Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Lý Nam Đế - Khoá luận tốt nghiệp 232 (Trang 70 - 75)

6. Cấu trúc của Khóa luận

2.4 Đánh giá về Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong Ngân

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại

2.4.2.1. Mơi trường kiểm sốt

Trong một số trường hợp, ban lãnh đạo Chi nhánh đã không tuân thủ các quy tắc trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Một số lãnh đạo các phịng ban đơi khi đánh giá năng lực của cán bộ phịng bban dựa trên cảm tính nhiều hơn. Phong cách điều hành của các lãnh đạp phịng có sự khác nhau dẫn tới mơi trường kiểm sốt khơng đồng nhất giữa các phòng ban.

Nguồn nhân lực cịn hạn chế, tình trạng q tải cơng việc của các cán bộ tín dụng diễn ra thường xun. Ngồi ra các cán bộ này thường cịn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý các nghiệp vụ nên dễ dẫn đến những phán đốn sai lầm trong những tình huống bất thường.

Cơ chế “quen thân” vẫn cịn tổn tại. Các cán bộ có quan hệ thân thiết với nhau nên dễ dẫn đến hiện tượng thơng đồng nội bộ giữa các cá nhân này.

Khơng có bộ phận kiểm sốt nội bộ cũng như kiểm toán nội bộ riêng tại Chi nhánh làm cho các nhân viên vẫn chưa có ý thức tuân thủ tuyệt đối các quy định khi vắng mặt ban lãnh đạo tại chi nhánh.

MB là một ngân hàng thương mại cổ phần trong top đầu tiên tuy nhiên vẫn chưa cạnh tranh được với top 4 ngân hàng lớn của Việt Nam, xùng với đó là áp lực chỉ tiêu khá lớn, nên các nhân viên tại đây có tư tưởng “lấy kinh nghiệm” là chính rồi “nhảy việc” dẫn đến việc tuyển dụng được tiến hành liên tục. Do đó, việc thay đổi nhân viên phổ biến về mơi trường kiểm sốt.

Chính sách lương, thưởng tuy có cạnh tranh nhưng chỉ trong phạm vi các ngân hàng tầm trung, so với các ngân hàng lớn thì vẫn chưa đủ sức hút đối đối cới các cán bộ nhân viên có năng lực làm việc xuất sắc, khơng níu giữ được các nhân viên ở lại làm việc lâu dài và ổn định. Ngoài ra, việc áp dụng lương kinh doanh (áp

chỉ tiêu KPI cho từng tháng, cả năm) cho các CV QHKHDN vừa là yếu tố tích cực để thúc đẩy họ trong công việc, đồng thời cũng là u tố dẫn đến việc vì lợi ích trước mắt hoặc để đạt đủ chỉ tiêu mà họ có thể bỏ qua các quy định của Chi nhánh hoặc thực hiện các hành vi gian lận.

2.4.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro.

Chi nhánh chưa có một bộ phận đánh giá rủi ro tách biệt, việc đánh giá rủi ro chủ yếu thực hiện bởi các can bộ tín dụng là chính. Ngồi ra, khối lượng cơng việc trong bộ phận tín dụng là khá lớn và địi hỏi về tiến độ xử lý nhưng chưa có các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và hạn chế rủi ro.

Các cán bộ tín dụng khi thẩm định tín dụng khách hàng chưa hoặc rất út tận dụng. kết hợp sử dụng thêm nhiều nguồn thông tin khác như website của các trang báo chí, trang mạng thơng tin chính thống để có được những thơng tin mang tính định hướng tương lai. Các yếu tố về tình hình kinh doanh ít được cán bộ tín dụng cập nhật hoặc chỉ phát hiện ra khoản nợ có vấn đề khi KH đã có những dấu hiệu quá hạn rõ ràng. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ nhân viên tín dung chủ yếu là các cứ nhân kinh tế nên sự hiểu biết về các ngành nghề kinh doanh khác có thể bị hạn hẹp dẫn đến quyết định sai lầm.

