6. Cấu trúc của Khóa luận
2.3. Thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng thương
2.3.2. Quy trình đánh giá rủi ro
2.3.2.1. Xác định rủi ro kinh doanh có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị.
Theo quy định về Quản lý rủi ro tại MB, việc xác định và đánh giá rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và đặc biệt là các rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến những mục tiêu chiến lược tín dụng của Chi nhánh. Việc kiểm so át rủi ro tín dụng linh động để có thể cho phép phát hiện và xác định rõ những rủi ro mới và những rủi ro trước đây chưa được phát hiện; những rủi ro có thể kiểm sốt được và những rủi ro khơng thể kiểm sốt được; đồng thời tìm các biện pháp để giảm thiểu tác dộng của những rủi ro khơng kiểm sốt được. Các rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động và sản phẩm tín dụng mà Chi nhánh xác định có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng hoặc rủi ro từ mức độ tập trung của các khoản mục.
- Đối với rủi ro trong quá trình cấp tín dụng:
Sơ đồ 2.3: Quy trình cấp tín dụng Khách hàng doanh nghiệp
Tại mỗi gia đoạn của quy trình, Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như các nhân viên đều phải nắm rõ và xác định được các rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể như sau:
• Giai đoạn Thẩm định và phê duyệt tín dụng:
Trong gia đoạn này, cán bộ tín dụng và cụ thể là CV QHKHDN sẽ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ khoản vay. Sau đó, sẽ chuyển hồ sơ vay vốn của KH qua phòng Vận hành để soát xét và thẩm định lại. Cuối cùng, hồ sơ vay vốn của KH được trình
lên Giám đốc Chi nhánh để phê duyệt. Các rủi ro thường lên quan đến tính có thật của khoản vay cũng như khả năng tài chính của KH. Các rủi ro có thể xảy ra là:
+ Hồ sơ vay khống: Khoản vay khống là các khoản vay tới các KH khơng có thật, sử dụng tên và địa chỉ giả mạo, hoặc sử dụng các báo cáo sai, hoặc sử dụng tên tuổi địa chỉ có thật nhưng thực tế khơng vay tiền. Các khoản vay này thường do các nhân viên ngân hàng tạo ra nhằm mục đích chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Ngồi ra, một số loại rủi ro liên quan đến hồ sơ vay khống nữa có thể xảy ra đó là cán bộ tín dụng vay ké khoản vay của KH. Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay sơ sài, thơng tin tài chính khơng đầy đủ, các giấy tờ photo với các ghi chép rời rạc...
+ KH vay vốn giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn: Rủi ro này xảy ra do đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu tìm hiểu thực tế tại cơ sở của Khách hàng vay vốn. Các thơng tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng trả nợ của KH. Một số dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thơng tin phơ trương KH mà không được chứng minh cụ thể, hồ sơ khơng có các thơng tin thực địa của KH, các thơng tin khác về Khách hàng không nhất quản, không đầy đủ.
+ Nhân viên ngân hàng nhận hối lộ từ KH: Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý để được vay vốn nhiều hơn hoặc sẽ được vay với những điều khoản có lợi. Các dấu hiệu: KHvay vốn kinh doanh trong lĩnh vực nhiều rủi ro, việc liên hẹ với KH chỉ do một người thực hiện, chất lượng tín dụng được đánh giá cao bởi người quản lý nhân viên tín dụng tuy nhiên hồ sơ vay vốn lại khơng đầy đủ.
+ CV QHKHDN vì đạt được chỉ tiêu Chi nhánh và Hội sở đề ra mà bỏ qua các bước cần thiết trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của KH. Các dấu hiệu của rủi ro này là: số lượng khoản vay mới liên quan đến một nhân viên tín dụng gia tang quá nhanh, các tiêu chí tín dụng thường xuyên bị bỏ qua khi CV QHKHDN thẩm định tỉn dụng.
+ Rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp: Nâng giá trị tài sản thế chấp và thế chấp cùng một tài sản tại nhiều Ngân hàng, KH làm giải một số giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản, hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các công ty liên quan để nhằm nâng giá trị của Tài sản bảo đảm. Các dấu hiệu liên quan tới tủi ro này có thể là: Giấy tờ liên quan có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa, KH thực hiện một loạt các giao dịch mua bán mà khơng có mục đích rõ ràng mà giá trị giao dịch tăng lên sau mỗi lần giao dịch.
+ CV QHKHDN và CV HTTD có thể thơng đồng với nhau trong q trình thẩm định tín dụng KH> Dấu hiệu: Hai hoặc một số nhân viên có quan hệ quá thân thiết với nhau, một CV QHKHDN thường xuyên chuyển hồ sơ cho một CV HTTD đã được phân cơng từ trước để sốt xét, thẩm định lại trong một thời gian dài.
+ Việc phê duyệt tín dungk khơng đúng với thẩm quyền: Khơng có sự kiểm sốt lại trước khi phê duyệt.
• Giai đoạn Hồn thiện hồ sơ tín dụng:
Tại gia đoạn này, CV HTTD sẽ lưu và hoàn thiện những hồ sơ tín dụng của KH cịn thiếu để chuẩn bi tiến hành giải ngân cho KH. Một số những rủi ro có thể xảy ra là:
+ CV HTTD soạn sai những chi tiết, khoản mục trong hồ sơ KH. + CV HTTD soạn thiếu hồ sơ
+ CV HTTD làm mất hồ sơ
+ CV HTTD tiến hành nhập kho TSBĐ khơng đúng quy trình, quy dịnh
+ CV HTTD khơng thu các loại phí liên quan như phí định giá, đăng kí gia dịch bảo đảm.
+ CV HTTD khơng thực hiên đăng kí giao dịch bảo đảm, loại hồ sơ giấy tờ chưa đúng theo quy định: Sao y hay cơng chứng, thiếu giáp lai.
• Giai đoạn Hồn thiện hồ sơ tín dụng:
+ CV QHKHDN thực hiên khơng đúng quy trình giải ngân
+ Lập đề nghị giải ngân và các giấy tờ khác liên quan trong hồ sơ giải ngân không đúng quy định. Các báo cáo đề xuất đánh giá về phương án chưa hợp lý, còn thiếu đánh giá, chưa cân đối tài sản với dư nợ hiện tại.
+ Thiếu chữ ký của các bên liên quan khi giải ngân
+ Giải ngân không đúng số tiền, liên quan đến các trường hợp giải ngân
ngoại tệ, CV QHKHDN ghi sai tỷ giá...
+ Xét duyệt mục đích vay vốn chưa chính xác dẫn đến số tiền giải ngân khơng phù hợp với mục đích vay vốn.
• Giai đoạn Giám sát sau khi cấp tín dụng:
Sauk hi cấp tín dụng, các cán bộ tín dụng có trách nhiệm phải theo dõi q trình sử dụng vốn cũng như tình hình tài chính, tình hình sử dụng TSBBD của KH và tiến hành nhắc nhở KH khi đến hạn thanh toán nợ gỗ và lãi của các khế ước đến hạn. Trong thời gian vay vốn có rất nhiều biến động dẫn đến rủi ro cho Chi nhánh và trường hợp xấu nhất là không thu hồi được nợ. Các rủi ro đó là:
+ KH sử dụng vốn khống đúng mục đích vay vốn. KH làm giả hóa đơn để mục đích thanh tốn tiền hàng cho hóa đơn đầu vào, nhưng thực chất KH lấy tiền giải ngân để đầu tư Bất động sản.
+ TSBBD được theo dõi quản lý không chặt chẽ dẫn đến khả năng KH bán TSBĐ, làm mất hay làm hỏng TSBĐ. Ngoài ra, các TSBĐ thường là các loại TS có giá trị biến động theo thị trường như BĐS, Ơ tơ,... Do đó, nếu khơng được theo dõi giá tường xun thì có khả năng tại một thời điểm nào đó sẽ khơng đủ tiêu chuẩn để đảm bảo cho khoản vay của KH.
