6. Cấu trúc của Khóa luận
2.2.2. Cơ cấu, sơ đồ bộ máy tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
2.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh Lý Nam Đế
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Lý Nam Đế
2.2.2.2. Nhiệm vụ các phịng ban
Tính đến nửa đầu năm 2016, Chi nhánh Lý Nam Đế có các phịng ban với nhiều chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban là khác nhau. Bộ máy quản lý của Chi nhánh được tổ chức theo mơ hình trực tuyến - chức năng. Chi nhánh Lý Nam Đế có các phịng ban cùng với các chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:
Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với mọi hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương và Ngân hàng Nhà Nước. Có quyền ra quyết định trong phạm vi tuân theo quy định của ngân hàng và chịu trách nhiệm
trực tiếp đối với ngân hàng, cơ quan pháp luật Nhà nước. Quản lý trực tiếp các bộ phận sau: Phòng vận hành, phòng kinh doanh, phịng kho quỹ, phịng dịch vụ khách hàng.
Phó Giám đốc: Chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền ra quyết định trong phạm vi theo quy định của ngân hàng.
Phịng vận hành: có nhiệm vụ tiến hành các cơng việc hậu cần phục vụ hoạt động vận hành của chi nhánh, có nhiệm vụ quản lý nhân sự, thi đua và lao động, tiền lương nhân viên.
Phòng KD: Tiếp xúc với KH trong các quan hệ giao dịch. Phòng KD bao gồm 2 phòng: Phòng KHDN và Phòng KHCN.
Phòng kho quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng các quỹ dự trữ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của chi nhánh và tuân thủ các quy định chung.
Phòng dịch vụ khách hàng: thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giao dịch với KH; kiểm tra các hoạt động kinh doanh và tài chính của chi nhánh, giúp Giám đốc dịch vụ khách hàng trong công tác tổ chức hạch tốn cơng tác kế tốn, hạch toán kinh doanh đạt kết quả cao.
2.3. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Lý Nam Đế.
2.3.1. Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm soát là nhân tố nền tảng cho một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả. Tại Chi nhánh Lý Nam Đế mơi trường kiểm sốt thể hiện ở những nhân tố sau:
2.3.1.1. Truyền đạt thơng tin và u cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức: BGĐ, các lãnh đạo phịng ban tại Chi nhánh ln đề cao và yêu cầu các nhân
viên thực hiện các giá trị đạo đức thuần túy và quy tắc đạo đức nghề nghiệp được xây dựng trên nguyên lý đạo đức cơ bản và “ 5 giá trị cốt lõi làm nền tảng để MB xây dựng thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều kiện cần để MB đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai” là: Đoàn kết - Kỷ luật - Tận tâm - Thực thi - Tin cậy - Hiệu quả.
2.3.1.2. Các chính sách và thơng lệ về nhân sự:
Với phương chân coi đội ngũ lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng cũng như của Chi nhánh. MB tạo điều kiện tối ưu để mỗi cán bộ nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân. Để với mỗi cán bộ nhân viên luôn cảm thấy MB sẽ là ngôi nhà thứ hai mang tới từng thành viên một cuộc sống sung túc cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây là một trong những sứ mệnh được MB đặt ra và tại Chi nhánh Lý Nam Đế được thực hiện nghiêm túc. Điều này thể hiện trong chính sách nhân sự của MB cũng như của Chi nhánh Lý Nam Đế.
• Chính sách nhân sự:
+ Tiêu chí sử dụng để đánh giá hiệu quả làm việc: MB là Ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng các tính chỉ tiêu KPI để đánh giá hiệu quả các cơng việc.
+ Chính sách lương, thưởng cạnh tranh, cùng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, luôn minh bạch và cơng bằng nhất.
+ Các gói phúc lợi và ưu đãi phi tài chính hiệu quả đảm bảo cho cán bộ nhân viên (CBNV) sức khỏe, hạnh phúc và một tương lai tài chính ổn định lâu dài.
• Chính sách đãi ngộ tài chính(dành cho nhân viên chính thức):
+ Lương: Lương được tính trên thang điểm KPI mà cán bộ nhân viên đạt được trong tháng.