Chưa đánh giá hết các rủi ro tín dụng của các khoản vay do hạn chế trong cơ sở dữ liệu đầu vào (Độ tin cậy về thơng tin tài chính thấp, các chỉ tiêu phi tài chính chưa cụ thể). Cũng như chưa xây dựng được phương pháp phân tích và định lượng đầy đủ các loại rủi ro để có biện pháp thích hợp. Hệ thống đánh giá tín dụng của Chi nhánh cịn mang cảm tính , chủ quan do dựa phần nhiều vào tài sản thế chấp và sự trình bày của CV QHKHDN về KH, thiếu sự kiểm tra thẩm định lại thơng tin.

Xếp hạng tín dụng nội bộ KH vẫn cịn nhiều sự hạn chế: Sử dụng hệ thống XHTD xong chưa chuẩn mực rõ ràng đối với hệ thống ; các đánh giá mang tính chất định tính đối với chất lượng KH, chất lượng khoản vay đều có một khoản cách lớn giữa lý luận và thực tiễn.

Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của Nhà nước thường xun thay đổi và khơng có tính dự báo gây nhiều rủi ro, khó khăn cho cơng tác kiểm sốt tại Chi nhánh.

Chiến lược kinh doanh của Chi nhánh được đưa ra chỉ dụa trên mục tiêu mà MB đặt ra cho Chi nhánh mà chưa dựa vào việc xem xét phân tích mức độ rủi ro và khả năng quản trị tương xứng...

Chi nhánh chủ yếu quan tâm tới các rủi ro liên quan trong q trình thực hiện tín dụng mà chưa quan tâm tới các rủi ro liên quan mức độ tập trung của danh mục tín sụng, hay rủi ro có thể xảy đến bởi các yếu tố bên ngồi như sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

2.4.2.3. Các hoạt động kiểm sốt

Trong quy trình cấp tín dụng thiếu vắng một số hoạt động kiểm soát cần thiết như:

+ Tại giai đoạn thu hồ sơ: Chưa có quy định bắt buộc phải gặp trực tiếp KH để thu thập hồ sơ. Hồ sơ, chứng từ có thể được chuyển qua cho CV QHKGDN bằng việc scan trước gửi qua mail. Điều này dẫn đến khả năng hồ sơ bị lập khống hoặc có sửa chữa một cách khéo léo khó phát hiện ra.

+ Khi ký kết hợp đồng chỉ có CV QHKHDN làm việc với KH và không quy định địa điểm ký kết cụ thể bắt buộc, điều nà có thể dẫn đến khả năng cán bộ tín dụng làm giả chữ ký KH.

+ Khi chuyển giao hồ sơ giữa các phòng ban chưa quy định rõ ràng về việc lập biên bản bàn giao hồ sơ.

+ Khi giải ngân, chưa có quy định cụ thể về danh mục các thông tin cần kiểm tra.

Do bị đặt chỉ tiêu kinh doanh nên khi thực hiện thẩm định tín dụng KH, CV QHKHDN có thể bỏ qua một số quy định như:

+ Để giải quyết nhanh cho KH, cán bộ tín dụng có thể cho KH nợ chứng từ, chấp nhận chứng từ sao chụp, scan hồ sơ bản gốc sau.

+ Việc thẩm định phương án vay vốn ít được các cán bộ tín dụng lưu tâm. + CV QHKHDN là người hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ, đề nghị tín dụng lại chính là cán bộ thẩm định tín dụng dẫn đến khả năng cấu kết giữa CV QHKHDN và KH là dễ xảy ra. CV QHKHDN có thể hướng dẫn KH cung cấp thơng tin sao cho phù hợp với các quy định của cấp tín dụng tại Chi nhánh.

Một số quy định được thực hiện không nghiêm ngặt:

+ Việc quản lý hồ sơ và các giấy tờ liên quan lỏng lẻo, dễ xảy ra trường hợp bị đánh tráo.

+ Việc thẩm định lại của ban lãnh đạo nhiều khi chỉ là hình thức, các lãnh đạo tin tưởng nhân viên nên khơng kiểm sốt kỹ nội dung của tờ trình thẩm định., chỉ kiểm tra sơ bộ những thông tin cơ bản được cán bộ thẩm định đề xuất mà không kiểm tra cụ thể, hoặc nếu kiểm tra thì chỉ kiểm tra trên hồ sơ dữ liệu, khiến việc tái thẩm định chưa hiệu quả.

+ Nhiều khi để thuận lợi cho cả hai bên, sau khi thống nhất các nội dung trên hợp đồng tín dung, Việc tiến hành ký kết khơng được tuân thủ theo quyddinhj mà chỉ đảm bảo có đầy đủ chữ ký của cả hai gây ra rủi ro chữ ký hoặc cán bộ làm giả chữ ký, con dấu của cấp có thẩm quyền.