+ KH gặp khó khăn trong q trình kinh doanh dẫn đến khả năng khơng thanh tốn nợ đúng hạn. KH có các dấu hiệu vỡ nợ, vi phạm pháp luật.
+ KH qn hoặc cố tình khơng thanh tốn nợ gốc và lãi khi đến hạn, thanh toán thiếu cho Chi nhánh.
+ Các cán bộ tính dụng vì sợ chịu trách nhiệm mà khơng báo cáo tình hình tài chính một cách chính xác và tình hình TSBĐ của KH.
• Giai đoạn Xử lý nợ có vấn đề:
+ Cán bộ tín dụng có những phán đốn sai trong q trình kiểm tra sau vay dẫn tới việc đưa ra các phương án xử lý nợ có vấn đề không phù hợp với thực tế.
+ KH khơng hợp tác với các cán bộ tín dụng để giải quyết vấn đề.
• Giai đoạn Thanh lý hợp đồng:
Chi nhánh tiến hành thanh lý hợp đồng cho KH khi đến hạn và KH đã thanh toán đủ số gốc và lãi (thanh lý tín dụng mặc nhiên), ngồi ra có thể ký thêm hợp
Tiêu chí định lượng Tiêu chí định tính
Số ngày q hạn Nợ nhóm 1: Hạng AAA,AA,A
đồng tín dụng (tái cấp tín dụng) nếu KH yêu cầu và hồ sơ KH đủ tiêu chuẩn. Trong trường hợp KH không cịn khả năng thanh tốn gốc và lãi khi đến hạn, Chi nhánh cũng tiến hành thanh lý hợp đồng với KH cùng các giấy tờ có liên quan, cùng với đó là tiến hành các biện pháp có thể thu hồi nợ. Trong giai đoạn này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định như sau:
+ Thanh lý tín dụng mặc nhiên: Khơng trả đủ giấy tờ liên quan cho KH, phê duyệt tái cấp tín dụng cho KH mà chủ quan khơng thẩm định lại hồ sơ KH dẫn đến cho KH vay với những điều khoản không phù hợp...
+ Thanh lý bắt buộc: việc bán tài sản phát mĩa không dược quản lý chặt chễ tạo cơ hội cho nhân viên thu được các khoản hối lộ hoặc chênh lệch.
2.3.2.2. Đo lường và đánh giá rủi ro
Đối với những rủi ro trong quy trình cấp tín dụng, Chi nhánh Lý Nam Đế đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng dựa vào các phương pháp sau:
Căn cứ vào TSBĐ của KH: KH có tỷ lệ giá trị TSBĐ trên giá trị khoản tín dụng càng cao thì rủi ro càng thấp. Đối với những khách hàng có cùng hạng XHTDNB, KH có tỷ lệ giá trị TSBĐ trên giá trị khoản tín dụng càng cao thì rủi ro càng thấp.
Phương pháp chấm điểm tín dụng: Dựa theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là tập hợp các Phương pháp, quy trình kiểm sốt, thu thập dữ liệu và hệ thống CNTT hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, rồi căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng nào vào hạng rủi ro phù hợp.
Các thông tin khách hàng được thẩm định bao gồm thơng tin tài chính và phi tài chính. Trong đó điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính*Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu tài chính*Trọng số phần phi tài chính.
Đo lường rủi ro tín dụng theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN: “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” về phân loại nợ: Nghiệp vụ phân loại nợ được triển khai theo hai góc độ định tính và định lượng. Cả hai hình thức phân loại này đều tuân thủ nguyên
41
tắc tất cả dư nợ khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ, tiêu chí định tính dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ của MB.