+ Phụ cấp: Phụ cấp trang điểm (dành cho CBNV nữ), phụ cấp ăn trưa, phụ cấp xăng xe/đi lại, phụ cấp điện thoại, phụ cấp độc hại.
+ Chế độ phúc lợi: Tặng quà hoặc tiền cho CBNV nhân ngày lễ, Tết (VD: Ngày Quốc tế lao động, Quốc tế phụ nữ, ngày Quốc Khánh, tết Nguyên Đán, Ngày thành lập Ngân Hàng, ngày sinh nhật CBNV, Tết trung thu dành cho con của CBNV...)
+ Thưởng vượt chi tiêu: Khi CBNV đạt điểm KPI cao, thì ngồi việc được trả lương trần KPI thì Chi nhánh cịn có các mức thưởng linh hoạt dành cho CBNV.
+ Thưởng hiệu quả năm: Trả thưởng hàng năng cho CBNV theo kết quả kinh doanh của Chi nhánh và đánh giá hiệu quả làm việc của CBNV.
• Chính sách đãi ngộ phi tài chính (dành cho CBNV chính thức):
+ Chương trình chăm sóc sức khỏe định kì
+ Chương trình nghỉ mát, đi chùa đầu năm được tổ chức hàng năm
+ Chế độ nghỉ phép: 12 ngày, 14 ngày, 16 ngày, 18 ngày tủy từng cấp CBNV.
Ngoài ra các tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên, các nhóm hoạt động tình nguyện được tổ chức và hoạt động thường xuyên. Các chương trình sinh hoạt đồn thể được tổ chức và hoạt động ngồi giờ làm việc góp phần tạo nên khơng khí vui tươi, thân thiện và chia sẻ cho CBNV Chi nhánh.
Các chương trình hoạt động cộng đồng mang tính nhân đạo xã hội cũng thường xuyên được tổ chức và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của CBNV. VD: Gần nhất là chương trình “Hiến máu tình nguyện - Giọt hồng yêu thương” dựa trên sự hợp tác của UBND - Đoàn thanh niên Phường Trúc Bạch tổ chức đã thu hút hơn 100 đơn vị máu, trong đó Chi nhánh Lý Nam Đế có đến 25 đơn vị máu, chiếm tỷ lệ 25%.
2.3.1.3. Sự tham gia của Ban quản trị:
Tại Chi nhánh, Giám đốc là người đứng đầu và lãnh đạo các phịng ban, đóng vai trị là Ban quản trị tại Chi nhánh. Giám đốc là người đứng đầu trong bộ máy quản trị của Chi nhánh. Các cấp lãnh đạo tại các phòng ban với vai trò vừa là người kiểm soát, đánh giá năng lực đồng thời vừa là người hướng dẫn, chỉ bảo cho các thành viên trong bộ phận của mình khi có những khúc mắc, tình huống khó khan trong cơng việc. Các cuộc họp phịng ban thường xuyên diễn ra để ban lãnh đạo phổ biến những mặt tích cực, tiêu cực cũng như những mục tiêu để phấn đấu trong hoạt động tại phịng ban. Ngồi ra, những cuộc trao đổi cá nhân giữa ban lãnh đạo phòng với các nhân viên cũng diễn ra hết sức thường xuyên.
2.3.1.4. Cam kết về năng lực:
Các cán bộ nhân viên tại Chi nhánh được tuyển dụng thơng qua quy trình tuyển dụng của Hội sở MB và được điều chuyển từ Hội sở về. Đa số đội ngũ cán bộ nhân viên tại Chi nhánh còn khá trẻ nhưng đây là những con người đầy nhiệt huyết với công việc, và tất cả đều phái trải qua một quy trình tuyển dụng cơng khai, minh bạch và khắc nghiệt để có thể trở thành một thành viên của Chi nhánh Lý Nam Đế
nói riêng mà MB nói chung. Ngồi những cán bộ trẻ tuổi nhiệt huyết, thì Chi nhánh Lý Nam Đế cũng có những cán bộ lão làng dày dặn kinh nghiệm, đã gắn bó với Chi nhánh từ những ngày đầu thành lập đến bây giờ đã hơn 20 năm. Ngoài ra, MB cũng tổ chức các lớp cán bộ nguồn, để đào tạo những nhân viên có năng lực quản lý thực sự để đảm bảo cho sự phát triển hơn của MB có những người kế cận đủ năng lực. Nhìn chung lại, năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên tại Chi nhánh Lý Nam Đế đáp ứng tốt yêu cầu mà Chi nhánh đề ra.
