý các vi phạm phát sinh từ tình trạng sử dụng vốn với giá chênh lệch so với tồn hệ thống, dẫn tới những hệ lụy khó lường cho cả hệ thống. Xây dựng một hệ thống mua bán vốn linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng chi nhánh cũng như của từng tập khách hàng riêng biệt. Hệ thống này có thể xem xét áp dụng những mức giá vốn ưu tiên hơn với các chi nhánh thuộc các thành phố lớn, có sức cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế rất cao như Hà nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đã Nằng, Hải Phịng...Bên cạnh đó, đối với nhóm đối tượng khách hàng ưu tiên hoặc khu vực kinh tế mà Techcombank có định hướng phát triển mạnh, cũng rất cần những cơ chế mua bán vốn đặc thù riêng nhằm thu hút, tạo điều kiện tốt nhất nhằm đạt mục tiêu phát triển chung của ngân hàng. Để thực hiện được giải pháp đó, thách thức đặt ra với đơn vị quản lý đó là sự am hiểu sâu sắc về đặc thù phát triển kinh tế xã hội của từng địa bàn, đặc tính dân cư tại khu vực Techcombank đặt chi nhánh, cũng như đặc tính của từng tập khách hàng và nhóm ngành kinh tế có chủ trương phát triển.
Xây dựng và quản lý hệ thống các hạn mức mua bán vốn với chi nhánh cần theo sát các quy định của Ngân hàng nhà nước, song cũng cần phải có sự linh hoạt và phù hợp. Công tác xác định hạn mức mua bán vốn với trung tâm mua bán vốn của chi nhánh hiện nay được Techcombank tính tốn chủ yếu dựa vào những thống kê về kết quả kinh doanh của các chi nhánh dựa vào dự báo tăng trưởng của cả hệ thống mà không theo sát các chỉ tiêu, quy định về pháp luật như hế số giới hạn huy động vốn H1 >= 5% của Ngân hàng nhà nước, vì vậy, đang tồn tại những bất hợp lý và có thể phát sinh tiêu cực tại các chi nhánh.
Giám đốc chi nhánh cần hoạch định chiến lược kinh doanh cho đơn vị mình dựa trên mơ hình hóa về mối quan hệ giữa lãi suất mua bán vốn, lãi suất huy động và lãi suất cho vay như sau:
I0b, I1b lần lượt là lãi suất Chi nhánh huy động tiền gửi của khách hàng, lãi suất Chi nhánh mua vốn từ Hội sở chính để cho vay.
IOS, I1s lần lượt là lãi suất Chi nhánh cho vay khách hàng, lãi suất Chi nhánh bán vốn tiền gửi huy động được cho Hội sở chính.
Thu nhập lãi của Chi nhánh sẽ tính bằng: ∆ = (11s - I0b) + (I0s - I1b)
Hình 3.1: Thu nhập lãi của Chi nhánh
TT
Lãi suất cho vay khách hàng
Lãi suất chuyển vốn cùa HSC
Lãi suất nhận vốn Ciia HSC
Lãi suất nhận tiền gửi cùa khách hàng
£ Chênh lệch của chi nhánh đối với cho vay 7 Chcnh∖ lệch của chi nhánh đoi với nhận tiền ▼ g⅛i
Có hai vấn đề chính Chi nhánh cần lưu tâm khi quản trị chiến lược vốn kinh doanh cùng FTP:
Thứ nhất: với cùng quy mô tài sản, Chi nhánh nào biết quản trị cơ cấu nguồn vốn tốt, sử dụng vốn dựa trên biểu lãi suất FTP hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Nếu Chi nhánh càng gia tăng được các mức chênh lêch giữa lãi suất bán vốn cho Hội sở chính và lãi suất huy động, giữa lãi suất cho vay khách hàng với lãi suất mua vốn từ Hội sở thì sẽ càng đạt được mứ thu nhập về lãi suất cao.
Thứ hai là, trong cơ chế quản lý vốn tập trung, biểu lãi suất FTP đã thể hiện rõ nhiều lợi ích dành cho Chi nhánh nào sở hữu quy mơ nguồn vốn có số dư bình qn lớn. Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng trong Tài sản Nợ càng lớn càng
giúp Chi nhánh chủ động tính tồn mức lãi suất huy động bình qn đầu vào (∑I0bi
bình quân) thấp hơn lãi suất Chi nhánh bán vốn Trụ sở chính (∑I1si) cho dù cơ cấu
nguồn vốn tiền gửi dân cư của Chi nhánh với lãi suất cao chiếm tỷ trọng cao.
Đồng thời, trong điều kiện kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại tuân theo quy luật lãi suất huy động nhỏ hơn lãi suất cho vay và khơng có đột biến thị trường thì Chi nhánh có quy mơ nguồn vốn lớn ln có lợi thế kinh doanh vốn FTP
bởi lẽ: lãi suất huy động bình quân tại Chi nhánh (∑I0bi bình quân) < Lãi suất bình
quân bán vốn Trụ sở chính (∑I1si bình qn) < lãi suất cho vay bình quân của Chi
Ginhánh (∑I0si bình quân).
Như vậy với sự điều tiết lãi suất FTP của Trụ sở chính, Chi nhánh có quy mơ nguồn vốn huy động lớn dễ mang lại lợi nhuận kinh doanh hơn mà lại giảm thiểu rủi ro trong cho vay và đầu tư.