Số lần điều chỉnh/Cơ cấu thời hạn trả nợ Nợ nhóm 2: Hạng BBB,BB Nợ khoanh/chờ xử ký/giảm miễn lãi Nọ nhóm 3: Hạng B, CCC Suy giảm khả năng trả nợ Nợ nhóm 4: Hạng C
Nợ nhóm 5: Hạng D Ngồi ra, cịn có một số tiêu chí
định xem rủi ro có tính chất chủ động hay khách quan. Rủi ro có tính chất chủ động là do KH cố tình làm trái các cam kết với chi nhánh hoặc có dấu hiệu lừa đảo, vi phạm pháp luật. Rủi ro có tính chất khách quan là do KH khó khăn tạm thời (tình hình kinh doanh của KH tạm thời có những bất lợi, tuy nhiên KH sớm có thể khơi phục lại và hoạt động bình thường), khó khăn dài hạn (tình hình kinh doanh của KH có những biến động bất lợi, gây ảnh hưởng lâu dài đến kết quả kinh doanh và khả năng thực hiện nghĩa vụ với Chi nhánh), khó khăn nghiêm trọng (tình hình kinh doanh của KH chịu những tác động nghiêm trọng, hoạt động của KH bị tê liệt).
Đối với việc đo lường rủi ro danh mục tín dụng (AML) Chi nhánh sử dụng AML của danh mục - được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định nếu loại trừ những trưởng hợp xấu nhất hiếm khi xảy ra. Đây là phương pháp đánh giá rủi ro theo hai tiêu chuẩn: Giá trị danh mục cho vay và khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng của chi nhánh. Các thơng số để đo lường AML tín dụng được quy định cụ thể tại Quy chế quản lý rủi ro tín dụng của MB.
2.3.2.3. Quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro
Các khách hàng khác nhau, các sản phẩm tín dụng khác nhau và ngành nghề khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau dẫn tới việc đánh gia rủi ro liên quan đến mỗi KH cũng rất phức tạp và khó có thể nói là chính xác hồn toan. Do đó, việc lựa chọn các Khách hàng mục tiêu và ngành nghề mục tiêu là rất quan trọng đối với chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Lý Nam Đế. Chi nhánh kiểm soát và quản lý rủi
ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro mà Chi nhánh có thể chấp nhận được đối với khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực, địa lý, ngành nghề. MB đã thiết lập quy trình sốt xét chất lượng tin dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, định lượng được áp dụng tại các Chi nhánh. Hạn mức tín dụng đối với mỗi khách hàng được thiết lập thông qua việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó mỗi khách hàng được xếp loại được mở một mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro này có thể được sửa đổi, cập nhật thường xuyên qua công tác kiểm tra theo dõi khách hàng qua từng thời kì. Ngồi ra, rủi ro tín dụng có thể được giảm thiểu thơng qua yêu cầu tăng thêm tài sản bảo đảm, yêu cầu tăng vốn đầu tư chủ sở hữu, loại tài sản phải phù hợp với mức độ tin cậy về khả năng trả nợ của Khách hàng.
Chi nhánh Lý Nam Đế luôn mong muốn duy trì một danh mục tín dụng KHDN đa dạng nhiều ngành nghề để giảm bớt rủi ro tín dụng khi có những thay đổi bất thường xảy ra.
Tại chi nhánh Lý Nam Đế chỉ tiến hành các hình thức cấp tín dụng có rủi ro cao khi đã sẵn sang tiếp nhận các rủi ro và có đủ kỹ năng, hệ thống và nhân sự được cung cấp, quản lý và giám sát những khoản tín dụng này.
Ket luận: Việc đánh giá rủi ro tại chi nhánh chưa được thực hiện độc lập do
khơng có bộ phận quản trị rủi ro tách biệt, việc đánh giá rủi ro chủ yếu được thực hiện trong q trình cấp tín dụng bởi các cán bộ tín dụng liên quan đến giai đoạn đó của quy trình. Nhìn chung các cán bộ nhân viên tại Chi nhánh cũng đã có ý thức tn thủ quy trình đánh giá rủi ro tại Chi nhánh do Hội sở MB đặt ra tại các Chi nhánh.