2.3.1.5. Triết lý và phong cách điều hành của Ban giám đốc:
Thứ nhất, quan điểm về vai trò của hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp là hoạt động kinh do0anh chủ yếu mang lại lợi nhuận, bên cạnh đó cịn là nền tảng giúp phát triển các hoạt động khác của Chi nhánh. Trong giai đoạn hiện tại, tồn bộ hệ thống MB trong đó có Chi nhánh Lý Nam Đế định hướng tang thu nhập từ các hoạt động thu phí dịch vụ, tuy nhiên quan điểm của các nhà quản trị cấp cao về tầm quan trọng của hoạt động tín dụng khơng thay đổi. Điều này thể hiện ở việc thường xuyên ban hành các văn bản, quy chế nội bộ lien quan đến nghiệp vụ tín dụng, các biện pháp tái cấu trúc, chính sách nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Thứ hai, quan điểm về phát triển tín dụng ở MB cũng như ở Chi nhánh Lý Nam Đế, phát triển tín dụng phải đi kèm cùng với sự an tồn, lành mạnh. Điều đó thể hiện ở chủ trương cẩn trọng trong các quyết định cho vay, hay chính sách ưu tiên của Chi nhánh đối với Khách hàng là các đơn vị Quân đội, Bộ công an, Các Cục, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh.. .là các đơn vị uy tín, có nguồn vốn Ngân sách nhà nước,
là những Khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, và chỉ tiêu KPI của Hội sở giao phó, Chi nhánh Lý Nam Đế cũng luôn cố gắng tạo sự thuận lợi cho KH để mở rộng danh mục Khách hàng. Nhìn chung, an tồn và phát triển tín dụng là hai mục tiêu luôn song hành tại Chi nhánh.
Thứ ba, về phong cách điều hành: trong ban lãnh đạo của Chi nhánh ln có những cán bộ ‘Lão làng” trong nghề nên khi quản lý, điều hành hoạt động phòng ban hết sức chuyên nghiệp và linh hoạt, khiến cho cán bộ nhân viên luôn chấp hành và thực thi tốt.
2.3.1.6. Cơ cấu tổ chức:
Như đã trình bày ở trên, cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh khá đơn giản với khoảng hơn ba mươi nhân viên. Cơ cấu tổ chức của phòng KHDN gồm mười người, trong đó có 2 cán bộ quản lý là Trưởng phịng và Phó phịng, 8 CV QHKHDN. Cơ cấu tổ chức đơn giản có khá nhiêu điểm thuận lợi cho cơng việc kiểm soát nội bộ. Các cán bộ lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá ý thức, trình độ làm việc, cũng như kiểm soát chặt chẽ hành động của từng thành viên mà mình quản lý, dễ dàng trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số bất cập có thể xảy ra như có ít nhân viên nên sự gần gũi thân thiết giữa họ sẽ nhiều hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến quyết định, đánh giá của mỗi cá nhân trong công việc. Chưa kể đến việc khả năng xảy ra tình trạng thơng đồng với nhau giữa các nhân viên để thực hiện các hành vi gian lận chuộc lợi cho bản thân hoặc che dấu lỗi lầm cho nhau.
2.3.1.7. Phân công quyền hạn và trách nhiệm:
Mỗi một cán bộ nhân viên tại chi nhánh đều được phân công quyền hạn và trách nhiệm cụ thể. Các cơng việc có sự tách biệt khơng chồng chéo lên nhau, phù hợp với năng lực, trình độ của từng nhân viên. Việc phân công trách nhiệm và quyền hạn tuân thủ đúng nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc “4 mắt”.