Từ các phân tích trên, các giải pháp cụ thể được đề xuất với Chi nhánh để quản trị cơ cấu nguồn vốn tốt và gia tăng thu nhập lãi suất trong cơ chế quản lý vốn tập trung là:
Tìm kiếm các giá bán vốn cực đại từ việc khai thác sản phẩm tiền gửi mà Trụ sở chính định hướng, cũng như cho vay với lãi suất thả nổi cá biệt cực đại (làm các biến I1s, IOS lớn nhất). Để đạt được trạng thái này, Chi nhánh cần phải:
Tích cực gia tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh nhằm vào các sản phẩm tiền gửi mà Trụ sở chính khuyến khích như: tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng, tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi, tiền gửi kỳ phiếu trung - dài hạn...
Quản trị tốt cơ cấu dư nợ có sinh lời trong từng thời kỳ theo tín hiệu lãi suất FTP như: điều chỉnh cơ cấu cho vay ngắn, trung dài hạn tùy theo trạng thái thanh khoản nguồn vốn ngắn - trung và dài hạn của Techcombank trong từng thời kỳ; rút ngắn tần suất điều chỉnh lãi suất khi lãi suất đang có xu hướng tăng và ngược lại; tăng cường các sản phẩm tín dụng tiêu dùng có lãi suất cá biệt cao; hạn chế các khoản nợ không sinh lời, nợ quá hạn.
Cực tiểu lãi suất mua vốn FTP từ Trụ sở chính, cực tiểu lãi suất huy động
tiền gửi khách hàng (làm các biến I0b, I1b nhỏ nhất). Hướng đến trạng thái này, các
Chi nhánh cần:
Tìm kiếm các sản phẩm tín dụng có giá mua FTP rẻ như: Cho vay từ nguồn vốn ủy thác JBIC, JICA, cho vay phục vụ xuất khẩu, cho vay phương chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.. .Tích cực huy động nguồn vốn đồng thời tăng cơ cấu nguồn vốn có giá rẻ như: tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức doanh nghiệp, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi lãi suất thỏa thuận, tiền gửi đầu tư ba bên,.. .Tiết kiệm khoản dự trữ các phương tiện thanh toán (tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi tịa NHNN) để giảm chi phí mua vốn Trụ sở chính bù đắp thanh khoản.Như vậy, với cùng một quy mô tài sản (nguồn vốn và sử dụng vốn), nếu Chi nhánh nào biết khéo léo quản trị được cơ cấu
nguồn vốn, sử dụng theo tín hiệu lãi suất mua bán FTP của Trụ sở chính trong từng thời kỳ thì Chi nhánh ấy sẽ có mức thặng dư lãi suất kinh doanh tín dụng cao nhất. Các Chi nhánh cần thực hiện tốt các hoạt động marketing sản phẩm dịch vụ, tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để tăng quy mô nguồn vốn huy động cũng như dư nợ cho vay. Các Chi nhánh cũng cần tuân thủ đúng các quy định trong cơ chế quản lý vốn tập trung, tuyệt đối không điều chuyển vốn không thông qua Hội sở. Đồng thời, Chi nhánh cần cập nhập tình hình hoạt động tại địa bàn để đề xuất với Hội sở hỗ trợ cho các mức lãi suất điều chuyển vốn linh hoạt nhằm nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Cán bộ tác nghiệp điều chuyển vốn tại các Chi nhánh cũng cần nâng cao nhận thức về rủi ro tác nghiệp, luôn cẩn thận trọng khi vận hành hệ thống phần mềm điều chuyển vốn nội bộ, và tích cực đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo Chi nhánh các chiến lược điều chuyển vốn mang lại lợi nhuận cao.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở cả chi nhánh lẫn hội sở chính. Với việc ứng dụng hàng loạt các cơng nghệ tiên tiến và phức tạp, đội ngũ cán bộ cần được trang bị kiến thức về chuyên mơn nghiệp vụ để đáp ứng địi hỏi mà hệ thống đặt ra. Các đơn vị chủ quản có liên quan cần cử các nhân viên đi học tập, tập huấn theo các chương trình định kỳ về cập nhật các quy trình mới, chính sách mới về nghiệp vụ quản lý vốn tập trung. Techcombank cần đào tạo tổng thể về cả mặt kiến thức nghiệp vụ chuyên môn lẫn trang bị các kỹ năng thiết yếu khác như trình độ về ngoại ngữ để nhanh chóng tiếp nhận những chuyển giao về mặt công nghệ từ các đối tác tư vấn nước ngoài, kỹ năng tin học để nhanh chóng vận hành các cơng nghệ mới cũng như chủ động trong việc khắc phục, phản ứng nhanh với các lỗi hệ thống có thể xảy ra trong q trình vận hành. Ngồi ra, Về hoạt động phát triển cán bộ tại Hội sở và các Chi nhánh: Techcombank nên có những chính sách để phát triển chun mơn cho các cán bộ hiện tại thông qua các hoạt động như tham gia các khóa đào tạo của NHNN và các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank về quản trị Tài sản Nợ - Có cũng như về quản lý vốn tập trung, tham gia đào tạo và kiểm tra nghiệp vụ trực tuyến. Đối với nguồn nhân sự tuyển mới, Techcombank nên ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm cơng tác tại các Tổ chức Tài
chính lớn ở trong nước và quốc tế, các ứng viên có trình độ Thạc sĩ và các chứng chỉ hành nghề quốc tế. về trung dài hạn, Techcombank cũng cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí cơng tác làm cơ sở cho việc hướng đến tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp khác nhau. Ngân hàng cũng nên thực hiện các chính sách khen thưởng hợp lý, tuyển dụng các cán bộ nội bộ vào vị trí tác nghiệp điều chuyển vốn nếu có mong muốn để khuyến khích cán bộ nhân viên trong hệ thống. Techcombank cũng có thể kết hợp với các Trường Đại học trong nước để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với tính chất cơng việc, lựa chọn các bạn sinh viên tiềm năng để đào tạo thành nguồn nhân sự chất lượng cao cho Ngân hàng trong tương lai.