Trong các hoạt động kiểm soát, vẫn tồn tại một số điểm không hợp lý:

+ Quy định về thời gian giám sát tín dụng định kỳ 6 tháng là quá dài. Trong 6 tháng có thể có nhiều biến động nếu các cán bộ tín dụng khơng chủ động theo dõi thường xuyên.

+ Quy định về việc định giá lại TSBĐ hàng năm là khơng hợp lý, do trong năm có thể sẽ có rất nhiều biến động đối với các TSBĐ và là loại TS nhạy cảm có giá trị biến đổi liên tục trên thị trường như BĐS.

+ Chi nhánh có các quy định có thể cho KH nợ chứng từ để hồn thiện hồ sơ giải ngân (15 ngày) mà khơng có biện pháp dự phòng. Điều này dễ dẫn đến rủi ro KH khơng nộp lại chứng từ hoặc q trình giao dịch, mua bán tài sản của KH có vấn đề.

+ Chi nhánh khơng có bộ phận định giá độc lập, việc định giá TSBĐ chủ yếu dựa trên danh mục tài sản mà MB quy định thiếu sự thẩm định thực tế. Hoặc việc thẩm định thực tế chỉ mang tính hình thức.

+ Tại Chi nhánh việc giải ngân bằng chuyển khaorn không yêu cầu bắt buộc phải có mặt của KH hay người được ủy quyền có, Các giấy tờ sẽ được chuyển cho KH thông qua CV QHKHDN hoặc KH đến trực tiếp chi nhánh để lấy.

Ngồi ra, hoạt động kiểm sốt của Chi nhánh chú trọng đến việc kiểm soát

xử lý và kiểm soát bảo vệ tài sản mà chưa chú ý đến kiểm soát tổng quát. Hơn thế nữa, ở giai đoạn giám sát, khối lượng thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát đối với KH, chủ quan đối với những món vay có TSBĐ tốt mà khơng cần tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ khoản vay.

Một điểm nữa là tại Chi nhánh chưa có bộ phận xử lý nợ riêng, phịng xử lý nợ có vấn đề thuộc Hội sở và cơng ty MB AMC. Điều này gây khó khăn cho việc xử lý những khoản nợ có vấn đề/

2.4.2.4. Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin

Hệ thống công nghệ thơng tin được cập nhật thường xun dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ nhân viên có thể khơng nắm bắt được cách thức hoạt động.

Việc truyền thông tin chủ yếu là một chiều từ cáp trên xuống cấp dưới. Sự phản hồi từ cấp dưới lên cấp trên còn hạn chế. Các nhân viên chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến sáng tạo, cải tiến hay trình bày những vấn đề sai phạm.

Các thơng tin về nghiệp vụ tín dụng và các thơng tin có liên quan thu thập chưa được sắp xếp, phân loại để chuyển đến các bộ phận có liên quan, do đó chất lượng thơng tin chưa được đảm bảo chi tiết, đầy đủ để các nhà lãnh đạo có thể thực hiện được việc kiểm soát nội bộ và đưa ra các quyết định kịp thời.

Việc trao đổi thông tin trực tiếp đôi khi quá dễ dàng dẫn đến các nhân viên khơng đề cao các hình thức trao đổi khác bằng văn bản, amil,,, trong một số trường hợp cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và cần có bằng chứng để kiểm sốt trong q trình tín dụng.

2.4.2.5. Giám sát các kiểm sốt.

Chi nhánh khơng có bộ phận kiểm tốn độc lập mà việc giám sát các kiểm soát chủ yếu do các cấp lãnh đạo phòng thực hiện. Việc này gây ra việc đánh giá khơng chính xác các kiểm sốt do các lãnh đạo chủ quan, tin tưởng vào nhân viên dưới quyền mình.

Việc giám sát được thực hiện khơng thường xun, khơng có tính ổn định do Ban lãnh đạp Chi nhánh có thể phải đi cơng tác hoặc nghỉ phép.

Việc giám sát chéo giữa các cá nhân, thành viên chỉ là hình thức.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Lý Nam Đế - Khoá luận tốt nghiệp 232 (Trang 70 - 75)