Tuy nhiên do đội ngũ cán bộ nhân viên cịn khá mỏng do đó khơng thể tránh khỏi trường hợp một nhân viên này phải làm nhiệm vụ cho một nhân viên khác khi họ vắng mặt. Dan tới tình trạng quả tải cơng việc khi có sự vắng mặt của một số người ở một vị trí nào đó. Ngồi ra các thủ tục ủy quyền được thực hiện đúng quy định và nghiêm ngặt đảm bảo khơng một nhân viên nào có thể vượt q quyền hạn của mình khi khơng được phép.
Kết luận, Mơi trường kiểm sốt tại Chi nhánh Lý Nam Đế phù hợp với một đội ngũ nhân viên trẻ, giàu nhiệt huyết. tuy nhiên trong phong cách điều hành của các lãnh đạo có sự khơng thống nhất dẫn đến việc hiệu quả hoạt động của các phòng ban là khác nhau. Bên cạnh đó, tinh thần làm việc của nhân viên khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành chỉ tiêu KPI được giao.
2.3.2. Quy trình đánh giá rủi ro
2.3.2.1. Xác định rủi ro kinh doanh có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị.
Theo quy định về Quản lý rủi ro tại MB, việc xác định và đánh giá rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và đặc biệt là các rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến những mục tiêu chiến lược tín dụng của Chi nhánh. Việc kiểm so át rủi ro tín dụng linh động để có thể cho phép phát hiện và xác định rõ những rủi ro mới và những rủi ro trước đây chưa được phát hiện; những rủi ro có thể kiểm sốt được và những rủi ro khơng thể kiểm sốt được; đồng thời tìm các biện pháp để giảm thiểu tác dộng của những rủi ro khơng kiểm sốt được. Các rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động và sản phẩm tín dụng mà Chi nhánh xác định có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng hoặc rủi ro từ mức độ tập trung của các khoản mục.
- Đối với rủi ro trong quá trình cấp tín dụng:
Sơ đồ 2.3: Quy trình cấp tín dụng Khách hàng doanh nghiệp
Tại mỗi gia đoạn của quy trình, Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như các nhân viên đều phải nắm rõ và xác định được các rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể như sau:
• Giai đoạn Thẩm định và phê duyệt tín dụng:
Trong gia đoạn này, cán bộ tín dụng và cụ thể là CV QHKHDN sẽ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ khoản vay. Sau đó, sẽ chuyển hồ sơ vay vốn của KH qua phịng Vận hành để sốt xét và thẩm định lại. Cuối cùng, hồ sơ vay vốn của KH được trình
lên Giám đốc Chi nhánh để phê duyệt. Các rủi ro thường lên quan đến tính có thật của khoản vay cũng như khả năng tài chính của KH. Các rủi ro có thể xảy ra là:
+ Hồ sơ vay khống: Khoản vay khống là các khoản vay tới các KH khơng có thật, sử dụng tên và địa chỉ giả mạo, hoặc sử dụng các báo cáo sai, hoặc sử dụng tên tuổi địa chỉ có thật nhưng thực tế khơng vay tiền. Các khoản vay này thường do các nhân viên ngân hàng tạo ra nhằm mục đích chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Ngồi ra, một số loại rủi ro liên quan đến hồ sơ vay khống nữa có thể xảy ra đó là cán bộ tín dụng vay ké khoản vay của KH. Các dấu hiệu nhận biết khoản vay khống: hồ sơ cho vay sơ sài, thơng tin tài chính khơng đầy đủ, các giấy tờ photo với các ghi chép rời rạc...
+ KH vay vốn giả mạo thông tin trên hồ sơ vay vốn: Rủi ro này xảy ra do đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu tìm hiểu thực tế tại cơ sở của Khách hàng vay vốn. Các thơng tin sai lệch thường là về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng trả nợ của KH. Một số dấu hiệu nhận biết: hồ sơ vay vốn có những thơng tin phơ trương KH mà không được chứng minh cụ thể, hồ sơ khơng có các thơng tin thực địa của KH, các thông tin khác về Khách hàng không nhất quản, không đầy đủ.
+ Nhân viên ngân hàng nhận hối lộ từ KH: Người vay vốn có thể hối lộ cho cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý để được vay vốn nhiều hơn hoặc sẽ được vay với